Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Lớp 2 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

docx 22 trang skquanly 29/03/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Lớp 2 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Lớp 2 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Lớp 2 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
 MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
Mục lục 1
I. Mở đầu 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Giới hạn của đề tài. 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
II. Nội dung 3
1. Cơ sở lý luận 3
2. Thực trạng 5
3. Nội dung và hình thức của giải pháp. 9
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 9
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 9
 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 17
 3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 18
III. Kết luận, kiến nghị 19
1. Kết luận 19
2. Kiến nghị 19
Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 20
Tài liệu tham khảo 22 Trang bị cho học sinh những kiến thức, thái độ, kỹ năng phù hợp và trên 
cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, 
loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống 
và hoạt động hằng ngày.
 Giúp học sinh làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước 
những tình huống khó khăn trong cuộc sống. 
 Rèn cho các em cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng 
đồng, có hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định hành vi đúng đắn.
 * Nhiệm vụ của đề tài:
 Tạo cơ hội cho giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp giảng dạy, 
phát huy khả năng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, phát hiện những 
năng khiếu, phẩm chất, năng lực của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo 
dục tiểu học. 
 Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình 
và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
 4. Giới hạn đề tài.
 Học sinh lớp 2D năm học 2016 – 2017 Trường Tiểu học Nguyễn Văn 
Trỗi – xã Quảng Điền - huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm học sinh.
 - Phương pháp thống kê toán học pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc 
học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện.
 Ở tiểu học, mỗi giáo viên được phân công chủ nhiệm một lớp, họ không 
những đảm nhận nhiều môn học mà còn phải làm công tác chủ nhiệm lớp. 
Không giống với những lớp học trên, ở lớp 2 các kỹ năng hoạt động còn hạn 
chế, ý thức tổ chức kỉ luật và ý thức tự giác của các em chưa cao. Để hoàn thành 
tốt công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải đầu tư rất nhiều 
thời gian và công sức. Nếu giáo viên làm tốt việc rèn luyện học sinh thực hiện 
đúng nội quy trường lớp thì sẽ có hiệu quả rất lớn cho việc thực hiện các chỉ 
tiêu giáo dục, góp phần nâng cao việc giáo dục toàn diện cho học sinh.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 Dưới đây là số liệu điều tra học sinh khi tôi nhận bàn giao lớp 1D năm học 
2014 – 2015.
 Tổng số học sinh: 22; nữ:12; khuyết tật: 1; dân tộc: 0; tôn giáo: 0; sống 
với ông bà: 2; sống với cô: 1; ở với bố: 2; sống xa gia đình để được đi học: 1.
 Kết quả bàn giao chất lượng năm học 2016 – 2017, tôi đặc biệt lưu ý đến 
số liệu sau:
 + Năng lực Tự phục vụ, tự quản: Hoàn thành: 20, chưa hoàn thành: 2
 + Năng lực Tự học và giải quyết vấn đề: Hoàn thành: 20, chưa hoàn 
thành: 2 sinh chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập là 36,4%. Từ đó có thể thấy rằng số 
lượng các em còn hạn chế trong việc vận dụng các kỹ năng sống còn rất lớn, 
điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập cũng như phát triển nhân cách của 
các em sau này. Do đó tôi nhận thấy rằng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 
là việc làm hết sức cấp bách.
 Trước tiên ta cùng đi tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến điều bất cập 
trên.
 + Về gia đình: Một số gia đình cha mẹ sống không gương mẫu, li hôn, 
mải mê làm ăn không quan tâm đến con cái, phó thác trách nhiệm dạy dỗ con 
em cho nhà trường giống như “trăm sự nhờ thầy”. Nhiều cha mẹ do nhận thức 
lệch lạc, chưa có tri thức về giáo dục con cái, sự quan tâm, nuông chiều thái quá 
trong việc nuôi dạy, sử dụng uy quyền của cha mẹ một cách cực đoan, tấm 
gương phản diện của cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có hoàn cảnh éo le 
hoặc hay sử dụng bạo lựccũng tác động không nhỏ đến việc hình thành nhân 
cách của học sinh. Ở lớp tôi đang chủ nhiệm, có nhiều đối tượng tôi cần phải 
đặc biệt quan tâm:
 Một em bố mẹ bỏ đi, buộc phải sống với cô và dượng, luôn đến trường 
trong tình trạng tay chân chằng chịt vết roi, thích gây sự, đánh nhau với bạn bè, 
chỉ hành động theo ý thích cá nhân mà không quan tâm đến mối trường xung 
quanh, không chịu viết bài, không làm bài tập mặc dù em rất thông minh.
 Một em khuyết tật về trí tuệ, em không kiểm soát được hành vi của mình, 
khả năng đưa ra quyết định kém, giải quyết vấn đề không hiệu quả và không thể 
tự mình chăm sóc bản thân.
 Một em bố mẹ đi làm xa, phải sống với ngoại, không thích hoạt động 
nhóm, hay làm việc riêng trong giờ học, ít tiếp xúc, nói chuyện với bạn bè.
 Một em phải sống trong một gia đình bố mẹ “ghép nối”. Em chưa có kỹ 
năng bảo vệ đồ dùng học tập, em rất thích xé vở. Tôi có hỏi em tại sao thích xé 
vở? Em trả lời tôi rất hồn nhiên: “Thưa cô, ba em cũng hay xé vở của em để lót 
nồi cơm” những kỹ năng cơ bản: sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, thảo luận, bảo vệ ý kiến, 
giải quyết các mâu thuẩn, hoạt động nhóm, làm việc hợp tác
 - Về phía Chuyên môn và Đội: thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, 
sinh hoạt rèn luyện kỹ năng sống cho giáo viên và học sinh.
 Chuyên đề an toàn giao thông đường bộ cho học sinh
 Những thuận lợi đó cũng góp phần không nhỏ vào việc hình thành những 
kỹ năng tốt cho học sinh, và để những kỹ năng đó hoàn thiện hơn,tôi đã đưa ra 
những giải pháp sau:
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
 3.1. Mục tiêu của giải pháp.
 - Giúp học sinh sống một cách an toàn, khoẻ mạnh có khả năng thích ứng 
với biến đổi của cuộc sống hàng ngày.
 - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi.
 - Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và 
hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc 
sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự 
nhiên và xã hội.
 3.2 Nội dung và cách thực hiện giải pháp.
 3.2.1 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống qua các phương pháp dạy 
học - Học sinh có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan 
tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến.Tích cực, chủ động hơn trong học tập, tự tin 
trước đám đông, phát huy được khả năng của mình.
 - Giáo viên giảm được áp lực quản lý lớp học vì học sinh hiểu và tự giác 
chấp hành kỷ luật. Từ đó giáo viên được học sinh tin tưởng, tôn trọng, xây dựng 
được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. Nâng cao hiệu quả quản lý lớp 
học, nâng cao chất lượng giáo dục. Được sự đồng tình của gia đình học sinh và 
xã hội.
 - Đối với nhà trường, gia đình, cộng đồng, xã hội thì nhà trường trở thành 
môi trường học thân thiện, an toàn, tạo được niềm tin đối với xã hội, đào tạo 
được những công dân tốt, giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực, 
góp phần tạo nên gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.
 3.2.2.3 Một số nhóm biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
 - Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử với bạn trong lớp.
 Chia sẻ qua nhịp cầu bè bạn: Là giúp cho học sinh hướng tới những điều 
lạc quan tích cực trong cuộc sống ngay cả khi gặp khó khăn, chán nản. Tạo điều 
kiện cho những học sinh ngại giao tiếp trước đám đông cũng có thể bày tỏ ý 
kiến của mình qua nhịp cầu bè bạn. Khi áp dụng biện pháp này giáo viên phải 
lưu ý học sinh biết ghi nhận điểm tốt của bạn thay vì chỉ nhìn thấy những điểm 
chưa tốt của bạn.
 Phiếu khen: Việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với học 
sinh cá biệt hay học sinh có những hành vi vô kỉ luật trong lớp. Không bỏ qua 
bất kì một cử chỉ đáng khen nào. Tìm mọi cơ hội để khen ngợi các em. Đây là 
một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả.Các em sẽ nhanh 
nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong 
cuộc sống.
 Gửi thư khen về nhà: Giúp học sinh thấy tự tin và làm cho các em có tính 
tự lập, có trách nhiệm với công việc được giao, tạo sự gần gũi thân thiện giữa 
học sinh với giáo viên, cha mẹ học sinh và giáo viên.
 - Nhóm biện pháp quan tâm đến những khó khăn của học sinh
 Tổ chức trò chơi công nhận đặc điểm tốt của học sinh: Giúp các em tăng 
thêm lòng tự tin với bản thân và khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích 
cực của các bạn khác, có cảm giác được thừa nhận và khen thưởng trong một 
tập thể đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và cách xử sự của các em. 3.2.3. Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học
 Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả, tôi đã vận dụng lồng 
ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: 
Tiếng Việt; Đạo đức; Tự nhiên và Xã hội....để những giờ học sao cho các em 
được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.
 Trong chương trình lớp học, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể 
giáo dục kỹ năng sống cho các em, đó là các kỹ năng giao tiếp xã hội, như: Viết 
thư, làm bài vào phiếu bài tập, tập nói lời cảm ơn, xin lỗi. Giới thiệu địa 
phương, kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia,...được lồng ghép cụ thể qua 
các tình huống giao tiếp. Giáo viên chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một 
cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. Để hình thành những kiến thức và 
rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần 
phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng 
tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và 
giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi 
đáp,Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kỹ 
năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,học sinh có được cơ hội rèn 
luyện, thực hành nhiều kỹ năng sống cần thiết.
 Ví dụ: Qua bài 23A: Vì sao Sói bị Ngựa đá? – Tài liệu hướng dẫn học 
Tiếng Việt tập 2A. Sau khi các em tìm hiểu bài, tôi yêu cầu học sinh rút ra được 
ý nghĩa của câu chuyện qua đó giáo dục cho các em kỹ năng ứng phó với tình 
huống bất ngờ và kỹ năng bảo vệ bản thân.
 Học sinh thảo luận nhóm trong tiết học Chẳng hạn: “Trẻ em dưới 7 tuổi phải đi cùng với ai khi đi trên đường và 
khi qua đường? Đi bộ qua đường em phải đi ở đâu?”; “Khi đi bộ em đi ở đâu? 
Nếu đường không có vỉa hè thì thế nào?”;...
 Giáo dục cho các em kỹ năng phòng chống các tai nạn: không được chạy 
lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra 
ngoài khi đi trên tàu, xe, ghe, đò,...Như vậy, các em có thể tự lập, xử lí được 
những vấn đề đơn giản khi gặp phải. 
 3.2.4. Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động 
giáo dục, vui chơi
 Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, tôi đã phát động các 
phong trào: “Nói lời hay làm việc tốt” qua cách ứng xử lễ phép như biết đi thưa 
về trình, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn 
khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô và những 
người lớn tuổi,... và tổng kết vào các tiết sinh hoạt lớp. Tôi học cách lắng nghe, 
tìm hiểu nguyên nhân, và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ 
yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Trong các tiết chào 
cờ, tôi luôn khuyến khích các em xung phong trả lời những câu hỏi mà cô Tổng 
phụ trách đưa ra. Luôn lắng nghe các nội dung, hoạt động cần làm trong tuần, 
trong tháng. Nhờ vậy các em mạnh dạn dần và thực hiện tốt các phong trào.
 Không những thế, tôi còn khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm 
nhận, những suy nghĩ, những quan sát của mình với cô với bạn một cách thoải 
mái, tự nhiên không gò bó, áp đặt. Hoặc ở giờ ra chơi bản thân cùng các em 
tham gia những trò chơi dân gian, trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ (Cờ 
vua,)
 Học sinh tham gia trò chơi

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_son.docx