Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1

docx 27 trang skquanly 02/06/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1
 1
 MỤC LỤC
 A. Đặt vấn đề 2
I. Lí do chọn đề tài. 2
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
1. Đối tượng nghiên cứu. 3
2. Phạm vi nghiên cứu. 3
3. Thời gian nghiên cứu. 3
III. Phương pháp nghiên cứu. 3
 B. Giải quyết vấn đề. 4
I. Cơ sở lí luận của việc rèn nề nếp cho học sinh lớp 1. 4
1. Cơ sở tâm lí học. 4
2. Cơ sở thực tiễn. 5
II. Thực trạng về rèn nề nếp trong trường tiểu học. 5
1. Đặc điểmchung của trường, lớp. 5
2. Những ưu điểm – hạn chế trong việc rèn nề nếp cho học sinh lớp 1. 6
III. Những biện pháp thực hiện để rèn nề nếp cho học sinh lớp 1. 8
Biện pháp 1: Nắm bắt, tìm hiểu về tình hình học sinh. 8
Biện pháp 2: Xây dựng nề nếp trên lớp. 9
Biện pháp 3: Tăng cường các hình thức thi đua, khen thưởng. 18
Biện pháp 4: Tăng cường thực hành trong các giờ Đạo đức, Hoạt động 19
tập thể và Kĩ năng sống.
Biện pháp 5: Nâng cao vai trò đội ngũ cán bộ lớp 20
Biện pháp 6: Phối hợp với giáo viên bộ môn và Tổng phụ trách Đội 21
Biện pháp 7: Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh. 23 
IV. Hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm. 24 
 C. Kết luận – Khuyến nghị. 25
 Tài liệu tham khảo. 27
 Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 3
 từ những ngày đầu đến trường. Từ đó có ý thức tự quản, tự tin, hoàn thành tốt 
 các hoạt động học cũng như các phong trào thi đua của ngành giáo dục, của 
 trường, của Đội.
 Đó cũng là lí do tôi chọn sáng kiến: “Một số biện pháp rèn nề nếp cho học 
 sinh lớp 1”.
 II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 1. Đối tượng
 Học sinh lớp 1 tôi đã chủ nhiệm Năm học 2020 – 2021 – Trường Tiểu học 
 Nam Trung Yên.
 2. Phạm vi nghiên cứu
 - Học sinh lớp 1A5 – Năm học 2020 – 2021 – Trường Tiểu học Nam Trung 
Yên.
 3. Thời gian nghiên cứu:
 Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2020 đến hết tháng 3 năm 2021
 III. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận đọc tài liệu có liên quan đến công tác chủ 
 nhiệm lớp, nghiên cứu các văn bản, điều lệ về công tác chủ nhiệm lớp, đọc và 
 tìm hiểu tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp thực nghiệm, khảo sát
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp
 - Phương pháp thống kê, đối chiếu
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm
 Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 5
thử thách đó thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã 
hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học.
 Học sinh lớp 1 là đối tượng học sinh bé nhất của cấp học đầu tiên, lớp học 
tạo nên nền móng tốt cho những năm học sau. Kinh nghiệm bản thân tôi cho 
thấy nếu giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác xây dựng và rèn luyện ý thức tự 
giác tích cực, tự giác thực hiện tốt các nề nếp tốt và có ý thức tự quản tốt thì sẽ 
có tác dụng rất lớn cho việc thực hiện các chỉ tiêu giáo dục, góp phần quan trọng 
vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
 Điều 39: Nhiệm vụ của học sinh Tiểu học:
 - Kính trọng thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường, đoàn kết, giúp đỡ 
bạn bè; phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường; thực hiện điều lệ, nội quy 
nhà trường; chấp hành các quy tắc trật tự, an toàn xã hội.
 - Chăm chỉ học tập, hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu 
cầu của thầy giáo, cô giáo, của nhà trường.
 - Chăm lo rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi 
trường.
 - Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên 
tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh; giữ gìn, bảo vệ tài sản 
của nhà trường; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động công ích và công tác xã hội 
phù hợp với lứa tuổi.
II: THỰC TRẠNG VỀ NỀ NẾP HỌC SINH LỚP 1 TRONG TRƯỜNG 
TIỂU HỌC
1. Đặc điểm chung của nhà trường, lớp
 Trường học nơi tôi công tác nằm địa bàn của Quận Cầu Giấy. Tuy tuổi đời 
còn trẻ nhưng trường đã có bề dày về thành tích, được sự tin yêu của các cấp 
lãnh đạo và đặc biệt là sự tín nhiệm của các bậc phụ huynh. Về phía nhà trường, 
ban giám hiệu luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, chú trọng công tác 
động viên thầy và trò. Trường có cơ sở vật chất hiện đại, thoáng mát, đội ngũ 
giáo viên có chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm, hết lòng yêu thương học 
sinh. Năm học 2020-2021, trường có 34 lớp trong đó có 7 lớp 1, mỗi lớp có hơn 
40 học sinh. Lớp 1 do tôi phụ trách có 54 em gồm 23 bạn nữ, 31 bạn nam, các 
bạn cùng lứa tuổi, đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con, tích cực trao 
đổi với giáo viên để cùng giáo dục học sinh.
 Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 7
 + Một số quy định khác: Một số học sinh còn đi học muộn, đi sát giờ; trang 
phục chưa phù hợp khi đến trường; các em chưa có ý thức xếp hàng khi về; chưa 
tự giác, nghiêm túc truy bài.
 * Kết quả theo dõi việc thực hiện các nề nếp của lớp tôi qua hai tuần học 
đầu tiên của lớp 1A5 năm học 2020 – 2021.
 Số HS thực Số học sinh chưa 
 Nề nếp
 hiện tốt nề nếp thực hiện tốt nề nếp
 Vệ sinh cá nhân 38 16
 Trang phục 39 17
 Tự phục 
 Giờ giấc 20 34
 vụ và
 Hoạt động giữa giờ 24 30
 tự quản
 Đồ dùng học tập 36 18
 Một số quy định khác 39 15
 Giao tiếp
 25 29
 ứng xử
 Học tập 28 26
 Nhìn vào bảng theo dõi trên tôi thấy nề nếp lớp tôi vẫn chưa tốt, số học 
sinh chưa có kĩ năng tự phục vụ và tự quản còn nhiều, số em chưa mạnh dạn 
trong giao tiếp còn đông, việc học tập còn lúng túng...
 Nguyên nhân của việc vi phạm trên là do các em ở nhà được bố mẹ chiều 
chuộng, quen có người giúp việc trong nhà nên việc rèn vệ sinh cá nhân, ý thức 
giữ vệ sinh chung cho các con là hơi khó. Thêm vào đó, các em vẫn quen với 
nếp sinh hoạt ở mẫu giáo nên chưa biết cách học, sự tập trung cũng như khả 
năng ghi nhớ, ý thức thực hiện nội quy nề nếp chưa cao, chưa ý thức được việc 
học, nhanh thích nhưng nhanh chán, thích chơi nhiều, không thích gò bó ngồi 
học.
 Dựa vào những số liệu trên và căn cứ theo các tiêu chí đánh giá của thông 
tư 27, tôi tạm thời chia lớp theo 3 nội dung giáo dục như sau: 
 Học tập Năng lực Phẩm chất
 HTT HT CHT T Đ CCG T Đ CCG
 25 24 5 35 13 6 38 12 4
 Đầu 
 năm 46,3% 44,4% 9,3% 64,8% 24,1% 1,1% 70,4% 22,2% 0,7%
 Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 9
 Có bệnh mãn tính gì không? ..............................................................................
 Sở trường của con là gì? 
 Con sợ nhất điều gì? 
 Họ tên bố:  Nghề nghiệp: 
 Nơi công tác:  Số điện thoại: 
 Họ tên mẹ:  Nghề nghiệp: 
 Nơi công tác:  Số điện thoại: 
 Thành tích nổi trội trong trường mầm non: 
 Những điều cần lưu ý:
 + Về thể chất: 
 + Về đặc điểm tính cách: ....
 Ngày tháng 8 năm 2020
 Nhờ có phiếu điều tra này mà tôi nắm bắt được những thông tin cần thiết về 
học sinh và hoàn cảnh gia đình phụ huynh để có hướng rèn nề nếp cụ thể. Ví dụ 
lớp tôi có hơn nửa số học sinh là con thứ nhất trong gia đình. Điều này khó khăn 
không nhỏ vì các em là đầu tiên nên bố mẹ còn trẻ, thường chiều chuộng con 
nên phải rèn nhiều về việc sắp xếp sách vở, đồ dùng... Cũng qua phiếu điều tra, 
tôi cũng biết được sở trường cũng như thành tích vượt trội của từng em để có 
hướng đầu tư học sinh mũi nhọn. 
* Biện pháp 2: Xây dựng nề nếp trên lớp
2.1. Nề nếp tự phục vụ:
 - Vệ sinh cá nhân: Xu hướng hiện nay, mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con nên 
phần lớn các con được chiều chuộng và việc vệ sinh cá nhân như: mặc quần áo, 
đánh răng, rửa mặt, chải tóc đều được bố mẹ hoặc người giúp việc làm cho 
các con. Khi đến trường không có người làm “hộ”, các con tỏ ra rất lúng túng. 
Chính vì vậy tôi hướng dẫn các con cặn kẽ từ những việc rất nhỏ nhưng quan 
trọng là phải để tự tay các con làm thì mới hình thành được thói quen. Chẳng 
hạn những buổi đầu trông bán trú, tôi chuẩn bị cho các con 1 chiếc gương và 2 
chiếc lược, dây buộc tóc treo ở một chỗ cố định. Sau khi các con ngủ dậy, tôi 
buộc tóc cho các con. Sau khoảng 2 tuần, tôi hướng dẫn 3 bạn nữ khéo tay, 
nhanh nhẹn quan sát tôi làm và tập buộc tóc cho các bạn khác. Ban đầu các con 
còn lúng túng, buộc chưa đẹp nhưng tôi vẫn động viên các em, dần dần các em 
quen, không chỉ buộc tóc cho mình mà còn làm giúp cho cả bạn khác.
 Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 11
2.2. Nề nếp tự quản:
 - Sắp xếp và sử dụng sách vở đồ dùng học tập:
 Quan sát trong quá trình học tập, tôi thấy học sinh còn lúng túng trong việc 
sử dụng sách vở, đồ dùng học tập của từng môn học, cách giơ tay, giơ bảng chưa 
 đi vào nề nếp. Thói quen sắp xếp đồ dùng ngăn nắp cũng là yếu tố giúp 
học sinh học tập nghiêm túc hơn. Chính vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học 
sinh cách lấy đồ dùng học tập, cách mở sách giáo khoa đọc bài, cách mở vở viết 
bài. một cách tỉ mỉ và có hệ thống. Vì học sinh chưa biết đọc nên những tuần 
đầu tiên tôi hướng dẫn HS soạn sách vở theo kênh hình trên thời khóa biểu, học 
sinh chỉ cần nhìn vào đó để lấy sách vở. Tôi quy định HS đến lớp phải sắp xếp 
sách vở, đồ dùng học tập ngay khi đến lớp và cất cặp vào giờ truy bài. Trong giờ 
học, tôi hướng dẫn các em cách lấy sách vở trong ngăn bàn nhanh không gây 
tiếng động, thực hiện được theo các ký hiệu của giáo viên yêu cầu, ví dụ: B: lấy 
bảng; STV: sách Tiếng Việt Em nào đã sắp xếp sách vở một cách khoa học 
thì lấy vở nhanh, tôi cho các em thi đua xem em nào, tổ nào làm nhanh (trong 
thời gian đầu) khi cô nói và viết tên môn học trên bảng là lúc các em lấy sách vở 
của môn đó ra. Giữa giáo viên và học sinh có sự kết hợp nhịp nhàng. Những 
buổi học đầu tiên tôi đều trực tiếp kiểm tra và thực hiện sát sao nề nếp này. Sau 
một thời gian, khi học sinh đã tạo thành thói quen trong nề nếp thì tôi phân công 
cho các em tự kiểm tra lẫn nhau để hình thành cho các em tính tự quản tốt.
 Học sinh sắp xếp lại sách vở, giá truyện.
 Ngoài các nề nếp sắp xếp sách vở thì nếp giữ gìn sách vở và đồ dùng học 
tập cũng là một nội dung quan trọng trong việc dạy dỗ các em. Trong giờ học 
vần khi gọi các em đọc bài sách giáo khoa tôi thường hướng dẫn các em cầm 
sách thật ngay ngắn, cầm làm sao để quyển sách không bị bẻ gáy, quăn mép; 
 Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 13
đi học muộn, nghỉ học. Nếu học sinh vi phạm nhiều lần mà không có sự thay đổi 
tôi sẽ gặp trực tiếp phụ huynh hoặc trao đổi qua điện thoại, sổ liên lạc để gia 
đình nhắc nhở, sắp xếp cho con mình có một kế hoạch giờ giấc hợp lí, khoa học. 
Bằng cách làm này tôi thấy, sau một thời gian lớp tôi giảm hẳn tình trạng học 
sinh đi học muộn.
 Trang phục của các con sẽ mặc theo quy định của nhà trường, đầu tóc gọn 
gàng, sạch sẽ khi đến lớp. Học sinh lớp 1 nhỏ rất thích được khen xinh vì vậy tôi 
thường khen mỗi khi các con mặc đúng trang phục, đầu tóc gọn gàng. Điều này 
sẽ khích lệ những học sinh khác noi gương bạn để mình được cô khen.
 Việc hướng dẫn các con xếp hàng, nắm được các hiệu lệnh trống như trống 
truy bài, trống ra chơi, trống đi ngủ, trống ngủ dậy, nhạc múa hát tập thể được 
tôi chú ý ngay từ những buổi đầu dạy học để tránh học sinh không biết hiệu lệnh 
ra vào lớp tự do, ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học. Do các con còn nhỏ, sự 
tập trung chú ý chưa cao, nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên các quy định của 
lớp, của cô giáo nên tôi thường xuyên nhắc nhở dần dần tạo thói quen cho các 
con.
 Các con ở trường cả ngày nên phòng học có thoáng mát, sạch sẽ thì mới 
phòng tránh được dịch bệnh. Vì vậy việc giữ vệ sinh lớp học cũng được tôi quan 
tâm. Hàng ngày, tôi nhắc nhở học sinh tự theo dõi xem bạn nào trong lớp vứt rác 
ra lớp thì yêu cầu nhặt ngay và nhắc nhở ngay trước lớp. Với học sinh lớp 1, học 
kì đầu tiên viết bằng bút chì nên các em có thói quen gọt bút ngay khi gãy. Điều 
này không chỉ mất tập trung trong khi học mà còn làm bẩn lớp. Vì vậy tôi quy 
định học sinh không mang gọt bút đến lớp. Tôi nhờ đại diện phụ huynh lớp mua 
cho các con 1 chiếc gọt bút lớn để ở một góc cố định, học sinh sẽ kiểm tra bút 
chì và gọt bút trước giờ học hoặc giờ ra chơi. 
 Học sinh trường tôi ăn bán trú tại trường nên xây dựng nếp ăn ngủ rất quan 
trọng. Trước khi đi ăn, tôi nhắc học sinh rửa tay trước khi ăn. Trong khi ăn 
không nói chuyện, trêu đùa nhau hay đổ thức ăn xuống đất. Các con ngồi ăn 
theo vị trí cô giáo sắp xếp. Giờ ngủ, học sinh để giầy dép ngay ngắn theo khu 
vực của lớp mình. Vị trí nằm của các con cũng được giáo viên sắp xếp ngay từ 
buổi đầu. Khi các con ngủ dậy, tôi cũng hướng dẫn các con vệ sinh cá nhân, 
cách chải tóc, buộc tóc sao cho nhanh và gọn gàng. Đặc biệt tôi cũng chú trọng 
giáo dục việc bảo vệ tài sản chung của nhà trường như giường chiếu, chăn, gối, 
khăn mặt Chỉ mất khoảng một tuần đầu là các con đi vào nề nếp.
 Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ne_nep_cho_hoc_si.docx