Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện

doc 19 trang skquanly 01/11/2024 420
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
 5 - 6 TUỔI, NHẰM GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN"
 Quảng Bình, tháng 05 năm 2015
 1
 Quảng Bình, tháng 5 năm 2014 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
 5 - 6 TUỔI, NHẰM GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN"
 1. Phần mở đầu:
 1.1. Lý do chọn đề tài: 
 Giáo dục mầm non được coi là "giai đoạn quan trọng đặt nền móng hình thành 
nhân cách ban đầu của con người, chuẩn bị tốt mọi tiềm năng để có thể học tập tốt ở 
trường phổ thông và bước vào cuộc sống". Trong đó, ngoài kiến thức thì việc rèn kỹ 
năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi là vô cùng quan trọng,
 Hiện nay các nhà giáo dục trên thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho 
trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc 
sống hàng ngày. Đó là kỹ năng sống. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc 
sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác 
động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt 
là trẻ em. Nếu trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá 
trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách 
thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống và sẽ 
bị lệch lạc sau này. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi 5- 6 tuổi là 
một giai đoạn rất cần thiết..
 Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vân dụng những kỹ năng đó vào 
trong cuộc sống hằng ngày như: tự tin trong giao tiếp, kỹ năng giải quyết các vấn đề, 
kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác chia sẻ. Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ 
phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết 
về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em biết 
được những điều nên làm và không nên làm, biến những kiến thức về kỹ năng sống 
được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn vớí bản 
thân, với người khác, với xã hội, ứng phó với nhiều tình huống, học cách giao tiếp, 
ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân 
một cách tích cực.
 Rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi là rèn cho trẻ có được những hành vi lành 
mạnh, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống và hình thành ở trẻ các giá trị văn hoá 
con người trong thời đại hiện nay, tạo cho trẻ nền tảng vững chắc khi chuyển qua một 
lối sống mới, môi trường và quan hệ mới, đó là vào trường phổ thông.
 Vậy nên, nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải rèn kỹ năng sống cho trẻ 
mẫu giáo 5 - 6 tuổi để tạo mọi tiềm năng tốt nhất giúp trẻ học tập tốt ở trường phổ 
thông và bước vào cuộc sống tự tin hơn, thực hiện đúng các chuẩn mực văn hoá xã 
hội đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ 
năng sống cho trẻ 5-6 tuổi, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện”.
 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài:
 3 Lớp học thoáng mát, đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có công trình vệ sinh khép 
kín.
 Trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trẻ 5 - 6 tuổi đầy đủ.
 Đa số trẻ ngoan, lễ phép, biết vâng lời, đi học chuyên cần, thích tham gia vào 
các hoạt động.
 Bản thân là một giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, có năng lực 
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với nghề, nhiệt tình, năng động trong 
mọi công việc. Thực hiện tốt chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của Bộ 
giáo dục và đào tạo.
 Được sự ủng hộ nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh và tập thể hội đồng sư 
phạm nhà trường.
 Tuy nhiên cùng với thuận lợi, bản thân tôi còn gặp một số khó khăn sau.
 * Khó khăn:
 - Trường tôi đang công tác thuộc vùng nông thôn nên cơ sở vật chất mặc dù có 
sự đầu tư của nhà nước, chính quyền địa phương và phụ huynh nhưng so với nhu cầu 
thì vẫn còn nhiều thiếu thốn.
 - Về phía giáo viên, trong thực tế hiện nay, việc nhận thức tầm quan trọng, cần 
thiết của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ ở một số giáo viên còn hạn chế. Qua khảo sát 
thực tế cho thấy một số giáo viên còn lúng túng cả về nội dung lẫn biện pháp rèn kỹ 
năng sống cho trẻ. Nhận thức của một số giáo viên còn mơ hồ, chưa đầy đủ nên 
không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kỹ năng sống cho 
trẻ; giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ theo từng khối lớp những kỹ 
năng sống cơ bản nào, nên đến 5- 6 tuổi trẻ còn thiếu hụt rất nhiều về kỹ năng sống.
 - Về phía phụ huynh, khái niệm rèn kỹ năng sống cho trẻ có lẽ còn xa lạ và mới 
mẻ. Họ chưa hiểu mục đích và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. Một 
số phụ huynh quá nuông chiều cưng nựng con cái, thường làm thay cho trẻ từ việc 
nhỏ đến việc lớn nên khiến cho trẻ không có khả năng tự phục vụ. Các bậc phụ huynh 
thường thờ ơ và bỏ qua những hành động sai của trẻ nên vô tình hình thành thói quen 
ở trẻ, khiến cho giáo viên rất khó khăn trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. 
 - Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, mỗi trẻ có một tính 
cách, một tâm lý khác nhau, đòi hỏi giáo viên phải áp dụng mỗi trẻ một hướng giáo 
dục khác nhau tuỳ theo tâm lý của từng đứa trẻ.
 Một số trẻ còn vụng về, lại có cá tính bướng bỉnh, chưa có thói quen nề nếp tốt; 
rụt rè, thiếu mạnh dạn khi bày tỏ ý kiến; khi phát biểu nói không rỏ ràng, trả lời cộc 
lốc, không trọn câu; khi làm sai hoặc có lỗi với người khác ít nói lời xin lỗi, ai cho gì 
ít cảm ơn, ít thể hiện các kỹ năng của mình; vì thiếu kinh nghiệm nên khi làm việc gì 
trẻ có ý nghĩ sợ làm sai, sợ mình không làm được, vì thế trẻ không muốn làm cũng 
như tự tin thể hiện kỹ năng của mình đã có được.
 Với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo 
để tìm ra một số nội dung, biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi, giúp trẻ phát 
triển toàn diện".
 * Khảo sát thực trạng:
 5 giá, vừa tầm tay trẻ, đồ chơi phù hợp với chủ đề và mục đích góc chơi, có khả năng 
kích thích các giác quan của trẻ. Thông qua việc sắp xếp tạo môi trường trong lớp góp 
phần rèn cho trẻ kỹ năng gọn gàng ngăn nắp.
 Hơn nữa, để tạo sự thân thiện với trẻ, cô vừa đóng vai người mẹ chăm sóc dạy 
dỗ trẻ vừa đóng vai người bạn để cùng chơi với trẻ. Vào đầu năm học, để tạo sự gần 
gũi, vào những buổi đón trẻ, tôi thường đón từng trẻ cùng trò chuyện với trẻ, gợi ý để 
cho trẻ tự giới thiệu về mình với các bạn trong lớp, chơi một số trò chơi tập thể, cho 
trẻ chơi tự do...Qua đó, nắm bắt tâm lý, đặc điểm tính cách của từng trẻ xem trẻ mạnh 
dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích... và tiếp tục 
qua các tuần học sau, chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử 
chỉ, hành vi tại vị trí ngồi hay góc chơi mà trẻ chọn, để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp. 
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi, bất cứ hoạt 
động nào cũng có thể lồng ghép.
 Giải pháp 2 : Làm gương, làm mẫu cho trẻ noi theo
 Trẻ mầm non thường học các hành vi thông qua việc bắt chước, nhập tâm và 
qua luyện tập sinh hoạt hằng ngày.
 Trong lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống, người lớn thường làm gương, làm mẫu 
cho trẻ noi theo. Làm sao để phẩm chất, nhân cách và phương pháp giáo dục hoà 
quyện mà tác động đến trẻ có hiệu quả nhất. Trẻ em rất dễ bắt chước những cử chỉ, 
điệu bộ, lời ăn tiếng nói của người lớn. Một cử chỉ thể hiện lòng yêu thương, tôn trọng 
trẻ sẽ được trẻ ghi nhận và cảm động khiến cho lời dạy bảo của giáo viên có hiệu quả. 
Trái lại một cử chỉ thể hiện sự ghét bỏ, trẻ sẽ bị trẻ coi thường và căm ghét khiến cho 
tác động của giáo dục của giáo viên hiệu quả "bằng 0".
 Ví dụ: Khi trẻ làm sai một việc gì đó, tôi cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ 
làm sai, phân tích cho trẻ biết trẻ sai ở điểm nào và cần sửa chữa như thế nào, chứ 
không nên tức gận và quát mắng. Tôi đến gần trẻ và nói: "Nếu con làm vậy thì cô giáo 
rất buồn", và yêu cầu trẻ xin lỗi cô. Như vậy lần sau khi bạn trẻ làm sai việc gì, hay bị 
bạn trêu chọc thì trẻ sẽ biết kiềm chế cảm xúc của mình, không đánh bạn mà nhờ đến 
sự giúp đỡ của cô. Qua đó trẻ học được kỹ năng nhận trách nhiệm về hành động của 
trẻ, biết nhận lỗi mà mình gây ra và biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của bản 
thân.
 Giải pháp 3: Rèn kỹ năng sống qua tích hợp vào các hoạt động học và các hoạt 
động vui chơi khác.
 Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có thể tích hợp trong các mặt giáo dục, 
trong những hoạt động hằng ngày của trẻ. Tuỳ vào những chủ đề theo tuần, tháng, học 
kỳ mà tôi lựa chọn những kỹ năng sống phù hợp để hình thành cho trẻ. Cụ thể như 
sau:
 *Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thích nghi là hai kỹ năng mà tôi lựa chọn để tích 
hợp vào chủ đề "Trường mầm non".
 * Kỹ năng giao tiếp:
 Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất cần thiết, đòi hỏi cô giáo mầm non 
phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở mọi nơi, 
 7 Cách 1: Trò chuyện và đặt ra những câu hỏi về những người trẻ thường gặp 
hằng ngày.(khi đi học về con gặp ai? Con gặp ở đâu? Con có chào Bác không? Con 
chào như thế nào? Con nhắc lại cách chào cho cả lớp nghe nào?)
 Cách 2: Cho trẻ xem các hình ảnh trên máy, xem tranh ảnh, cho trẻ thấy tác 
dụng của việc chào hỏi (Làm quen, thể hiện sự kính trọng, người được chào vui vẻ và 
yêu quý trẻ, trẻ được mọi người khen ngợi, được tặng quà...).
 Cách 3: Dạy cho trẻ cách chào.
 + Chào ông bà - cần làm những gì?
 + Chào bố mẹ - chào ra sao?
 + Chào bạn chào như thế nào?
 Cách 4: Cho trẻ tập chào nhau ở lớp.
 Cho trẻ đóng vai người lớn, người già,... để các trẻ lần lượt vận dụng kỹ năng 
trên.
 Từ đó tôi có thể uốn nắn những hành động chưa đúng, hoặc tổ chức khen ngợi 
những trẻ thực hiện tốt các kỹ năng, khuyến khích để trẻ khác noi theo.
 * Kỹ năng thích nghi:
 Đây là một kỹ năng khá quan trọng mà tôi muốn hình thành cho trẻ ngay từ đầu 
năm học. Để trẻ có thể hoà nhập được, hoặc phản ứng lại với môi trường bên ngoài. 
Đó là "kỹ năng thích nghi".
 Trong nhóm kỹ năng thích nghi, đầu tiên tôi rèn cho trẻ "Thích nghi với các 
loại thức ăn". Trong nhà trường, hình thức bữa ăn chủ yếu là quây quần ăn chung với 
các bạn, thức ăn chế biến kết hợp các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng 
cần thiết cho trẻ, nhưng đôi lúc trẻ không thích và lớp tôi có rất nhiều trẻ biếng ăn. 
Nên tôi sử dụng một số biên pháp sau:
 - Tập cho trẻ tham dự bữa ăn để trẻ cảm nhận được niềm vui khi ăn.
 - Ngược lại, nếu trẻ hay mất tập trung khi ăn thì cho trẻ kê bàn ngồi gần cô để 
giữ yên tĩnh và chỉ ngồi với những bạn không biếng ăn.
 - Trước bữa ăn, khi đưa thức ăn vào để chia cho trẻ, tôi hay đố các bé: " Đố các 
con, hôm nay các cô dinh dưỡng nấu món gì cho các con ăn? Sao mà thơm thế, cô 
thấy hấp dẫn quá!", để kích thích sự mong muốn của trẻ được ăn món thức ăn đó.
 - Trong những bữa ăn tôi luôn tạo ra không khí vui tươi, kích thích trẻ ăn, 
không nên quát mắng trẻ.
 - Tôi còn làm một cái lịch "ăn uống" trong tuần. Bữa ăn nào trẻ ăn hết suất thì 
được gắn một bông hoa có khuôn mắt cười, trẻ nào ăn không hết suất thì nhận một 
bông hoa có khuôn mặt mếu. Đến cuối tuần, trẻ nào có nhiều khuôn mặt cười và có 
nhiều lá cờ thì được nhận hoa bé ngoan và nhận được món quà nhỏ, những trẻ không 
có nhiều lá cờ và khuôn mặt cười thì động viên trẻ cần cố gắng tuần sau để bằng bạn.
 Ngoài việc trẻ thích nghi với các loại thức ăn ra, tôi còn dạy cho trẻ những hành 
vi văn hoá trong ăn uống: biết mời người lớn tuổi trước, mời mọi người cùng ăn, 
trong khi ăn không nói chuyện, ăn chậm, nhai kỹ, không nhai nhồm nhoàm, ngồi ăn 
phải ngay ngắn, biết cách sử dụng các loại đồ dùng ăn uống, lấy và cất đúng nơi quy 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho.doc