Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 4

docx 15 trang skquanly 05/08/2024 670
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 4
 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2 Khóa VIII đã 
khẳng định: “Giáo dục – Đào tạo là Quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và 
đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công 
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người 
”. Giáo dục Tiểu học được xem là cấp học nền tảng của Giáo dục - Đào tạo, cấp 
học hết sức quan trọng tạo điều kiện vững chắc để học tập lên các cấp học khác. 
Luật Giáo dục ghi rõ: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những 
cơ sở ban đầu cho sự nghiệp phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ 
thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con 
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm 
công dân chuẩn bị tiếp tục học Trung học cơ sở ”. Trong các kỹ năng cơ bản cần 
hình thành cho học sinh thì kỹ năng giao tiếp đóng vai trò hết sức quan 
trọng.Mặt khác trong cuộc sống quan hệ giữa con người với con người, giao tiếp 
đóng vai trò chủ đạo. Con người có thể giao tiếp với nhau bằng nhiều phương 
tiện nhưng phổ biến và thường xuyên nhất vẫn là ngôn ngữ. Chính vì vậy mà cổ 
nhân từng nói: 
 “ Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái trí, sự bang giao cho ta cái nghiệp” 
 Giao tiếp có vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con 
người. Giao tiếp là một quá trình quan trọng đối với mỗi cá nhân, nhóm, xã 
hội.Giao tiếp còn là mối quan hệ qua lại giữa con người với con người. Vì vậy, 
giao tiếp là hoạt động rất cần thiết đối với mỗi người. Với học sinh, hoạt động 
giao tiếp cũng vô cùng quan trọng vì nếu giao tiếp tốt sẽ giúp các em học tập tốt, 
xây dựng được các mối quan hệ thân thiện, tốt nhất, sẽ thể hiện được khả năng 
nhận thức, phép lịch sự của bản thân trong quá trình học tập và trong các hoạt 
động của một người học sinh, giúp học sinh có được ý thức nói năng rõ ràng, 
gãy gọn, đủ ý và phù hợp trong mọi tình huống là rất cần thiết.
 Khi giao tiếp các em cần mạnh dạn; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng 
nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử 
thân thiện, chia sẻ với mọi người; biết lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự 
đồng thuận của thầy cô, bạn bè. 
 Thông qua hoạt động giao tiếp các em sẽ phát huy được vốn ngôn ngữ, 
nói đúng cấu trúc ngữ pháp, mở rộng thêm vốn từ, làm cơ sở cho việc tiếp thu tri 
thức. Cũng nhằm hình thành thói quen, ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp 
của Tiếng Việt, góp phần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ 
nghĩa. Khi đã có kĩ năng giao tiếp các em sẽ tự tin trước đám đông, truyền tải 
 1 / 15 NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO 
HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Căn cứ khoa học của đề tài:
 Kĩ năng sống được hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả 
năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó 
tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Kĩ năng giao tiếp là khả năng có 
thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ 
thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hoá, đồng thời biết lắng nghe, tôn 
trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm 
cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ 
sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết. 
 Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều 
chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm 
xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng giao tiếp 
giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối 
quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình - nguồn hỗ trợ quan trọng cho 
mỗi chúng ta; đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây 
là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống. Kĩ năng giao tiếp là yếu tố 
cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp 
tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc. 
 Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nói chung là một vấn đề 
hết sức cần thiết mà đòi hỏi các yếu tố Nhà trường, Gia đình và Xã hội cần 
chung tay góp sức giáo dục, đặc biệt là Nhà trường, mà lực lượng nòng cốt để 
giáo dục trực tiếp các em ở đây là giáo viên. 
2. Mục tiêu, ý nghĩa của giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học:
 Trong thực tế hiện nay chúng ta thấy xã hội ngày càng phát triển nhưng kĩ 
năng giao tiếp của học sinh ngày càng giảm sút. Bác Hồ từng nói “ Trẻ em như 
búp trên cành. Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan", hay ngạn ngữ ví “ Trẻ 
em như tờ giấy trắng ” nên tôi nghĩ nếu các em được bồi dưỡng, giáo dục đúng 
cách thì khả năng giao tiếp, khả năng học tập cũng như trình bày văn bản nói và 
viết sẽ chặt chẽ lô-gíc, ngắn gọn nhưng đủ ý, có văn hoá, có hình ảnh, có âm 
thanh, bộc lộ được trí tuệ tình cảm, sắc thái biểu cảm của cá nhân (Kính trọng, 
vui mừng, căm thù, buồn bã đúng lúc),..Biết sử dụng các bộ phận phụ trong câu 
như hô ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ,.. để làm cho câu văn hay hơn, thể hiện 
sự trưởng thành về nhân cách của học sinh .
 3 / 15 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC 
SINH LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Lồng ghép giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua các tiết học:
 Việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ 
lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt 
hiệu quả cao, tôi đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: 
Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Khoa học; An toàn giao thông, Kĩ năng sống, Sống 
đẹp .... để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như 
trong cuộc sống thực.
 Trong chương trình lớp 4, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo 
dục kĩ năng giao tiếp xã hội cho các em như: Viết thư, Điền vào giấy tờ in sẵn, 
Giới thiệu địa phương,... được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Tôi chỉ 
gợi mở, sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp 
đặt. 
 Nhiều bài Luyện từ và câu có nội dung rèn luyện các nghi thức, lời nói; 
nhiều bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành 
một số kĩ năng giao tiếp cộng đồng như mẫu đơn, thư,hoặc cung cấp những 
câu chuyện mà qua đó học sinh có thể rút ra những nội dung rèn kĩ năng giao 
tiếp. Khi dạy bài: “Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị” môn Luyện từ 
và câu. Tôi cho học sinh chuẩn bị những hộp thư: Yêu cầu, đề nghị và tổng kết 
lại vào cuối tiết. Em nào nêu được nhiều câu yêu cầu, đề nghị lịch sự nhất sẽ 
được tuyên dương. Không những vậy, tôi tổ chức cho các em trao đổi: “Theo 
em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?”, “Em đã lịch sự khi yêu cầu đề 
nghị chưa?”... qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình. 
 Tiết Kể chuyện: Bài “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” hoặc “Kể chuyện được 
chứng kiến, tham gia”, tôi yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện con đã được học, 
được chứng kiến hay tham gia trong cuộc sống cho cả lớp nghe, giúp học sinh 
rèn kĩ năng giao tiếp trước đám đông, mạnh dạn và tự tin, nói năng ngày càng 
lưu loát hơn. Khi kể xong, học sinh mời các bạn nhận xét, trao đổi về nội dung ý 
nghĩa câu chuyện, nhận xét về tính cách của các nhân vật trong truyện, giúp các 
em tạo cảm giác tự tin khi trao đổi một vấn đề, cách giải quyết một vấn đề có 
hiệu quả nhất.
 Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học 
sinh qua môn Tiếng Việt, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính 
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học 
tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động 
nhóm, phương pháp hỏi đáp,Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy 
trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,học sinh có 
được cơ hội rèn luyện, thực hành kĩ năng giao tiếp một cách triệt để.
 5 / 15 Tôi xác định cần tạo ra môi trường học tập thân thiện cho các em, giúp 
các em hợp tác tốt hơn trong hoạt động nhóm, phát huy tinh thần “Học thầy 
không tày học bạn”, tôn trọng lắng nghe ý kiến của bạn, suy nghĩ và lựa chọn để 
đưa ra ý kiến riêng của mình. Tránh làm mất đi tính tự tin dẫn đến tiêu cực. 
 Khi dạy Khoa học ở lớp 4, tôi thường tổ chức cho học sinh hoạt động theo 
nhóm, với nhiệm vụ mỗi em trong nhóm cùng thảo luận bàn bạc và đi đến thống 
nhất một nội dung mà giáo viên yêu cầu thảo luận. Cử một bạn ghi vào bảng 
nhóm kết quả đã thống nhất. Khi các nhóm đã thực hiện xong nhiệm vụ, các 
nhóm trình bày trước lớp để cả lớp cùng nhận xét về cách trình bày của nhóm 
bạn. Kết quả tham gia các hoạt động nhóm, các em có thể rèn luyện cho mình 
cách nói năng rõ ràng, mạch lạc, tự tin.
 Khi hoạt động cả lớp, giáo viên đưa ra những câu hỏi nhẹ nhàng, hợp lí để 
học sinh luôn cảm thấy tiết học nhẹ nhàng, thân thiện cởi mở không gò bó, các 
em có cảm giác thoải mái, tiết học thực sự hứng thú, tạo nên tiết học sinh động 
mang lại hiệu quả cao hơn.
 Tổ chức học nhóm các em chính là những người tự giác và chủ động tìm 
và nói ra kiến thức đã khám phá. Mỗi khi báo cáo kết quả, tôi chú trọng rèn học 
sinh ý thức tôn trọng và lắng nghe ý kiến của bạn, của nhóm khác, tự tin và tự 
giác cùng trao đổi, bàn bạc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm, dám nói ra 
suy nghĩ hoặc bảo vệ ý kiến của nhóm mình trước tập thể, trước các nhóm khác 
một cách đúng đắn, theo hướng tích cực. Qua học nhóm các em ngày một mạnh 
dạn hơn, nói năng tự tin hơn.
1.3. Rèn cho học sinh sự mạnh dạn trong giao tiếp
 Đa số trẻ ở lứa tuổi Tiểu học vẫn còn khá non nớt để nhận thức về xã hội. 
Muốn giáo dục cho học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt thì việc định hướng, khuyến 
khích các em học sinh tự tin bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình trước đám đông 
là điều rất quan trọng. Muốn các em mạnh dạn, tự tin thì phải tạo nhiều cơ hội 
cho các em được nói, được làm và được chia sẻ. 
 Vào đầu năm học, tôi thường cho các em tự giới thiệu về bản thân theo 
các câu hỏi gợi ý đã được viết lên bảng. Ví dụ như:
 - Em tên là gì? Địa chỉ gia đình em? Gia đình em có mấy người? Em hãy 
giới thiệu một vài nét chính về từng thành viên trong gia đình mình. Em có sở 
thích gì đặc biệt? Hãy chia sẻ cho cô giáo và các bạn cùng biết.
 Khi gọi học sinh giới thiệu, tôi thường gọi những học sinh bạo dạn (hào 
hứng xung phong) trước. Những em này thường nói rất tốt: đầy đủ và tự nhiên. 
Chỉ một lúc sau, những cánh tay xung phong sẽ nhiều dần lên, không khí lớp 
học vui hơn bởi những tiếng cười, tiếng nói xì xào để nhắc nhở bạn nói gì tiếp 
 7 / 15 sinh nữ) là hai học sinh nhút nhát nhất lớp: Em Duy Minh, mỗi lần cô giáo gọi 
lên đọc bài là em ấy lại run cầm cập, chỉ đọc được 1, 2 câu xong đứng khóc. Còn 
em Hồng Hoa thì không bao giờ giơ tay phát biểu, cô giáo gọi lên đọc bài hoặc 
chữa bài trên bảng thì không đứng lên, chỉ cúi mặt xuống mặt bàn. giờ ra chơi 
cứ lủi thủi một mình, Nhưng sau một học kì thì những biểu hiện ấy không còn 
nữa mà thay vào đó là nét mặt rạng ngời, hòa nhập với các bạn trong lớp và 
thường xuyên xung phong lên bảng chữa bài để được cô giáo tặng hoa điểm 
giỏi. Nhiều khi hai em này còn muốn cô cho lên điều khiển các hoạt động trước 
lớp. Cảm nhận được sự thay đổi bất ngờ của hai học sinh này mà tôi thấy hạnh 
phúc.
1.4. Giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động tập thể:
 Hoạt đông tập thể là một hoạt động cần thiết. Vì thế tôi không chỉ chú ý 
rèn kĩ năng giao tiếp cho HS trong học tập mà tôi còn chú ý rèn kĩ năng giao tiếp 
cho HS trong cả các hoạt động tập thể, bao gồm: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, 
sinh hoạt lớp, sinh hoạt đầu giờ, hoạt động Đội. Trong các hoạt động này, HS là 
người thực hiện. Để rèn được kĩ năng giao tiếp cho các em, ngay những ngày 
đầu tiên khi nhận lớp tôi đã phát động phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” qua 
cách ứng xử lễ phép như: biết đi thưa về trình, chào hỏi những người lớn tuổi; 
biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được tặng quà; vui vẻ hòa nhã với 
bạn bè, lễ phép với thầy cô và những người lớn tuổi, biết vỗ tay khi được xem 
biểu diễn hoặc nghe nói chuyện dưới cờ trong các buổi lễ, buổi diễn thuyết, 
Tôi cùng sinh hoạt với các em, lắng nghe ý kiến của các em. Tôi hướng dẫn các 
em giao tiếp một cách lịch sự, không chỉ chích nhau trong tiết sinh hoạt mà chỉ 
khuyên các bạn cố gắng khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm 
để thực hiện một cách tốt hơn trong tuần tiếp theo.Đồng thời khuyên các em biết 
lắng nghe ý kiến của nhau, giao tiếp với nhau cởi mở, thân thiện, gọi “bạn”, 
xưng “tôi”. Tôi cũng hướng dẫn các em trong ban cán sự lớp, ban chỉ huy chi 
đội luôn làm mới các tiết sinh hoạt lớp để làm tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn của tiết 
học này. Cụ thể là trong mỗi tháng, các tiết sinh hoạt đều có một chủ đề riêng. 
Chẳng hạn, chủ điểm của tháng 11là “Biết ơn thầy cô giáo”. Trong tiết sinh hoạt 
đầu tiên của tháng, sau khi tổng kết xong các hoạt động của tuần trước tôi cho 
các tổ, nhóm đăng kí các tiết mục văn nghệ với chủ đề “Ngàn lời tri ân”. Các 
em rất hào hứng tham gia. Tôi thấy các em còn biết bàn bạc trong tổ, trong 
nhóm; trao đổi với nhau xem nên chọn bài hát, bài thơ nào?...Rồi các em tập 
luyện với nhau trong giờ ra chơi hoặc cuối buổi học. Các em cũng mạnh dạn hỏi 
tôi về ý tưởng cũng như các động tác múa phụ họa cho bài hát của nhóm mình 
và nhờ tôi góp ý. Sau hai tuần cho các em chuẩn bị và tập luyện, tôi tổ chức cho 
các tổ, nhóm thi với nhau trong tiết sinh hoạt lớp để chọn ra tiết mục hay nhất 
tham gia thi cấp trường. Kết quả, tiết mục múa hát bài “Niềm vui của em” của tổ 
 9 / 15

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_giao_tiep.docx