Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ độ tuổi 3-4 tuổi ở Trường Mầm non

doc 26 trang skquanly 19/06/2024 2641
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ độ tuổi 3-4 tuổi ở Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ độ tuổi 3-4 tuổi ở Trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ độ tuổi 3-4 tuổi ở Trường Mầm non
 1
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: - Hội đồng TVNV Khoa học và công nghệ thành phố Tam Điệp
 - Hội đồng sáng kiến Phòng Giáo dục và Đào tạo Tam Điệp
 Chúng tôi là nhóm tác giả đề nghị công nhận sáng kiến “Một số biện pháp rèn 
kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ độ tuổi 3-4 tuổi ở Trường 
Mầm non”.
 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non
 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2022.
I. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
 Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, nhận 
thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu 
tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, 
năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với 
lứa tuổi. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ giáo dục 
cần chú trọng đến vấn đề giáo dục rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và 
bạo hành trẻ cho trẻ.
 Việc giáo dục rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ cho 
trẻ ngay từ khi còn bé sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những 
nguy hiểm. Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển 
các mối quan hệ với con người, với thiên nhiên. Từ đó trẻ học hỏi và làm giàu vốn kiến 
thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân. Nếu thiếu các kỹ năng sống cần 
thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, những sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm 
khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
 Đặc biệt trẻ em độ tuổi 3-4 tuổi là lứa tuổi rất nhút nhát, còn quấy khóc nhiều 
vào đầu năm học, bên cạnh đó cũng có rất nhiều trẻ thích tìm tòi, khám phá nhưng 
còn rất non nớt, yếu đuối, chưa có kinh nghiệm sống, chưa có khả năng tự bảo vệ bản 
thân. Chính vì thế trẻ rất dễ gặp nguy hiểm. Trẻ có thể gặp nguy hiểm bởi sự bất cẩn 
của người lớn như bỏng, điện giật, trơn trượt, bắt cóc cũng có thể là đối tượng của 
bạo hành trẻ nhiều nhất. Những nguy cơ không an toàn đó không những có thể xảy ra 
ở nhà, hay bên ngoài mà còn xảy ra trong Trường Mầm non, điểm trông giữ trẻ. 
Những trường hợp khiến các cháu tử vong như: điện giật, ngã trong nhà vệ sinh hay 
bị tủ đựng đồ đè lên người. Ngoài ra còn có những trường hợp trẻ bị bạo hành gây 3
 Phương pháp dạy không thay đổi, hình thức học mang tính chất bắt buộc, nội 
dung không phong phú, ít được lồng ghép các nội dung rèn kỹ năng phòng tránh 
nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ vào trong các chủ đề. Môi trường cho trẻ hoạt 
động được quan tâm nhưng chưa sát sao, chưa có các biển hiệu phòng tránh các nơi 
nguy hiểm, phụ huynh chưa quan tâm đến nhu cầu chơi và môi trường chơi đã được 
an toàn hay chưa. 
2. Giải pháp mới cải tiến
 Trước khi thực hiện các giải pháp mới chúng tôi tiến hành khảo sát trên trẻ các 
nội dung sau:
 Số trẻ Chưa 
 Nội dung khảo sát Tỷ lệ Tỷ lệ
 đạt đạt
 Trẻ biết đồ dùng nguy hiểm nên tránh xa và đồ 
 5 20% 20 80%
 dùng không nguy hiểm.
 Trẻ biết đội mũ bảo hiểm khi ngồi lên xe máy. 8 32% 17 68%
 Trẻ không đi theo người lạ 10/25 40% 15/25 60%
 Trẻ biết cách xử lý khi bị bạn tranh đồ chơi 5/25 20% 20/25 80%
 Trẻ biết cách xử lý khi bị đánh. 7/25 28% 18/25 72%
 Trẻ biết không đến gần bếp đang đun. 6 24% 19 76%
 Trẻ biết cách xử lý khi xảy ra đám cháy. 5/25 20% 20/25 80%
 Sau đây là một số biện pháp cụ thể nhằm “Rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ 
mất an toàn và bạo hành trẻ độ tuổi 3-4 tuổi ở Trường Mầm non”
2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ.
 * Môi trường trong lớp học:
 Xây dựng môi trường giáo dục an toàn là một trong những yếu tố quan trọng 
trong việc khuyến khích tính độc lập, tìm tòi, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ phát triển một 
cách toàn diện. Muốn xây dựng môi trường giáo dục an toàn thì bản thân tôi thường 
xuyên vệ sinh lớp học sạch sẽ, cọ rửa bàn ghế, đồ dùng đồ chơi và sắp xếp chúng một 
cách gọn gàng, khoa học, đảm bảo an toàn cho trẻ: Sắp xếp các đồ vật sắc nhọn như 
dao, kéo ở giá treo trên cao trong nhà kho và các vật dụng có khả năng gây nguy hiểm 
cho trẻ như: ổ điện, các loại nước lau sàn, vim, xà phòng ở vị trí ngoài tầm với của trẻ.
 (Hình 1: Đồ dùng vệ sinh để trên cao, tránh tầm với của trẻ).
 Bên cạnh đó, việc bố trí đồ chơi ở các góc gọn gàng, ngăn nắp, giữa các góc 
chơi có khoảng rộng cách nhau hợp lí đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi vận động. 
Ngoài đồ dùng đồ chơi sẵn có, tôi còn tận dụng những nguyên vật liệu từ thiên nhiên 
có sẵn ở địa phương và nguyên vật liệu đã qua sử dụng như: Bìa cát tông, chai nhựa, 
lon nước ngọt, que kem. Những nguyên vật liệu phải đảm bảo an toàn, không độc hại, 5
đem lại hiệu quả rất tốt trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết một cách dễ dàng 
nhất, dễ hiểu nhất, giáo viên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi truyền đạt kiến thức.
a. Sáng tác các trò chơi:
 Với đặc điểm của trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi với khả năng tập trung 
và nhận thức chưa cao đối với trẻ thì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo “học 
bằng chơi, chơi mà học” nên giáo viên có thể truyền đạt kiến thức đến trẻ một cách 
đơn giản nhất đó là thông qua các trò chơi. Vì vậy tôi đã sáng tác một số trò chơi đơn 
giản nhằm giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động và có thể phòng 
tránh một số nguy cơ mất an toàn một cách dễ dàng nhất. Với các trò chơi này tôi tổ 
chức trong phần trò chơi ôn luyện của các hoạt động khám phá, giờ hoạt động chiều 
để góp phần giáo dục trẻ một cách hiệu quả.
 Ví dụ 
 * Trò chơi: Bước nhảy thông thái
 Mục đích: Giúp trẻ biết đâu là đồ dùng an toàn, đâu là đồ dùng không an toàn, 
biết tránh xa đồ dùng mất an toàn.
 Chuẩn bị: Một vòng tròn mầu đỏ, một vòng tròn mầu xanh
 Cách chơi: Cô cho trẻ đứng vòng tròn, khi cô giơ hình ảnh về các loại đồ dùng 
thì trẻ quan sát, gọi đúng tên đồ dùng đó, nếu là đồ dùng không an toàn thì trẻ nhảy 
vào ô mầu đỏ, nếu là đồ dùng an toàn thì trẻ nhẩy vào ô mầu xanh.
 Luật chơi: Trẻ nào nhận biết sai và nhẩy vào nhầm ô thì phải nhẩy lò cò.
 Kết quả: 96% trẻ nhận biết được các đồ vật như dao, kéo, cái dĩa là đồ dùng 
mất an toàn và có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
 (Hình 7: Trẻ chơi trò chơi: Bước nhảy thông thái)
 * Trò chơi 2: Bé nào thông minh.
 Mục đích: Giúp trẻ nhận biết và chọn đúng một số hành vi gây nguy hiểm cho 
trẻ: leo trèo lên bàn ghế, đẩy nhau, nghịch các vật sắc nhọn.
 Chuẩn bị: Trò chơi trên máy tính, đàn nhạc.
 Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi theo 3 đội, giới thiệu luật chơi, cách chơi. Trên màn 
hình máy tính sẽ xuất hiện một số hành vi an toàn và hành vi không an toàn với trẻ. 
Yêu cầu các đội quan sát, suy nghĩ và dành quyền trả lời bằng cách lắc xắc xô, đại 
diện đội lên nhấn chuột vào hình ảnh không an toàn.
 Luật chơi: Nếu trả lời sai sẽ dành quyền trả lời cho đội khác.
b. Sáng tác, sưu tầm các bài thơ, câu chuyện: 
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể 
chuyện, đọc thơ. Nội dung các câu chuyện bài thơ thường để lại ấn tượng cho trẻ khó 
phai mờ. Qua nội dung của tác phẩm đó trẻ sẽ nhận biết được tính cách nhân vật, 
phân biệt được việc làm tốt – xấu, đúng – sai hướng đến việc làm tốt ngay từ nhỏ. 7
 Ngoài ra còn một số bài thơ câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ kĩ năng nhận 
phòng tránh nguy cơ mất an toàn như: Bài thơ “Cái ổ điện”, “Đừng chơi gần bếp”, 
“Nhắc bé” hay câu chuyện “Hổ con bị lạc”, “Thoái khỏi hỏa hoạn” 
 Đừng chơi gần bếp
 Bé ơi đừng có loanh quanh lại gần
 Bếp ga, tủ lạnh, quạt trần
 Nồi cơm, chảo điện rất gần tay ta
 Lại còn cả phích nước đầy
 Không may ngã phải là gây bỏng liền
 An toàn là việc đầu tiên
 Bé ơi phải nhớ tránh liền bếp thôi
 Cái ổ điện
 Đây là cái ổ điện
 Dùng để cắm quạt vào
 Bé đã biết chưa nào?
 Đừng sờ vào “Giật đấy”
 Và không được dùng gậy
 Kim loại sắt và nhôm
 Cho vào trong ổ điện
 Và nhớ là phải biết
 Không dùng kéo cắt dây
 Bị giật sẽ rất gay
 Nguy hiểm chết người đấy
 Nhớ đừng làm như vậy
 Thì mới là bé ngoan.
 Nhắc bé
 Cái mũi để thở
 Cái miệng để ăn
 Nghe được rõ rành
 Là tai bé đấy
 Không dùng que gậy
 Hột hạt, đồ chơi
 Cho vào mọi nơi
 Mắt tai, miệng mũi
 Nhỡ gặp điều rủi
 Thì phải làm sao
 Phải nhớ lúc nào
 Cũng luôn phòng tránh 9
người đối với lao động, với tài sản chung và với chính bản thân trẻ. Góp phần hình 
thành ở trẻ thái độ hành vi đúng đắn phù hợp với chuẩn mực hành vi xã hội, vì thế có 
thể nói rằng trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề được coi là trường học 
của những hành vi đạo đức của trẻ. Thông qua vai chơi hấp dẫn trẻ dễ dàng hướng tới 
cái đẹp trong hành vi, cử chỉ, thái độ của bạn mình, trẻ dễ dàng phục tùng theo những 
quy tắc đạo đức đó. Việc tổ chức tốt các hoạt động vui chơi không chỉ giúp hình thành 
các kỹ năng cần thiết mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển toàn diện cho 
trẻ. Chính vì vậy chúng ta nên tận dụng hoạt động vui chơi để giáo dục trẻ cách phòng 
tránh nguy cơ mất an toàn có thể sảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
 Nếu dạy trẻ về các nguy cơ mà chỉ được nói “bằng lời” các cách phòng tránh, 
các cách hoạt động an toàn thì sẽ không thực sự đạt hiệu quả. Muốn trẻ nhận biết 
đúng và ứng xử đúng với những tình huống có nguy cơ mất an toàn thì giáo viên cần 
cho trẻ trải nghiệm thực tế và trải nghiệm dưới nhiều hình thức khác nhau. Giáo viên 
có thể sử dụng các tình huống, trò chơi, các bài tập ... để cho trẻ thực hiện.
 Ví dụ: Trong chủ đề giao thông trong góc chơi phân vai khi trẻ chơi trò chơi 
“Bố chở con đi học” giáo viên dạy trẻ cách đội mũ bảo hiểm sao cho đúng cách và an 
toàn, yêu cầu trẻ đội mũ và cài dây dưới cằm trước khi ngồi lên xe, cho trẻ làm đi làm 
lại 2-3 lần để trẻ nhớ các thao tác, hình thành kỹ năng đội mũ bảo hiểm.
 (Hình 9: Bé thực hành đội mũ bảo hiểm.)
 - Trong chủ đề “Mẹ và những người thân yêu của bé” cô cho trẻ đóng vai mẹ 
con, hướng dẫn trẻ cách sử dụng các loại dụng cụ nhà bếp như dao, kéo, phích nước, 
xoong, nồi ... khi sử dụng xong bỏ vào nơi quy định, cho trẻ sử dụng 2-3 lần để trẻ 
khắc sâu.
 - Trong chủ đề “Những con vật đáng yêu” cô cho trẻ xem video bé bị chó cắn, 
khi xem xong video cô và trẻ trò chuyện về nội dung vủa video, cô giáo dục trẻ 
không dược đến gần chó. 
 Trong hoạt động vui chơi, chúng ta có thể thấy rất nhiều tình huống sảy ra, vì 
vậy giáo viên phải quan sát, kịp thời sử lý các tình huống, điều chỉnh hành vi cho trẻ 
giúp trẻ có thói quen tốt để đảm bảo an toàn. Lâu dần những thói quen, hành vi đó sẽ 
được tích lũy và nó trở thành kỹ năng sống đối với trẻ giúp trẻ an toàn trong mọi tình 
huống xảy ra.
2.5. Biện pháp 5: Tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm.
 Việc tạo tình huống cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế giúp trẻ 
dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Thay vì “Con không được làm thế này, thế 
kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao 
không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào? Từ những suy nghĩ 
tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó sẽ giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp 
dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó, trẻ có 
thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hằng ngày mà trẻ gặp. Dần dần 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_phong_tra.doc