Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện

doc 17 trang skquanly 19/06/2024 1390
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 -------------------------------------
 SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4-5 
 TUỔI NHẰM GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN MỘT TOÀN DIỆN
 Quảng Bình, tháng 3 năm 2019 Đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi nhằm giúp trẻ 
 phát triển toàn diện”.
1. Phần mở đầu
 1.1. Lý do chọn đề tài
 Kỹ năng sống là gì? Đã bao giờ bạn tự hỏi mình câu hỏi này chưa? Đã 
bao giờ bạn thấy tự tin trước cuộc sống với những kỹ năng mà bạn có được 
chưa? Khi bạn lưỡng lự trả lời những câu hỏi này thì cũng có nghĩa là bạn đang 
nghi ngờ vào những kỹ năng mà bạn đang có. Kỹ năng sống cần thiết cho tất cả 
mọi người. Muốn có được kỹ năng sống thì phải trải qua một quá trình rèn 
luyện lâu dài và nó được bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non - lứa tuổi mà được 
xem như tờ giấy trắng.
 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là giáo dục cách sống tích cực 
trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã 
hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả 
năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác 
nhau trong cuộc sống.
 Đảng và nhà nước cũng đã khẳng định bậc học mầm non là bậc học và là 
nền tảng đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm 
non là chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ 0 – 6 tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện 
về 5 lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm 
mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị những tâm thế 
tốt nhất cho trẻ trước khi bước vào trường học phổ thông; hình thành và phát 
triển cho trẻ những chức năng tâm lý, năng lực phẩm chất mang tính nền tảng, 
những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dạy và phát triển tối đa 
những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và 
cho việc học suốt đời.
 Nếu không làm tốt việc chăm sóc- giáo dục trẻ trong những năm này thì 
việc giáo dục trẻ của những năm sau sẽ gặp khó khăn và phức tạp hơn. Chính vì 
vậy, việc đưa Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động giáo dục 
trong trường mầm non cũng là một nội dung không những cần mà còn rất quan 
trọng đối với trẻ lứa tuổi mầm non trong giai đoạn hiện nay.
 Trong năm học 2018-2019, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công 
phụ trách lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi . Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu nhận thức, phân 
biệt được những hành vi đúng sai, biết được những gì mình nên hay không 
nên, thậm chí bước đầu trẻ còn biết tự giải quyết được một số tình huống do cô 
tạo ra trong các hoạt động. Vì thế, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ 
năng sống cho trẻ 4-5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện”. cánh của con người. Vì thế, trẻ cần được rèn luyện kỹ năng thực hiện các nghi 
thức văn hóa ăn uống.
 Đối với giáo viên mầm non thường tập trung lo lắng cho những trẻ có 
những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên 
trẻ đến trường. Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến 
lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ 
không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn 
rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ 
bản ở trường mầm non.
 2.1.1. Thuận lợi :
 Năm học 2018-2019 nhà trường đã chỉ đạo 100% nhóm lớp thực hiện hình 
thức dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng 
sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những 
định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với 
các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo 
nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai 
nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác: rèn luyện kỹ năng 
ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
 Trường học nơi tôi công tác là ngôi trường được xây mới khang trang 
sạch sẽ nên thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo 
dục sạch đẹp, an toàn cho trẻ. 
 Phân chia nhóm lớp theo độ tuổi rỏ ràng theo từng khu vực nên giáo viên 
dễ tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của từng nhóm lớp mình phụ trách.
 2.1.2.Khó khăn:
 * Đối với giáo viên mầm non
 Một số giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm 
non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch 
định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
 Trẻ ở khu vực nông thôn nên đa số kỹ năng giao tiếp và quan hệ với bạn, 
người lớn và khả năng ứng xữ rất hạn chế. Trẻ rất rụt rè, kỹ năng vệ sinh và 
phục vụ bản thân hầu như chưa có. Đa số phụ huynh còn mang nặng tư tưởng “ 
Trời sinh voi thì trời sinh cỏ” , chưa quan tâm đến quá trình phát triển của bé ở 
độ tuổi này cần phải biết và được trang bị những gì?...
 Cơ sở vật chất của trường có nhưng chưa phong phú để đáp ứng tốt cho 
việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Trẻ rất thích chơi với trẻ khác, có thể dọa dẫm để dành lại một đứa bạn hoặc 
để được tham gia vào một nhóm bạn. Vậy nên, đôi khi ta có thể nghe thấy chúng 
nói với nhau “mình là bạn nhé” hoặc “mình không chơi với bạn đâu”
 Trẻ 4-5 tuổi cần nhiều không gian để chơi vì trò nào chúng cũng có thể chơi 
được, chúng có thể tranh dành đồ chơi thậm chí còn đánh đấm nhau để dành được 
đồ chơi.
 Trẻ thích được khám phá những điều mới lạ. Chúng tin vào những gì chúng 
nhìn thấy, nghe thấy và chạm vào. Ở tuổi này trẻ cũng rất tò mò và hay đặt câu hỏi 
“Tại sao?”
 Từ việc tìm hiểu và nắm được các đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ đã 
giúp tôi xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được dễ dàng và đạt 
hiệu quả cao hơn.
 Mục đích của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có 
kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. 
Từ đây, chúng ta xác định được những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
4-5 tuổi bao gồm:
 - Sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và 
giao tiếp. Học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác 
trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của 
mình trong nhóm bạn.
 - Giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới.
 - Biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đông, biết mình 
đang học lớp nào? Cô nào? Thích cái gì? Địa chỉ nhà mình ở đâu?
 - Nhận biết được các ưu điểm cũng như khuyết điểm của bản thân mình
 - Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Học cách lắng nghe mọi 
người và đối đáp.
 - Nhận biết được hoàn cảnh không an toàn, cách giữ an toàn cho mình nơi 
công cộng.
 2.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho 
trẻ 4 – 5 tuổi:
 * Giáo dục cho trẻ kỹ năng sống hợp tác:
 Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách 
cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi 
này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các 
bạn. - Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi
 a, Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động học có chủ đích:
 * Mục đích:
 Trẻ ở lứa tuổi này, học mà chơi, chơi mà học. Trẻ dễ nhớ nhưng cũng rất 
nhanh quên nên việc lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào hoạt 
động học chiếm nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi 
có văn hoá.
 Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích 
sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng 
khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải 
giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc 
sống.
 Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc 
giáo dục trẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển 
đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm 
mỹ. Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim 
tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống 
khác nhau.
 * Cách thực hiện:
 Thông qua hoạt động học, trẻ có cơ hội chia sẻ với các bạn thông qua hoạt 
động nhóm. Mặt khác, trẻ cũng tự tin, mạnh dạn khi thể hiện khả năng của mình 
cũng như giới thiệu về bản thân, gia đình mình ....trước cô giáo và các bạn trong lớp.
 Ví dụ 1: Khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc thông qua trò chơi âm nhạc 
“Hát theo tranh” cô yêu cầu trẻ chơi theo 3 đội, khi cô đưa ra bức tranh trẻ sẽ phải 
cùng nhau thảo luận để tìm ra bài hát phù hợp với nội dung trong bức tranh của cô 
và cả đội sẽ cùng hát bài hát đó. Như vậy, ta thấy trẻ đã biết cách hoạt động theo 
nhóm, có tinh thần hợp tác với nhau và cùng nhau tìm ra đáp án về bài hát, cùng 
nhau hát lại bài hát. Thông qua hoạt động này, ta thấy chỉ qua một trò chơi trong 
hoạt động giáo dục âm nhạc nhưng trẻ vừa được hoạt động nhóm, vừa có được sự 
mạnh dạn tự tin biểu diễn hát cùng nhau.
 Ví dụ 2: Hoạt động khám phá: Tôi là ai? ( chủ đề Bản thân)
 Khi tổ chức tiết học này, tôi yêu cầu từng trẻ tự lên giới thiệu về tên, 
tuổi, giới tính, học lớp nào, trường nào, cô giáo nào, sở thích của mình.Tôi 
nhận thấy, trẻ rất hào hứng lên giới thiệu. Những trẻ mạnh dạn đã nói được đầy 
đủ những thông tin tôi đưa ra. Nhưng đáng mừng hơn là có những trẻ rất nhút 
nhát, thiếu tự tin nhưng cũng vẫn có thể đứng dậy và giới thiệu được 1 vài Trẻ được tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi các trò chơi dân gian sẽ giúp 
cho trẻ sớm hình thành các thói quen hoạt động có hệ thống, tính tập thể giúp 
trẻ tự tin, linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng như sự phát triển sau này của 
trẻ. Thông qua trò chơi dân gian, trẻ sẽ phát triển được các giác quan, phát triển 
trí nhớ, phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ.
Trò chơi trí tuệ còn được gọi là trò chơi học tập, nhằm thúc đẩy hoạt động trí tuệ, 
giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh thông qua các thao tác trí óc kết hợp với 
hành động chơi như: Ô ăn quan, Cờ vua, Cờ tướng....
Trò chơi vui - khỏe - khéo léo là những trò chơi dân gian tổng hợp vì mỗi trò 
chơi kết hợp nhiều kỹ năng vận động thể lực. Mục đích của các trò chơi loại 
này nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, giúp trẻ mở rộng các mối 
quan hệ như : Hái quả - chui vào hang bắt chuột đồng hoặc chuột túi nhảy qua 
rãnh nước - tới đích lấy cờ. Tất cả các trò chơi là phương tiện giáo dục thể lực 
một cách tích cực và thoải mái, giúp trẻ hoàn thiện sức khỏe, hoàn thiện các 
vận động như chạy, nhảy, đứng lên, ngồi xuống, hình thành và phát triển các 
tố chất của thể lực (nhanh nhẹn, khéo léo) và những phẩm chất nhân cách như 
tính kỉ luật, tính tập thể; như trò chơi: Kéo co, rồng rắn lên mây
 * Hiệu quả:
 Qua hoạt động vui chơi trẻ mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, 
trong ứng xử đối với mọi người xung quanh. Từ đây trẻ cũng biết nói và trả lời 
đầy đủ câu từ, biết xưng hô chuẩn mực.
Trò chơi dân gian mang tính tập thể cao. Vì vậy, giáo viên cần chú ý giáo dục 
và rèn luyện cho trẻ biết phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau khi tham gia chơi 
thì mới đạt được kết quả mong đợi.
 c, Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua việc tạo tình huống cụ thể:
 Trước đây, với những nội dung dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ không 
an toàn và cách phòng tránh thì giáo viên thường giáo dục trẻ với những lời 
dặn dò nhắc nhở đơn giản thông qua nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát 
có nội dung giáo dục dạy trẻ. Song trên thực tế, trong chương trình có rất ít bài 
hát, bài thơ, câu chuyện có nội dung đó. Vì vậy, trong năm học này, tôi nghiên 
cứu lựa chọn những tình huống bất trắc thường xảy ra đưa ra những tình 
huống cụ thể để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó khăn, 
biết cách suy nghĩ và giải quyết .
 Ví dụ: với chủ điểm “Bản thân”. Trước đây, thông qua câu chuyện “Chú 
vịt xám” hoặc nội dung bài hát “Đàn Vịt con” chúng tôi chỉ dùng lời giáo dục 
trẻ:“Khi đi công viên hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, 
không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” chứ chưa dạy trẻ nếu chẳng may xảy 
ra sẽ phải xử lý như thế nào.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho.doc