Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

doc 13 trang skquanly 05/08/2024 650
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học 
còn thấp và nhiều hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét 
chuyển biến, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú 
trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, 
giáo viên luôn chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt 
 Ở bậc tiểu học các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ 
đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm 
đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai 
làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu 
xa, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức 
chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho 
học sinh Tiểu học”. Vì rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan 
trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm. Trong quá trình rèn kĩ năng sống cho trẻ nhằm thực hiện nội dung phong 
trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, tôi đã gặp những 
thuận lợi và khó khăn sau:
 1. Thuận lợi:
 Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học 
thân thiện-học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến 
địa phương, Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với 
những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất 
cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: 
Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen 
và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ 
sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn 
thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, 
phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
 Trong thực tế năm học 2012 - 2013, với yêu cầu sử dụng công nghệ thông 
tin đổi mới hình thức phương pháp dạy học, giáo viên thường lãng quên các trò 
chơi dân gian, ngại đưa vào kế hoạch, thậm chí không có thời gian cho trẻ vui 
chơi. Tôi đã có biện pháp đề ra kế hoạch, tổ chức cho các em chơi những trò 
chơi dân gian. Vì thế, năm học 2012-2013, khi có chỉ đạo thực hiện nội dung 
tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh, tôi đã có sự chuẩn bị về 
mặt nhận thức của giáo viên, có sẵn dụng cụ, các bộ cờ dân gian cho trẻ chơi. 
 2. Khó khăn
 Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ 
chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết 
làm toán thì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng 
con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, không 
chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, 
vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật 
dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì? và giao tiếp. Việc xác định được các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp 
giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ . 
 3./ Biện pháp cụ thể hóa nội dung của những kĩ năng cơ bản mà giáo 
viên cần dạy trẻ:
 Kĩ năng sống tự tin : Một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần 
chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận 
được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người 
khác. Kĩ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi 
nơi. 
 Kĩ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên 
giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với 
các em học sinh lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông 
và cùng làm việc với các bạn. 
 Kĩ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong 
những kĩ năng quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn này là sự khát 
khao được học. Người giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau 
để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của các em. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các 
câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khơi 
gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. 
 Kĩ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt 
ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức 
của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kĩ năng cơ bản và khá quan 
trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kĩ năng khác như 
đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu các em cảm thấy thoải mái khi 
nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, các em sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ 
sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp 
học sinh sẳn sàng học mọi thứ. 
 Ngoài ra, ở nhà trường giáo viên cần dạy học sinh nghi thức văn hóa trong 
ăn uống qua đó dạy các em kĩ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của các 
em, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục 
các em tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
 5./ Biện pháp giúp trẻ phát triển các kĩ năng sống qua việc tổ chức các 
hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trừơng 
 Phối hợp với chính quyền nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể 
thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học 
sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực 
khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
 Căn cứ vào nội dung trên, tôi đã xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều 
hoạt động một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của 
trẻ. Cụ thể như sau: 
 Phát động học sinh làm đồ chơi dân gian; sưu tầm các bài hát, điệu múa 
thể loại dân ca cho học sinh theo phù hợp theo từng lứa tuổi . 
 Năm học này, khi có chỉ đạo thực hiện nội dung tăng cường tổ chức các 
trò chơi dân gian và các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí tích cực khác phù 
hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học . 
 Duy trì việc sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm để học sinh được 
học được chơi. 
 Phối hợp với Tổng phụ trách tổ chức các cuộc thi trò chơi dân gian trong 
dịp đầu xuân như: Ô ăn quan Đập heo, Lò cò, Cướp cờ, hội thi Vai điệu tuổi 
hồng, hội thi Vẽ những điều em mơ ước. Đồng thời hàng tuần vào tiết chào cờ 
sáng thứ hai cho các em “Kể chuyện Bác Hồ”; Trò chơi Ai nhanh? Ai đúng?  . 
 6./ Biện pháp tạo môi trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ kĩ năng 
sống
 Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên và học sinh tăng cừơng đọc sách, 
tôi đã tham mưu với hiệu trưởng đã trang bị, sách thư viện, sách Bác Hồ, sách 
Lịch sử, và các loại sách trang trí đẹp với nhiều tên gọi khác nhau theo chủ đề: 
“tủ sách Bác Hồ”; “tủ sách lịch sử”; “câu đố vui”; “những con vật đáng yêu”; %; lễ phép: 100%; kĩ năng vệ sinh: 92 %; kĩ năng thích khám phá học hỏi : 86 
%; kĩ năng tự kiểm soát bản thân: 90 %
 Học sinh đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 99% trở lên và ít gặp 
khó khăn khi đến lớp, có kĩ năng lao động tự phục vụ cho bản thân, biết thương 
yêu bạn bè trong cùng một mái trường, biết giúp đỡ bạn cùng tiến.
 b./ Về phía giáo viên 
 Giáo viên chịu khó gần gũi chuyện trò với học sinh, trả lời những câu hỏi 
vụn vặt của các em, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình 
huống xảy ra giữa các em học sinh trong lớp.
 Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều 
hơn,
 Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự 
chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thừơng xuyên với cha mẹ các em.
 Hiệu quả lớn nhất là nhà trường đã huy động được sự tham gia của cha 
mẹ các em, của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục văn hóa, 
truyền thống cho học sinh, đồng thời đây là những cơ hội vàng dạy trẻ kỹ năng 
sống. 
 2. Bài học kinh nghiệm 
 Với những kết quả đạt được, bản thân tôi chỉ muốn nêu lên những kinh 
nghiệm chung nhất do nghiên cứu tài liệu, do tích luỹ được trong suốt quá trình 
thời gian giảng dạy với mong muốn gửi các đồng nghiệp, cha mẹ trẻ những 
thông điệp mang tính thuyết phục với một số điều cần làm và cần tránh nhằm 
giúp các bạn đồng nghiệp, cha mẹ các em những điều cơ bản để rèn kĩ năng 
sống như sau:
 a./ Một số điều người lớn cần làm giúp các em rèn luyện kĩ năng sống:
 Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, 
tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. PHẦN C: KẾT LUẬN CHUNG
 Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta khi yếu tố con người 
được coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần. Nhân cách của 
con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. 
Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo đã được nhà nước quan tâm đưa lên 
quốc sách hàng đầu thi việc dạy chữ nói chung và việc rèn kĩ năng sống nói 
riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Một nhà hiền triết đã nói “khoa học mà 
không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn rụi của linh hồn” mà hành vi đạo đức 
đó chính là kĩ năng sống của học sinh vì vậy việc thực hiện rèn kĩ năng sống 
cho học sinh là cần thiết biết bao. Cần khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh 
hay chậm, hình thành những kĩ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất 
nhiều vào mức độ đúng đắn trong các chuẩn của người lớn đối với đứa trẻ.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Người viết 
 Trần Thanh Nhiên MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề ....trang 1 
2. Giải quyết vấn đề .trang 2
3. Kết luận chung .trang 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho.doc