Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn cho trẻ 4-5 tuổi thói quen vệ sinh và hành vi văn minh tại trường Mầm non Bình Minh
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn cho trẻ 4-5 tuổi thói quen vệ sinh và hành vi văn minh tại trường Mầm non Bình Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn cho trẻ 4-5 tuổi thói quen vệ sinh và hành vi văn minh tại trường Mầm non Bình Minh
I.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là nấc thang khởi đầu cho hệ thống quốc dân, trong đó những thói quen vệ sinh và hành vi tạo nên nhân cách con người của trẻ, là con đường giúp trẻ lớn lên và phát triển toàn diện. Trong những năm vừa qua, bậc học mầm non được sự quan tâm và đầu tư của nhà nước, hệ thống giáo dục mầm non theo chương chương trình đổi mới được thực hiện phủ khắp từ thành thị đến thôn quê vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa. Bên cạnh những biện pháp giúp cho trẻ phát triển toàn diện, lĩnh hội nội dung chương trình thông qua các môn học thì vấn đề làm tôi quan tâm nhất là “Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh và hành vi văn minh”. Công tác rèn cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh, phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành kỹ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai. Bên cạnh đó, phát triển cho trẻ các lĩnh vực thẫm mỹ, nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm xã hội, thì vấn quan trọng cần được quan tâm thường xuyên là làm sao cho trẻ phát triển hướng đến hành vi văn minh của nhân loại, vấn đề hình thành thói quen vệ sinh của mỗi cá thể trong cộng đồng. Vì trẻ em là nguồn nhân lực của đất nước, là người kế tục của cha anh, là người gánh vác nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước nên ngay từ nền móng ban đầu, trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt. Đơn vị nơi tôi đang công tác là vùng đặc thù dân tộc thiểu số người đồng bào êđê chiếm 94,1%, đa số phụ huynh của các cháu làm nghề nông và ở trong vùng kinh tế khó khăn, ít tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài và còn mang đậm tính địa phương, phong tục tập quán nên rất ít cháu nhỏ được bố mẹ để ý đến vấn đề rèn cho trẻ thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. Đây chính là lí do thúc đẩy tôi chọn để tài để tìm ra “ Một số biện pháp rèn cho trẻ 4-5 tuổi thói quen vệ sinh và hành vi văn minh tại trường Mầm non Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sap- Huyện Krông Ana- Tỉnh Đăklăk” giúp cho trẻ có sự mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp của cuộc sống . 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: * Mục tiêu của đề tài. 1 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: - Từ lúc lọt lòng đến 6 tuổi sự phát triển của trẻ chưa phải lĩnh hội tri thức bằng con đường truyền thụ theo phương pháp nhà trường, mà trẻ tiếp nhận văn hóa theo con đường cảm nhận qua sự chắt lọc ngấm dần tự nhiên từ chất người trong cuộc sống hằng ngày. Những gì mà trẻ tiếp nhận là tình yêu thương giữa con người với con người thông qua cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ theo truyền thống gia đình. - Gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên. Người mẹ đóng vai trò trung tâm và quan trọng nhất. Bởi vậy trong môi trường mầm non cần tổ chức sao cho gần giống với môi trường gia đình, ở đây cô là mẹ, các cháu là con. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và nhiệm vụ của một giáo viên mầm non trong thực trạng của trẻ hiện nay nên tôi đã chọn đề tài này để trình bày thực tế để tìm biện pháp thực hiện và giáo dục cho trẻ. - Đới với trẻ mầm non, việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp cho trẻ khỏe mạnh, có thói quen hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của giáo viên, sự phối hợp rèn luyện thói quen của trẻ, của gia đình, nhà trường, sự đầu tư trang thiết bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh của trẻ hàng ngày. - Tuy nhiên, để giáo dục cho trẻ các kỹ năng và thao tác vệ sinh cá nhân, giúp trẻ nhớ hết các thao tác rửa tay, rửa mặt, chải răng không phải là việc đơn giản. Công việc này mất tương đối thời gian cho mỗi ngày. Nếu như không khéo léo có thể sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe, phong tránh bệnh tật cho trẻ. Do đó, cần nhắc nhở và giáo dục trẻ thực hiện thường xuyên và đều đặn. - Thói quen hành vi văn minh lịch sự là nền tảng đạo đức của mỗi con người, là hành vi văn hóa. Ngay từ nhỏ trẻ phải được uống nắn từ cử chỉ lời nói ,hành động văn minh thì lớn lên trẻ mới trở thành người có ích với chính bản thân, gia đình và xã hội, trẻ phải biết tu dưỡng, rèn luyện từng ngày theo hướng tốt, nói lời hay, ý đẹp, đi đứng nhẹ nhàng, cư xử với mọi người hòa nhã, niềm nở, lịch sự. Biết chấp hành một số nội quy vệ sinh công cộng, với vệ sinh cá nhân thể hiện được vẻ đẹp của một thế hệ thân thiện với môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: * Thực trạng trước khi nghiên cứu đề tài 3 + Lối giáo dục sai phương pháp của phụ huynh: dùng bạo lực, áp đặt, cứng nhắclàm cho trẻ thụ động, không làm chủ bản thân. - Giáo viên vì không phải người bản địa nên không hiểu được hết tâm tư tình cảm nguyện vọng của trẻ, do trẻ còn giao tiếp bằng ngôn ngữ địa phương nhiều. * Khảo Sát thực trạng ban đầu 34 trẻ trong lớp Nội dung khảo sát Trước khi thực hiện + Số trẻ có hành vi ứng sử văn minh ( 11/34 trẻ = 32,3% biết chào hỏi, cảm ơn, biết xin lỗi khi làm điều sai, biết giúp đỡ bạn bè, thực hiện nghiêm túc quy định giờ giấc của lớp.) + Số trẻ chưa hình thành được hành vi 12/34 trẻ = 35,3% ứng xử văn minh + Số trẻ đã có được thói quen vệ sinh cơ 14/34 trẻ = 41,1% bản( Tự Đánh răng, đi vệ sinh đúng nơi quy định, cầm được thìa ăn cơm, tự mặc quần áo, bỏ rác đúng nơi quy định, biết rữa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh) + Số trẻ chưa có kỹ năng vệ sinh 15/34trẻ = 44,1% * Các nguyên nhân chủ quan và khách quan. + Nguyên nhân chủ quan: - Đôi khi vẫn còn một số trẻ nhanh chán với việc tham gia vào các hình thức tổ chức rèn cho trẻ thói quen vệ sinh và hành vi văn minh, vốn tiếng việt của trẻ còn hạn chế nên cũng gặp trở ngại - Những hành động đúng của trẻ trong giao tiếp hằng ngày cô chưa kịp thời khen thưởng và tuyên dương trước lớp, chưa phân tích được vì sao đúng cho trẻ hiểu được tính chất của sự việc - Trẻ còn nhút nhát trong các hoạt động, tiếp xúc với cô chưa thật sự gần gũi với cô, một số trẻ còn cô lập với bạn với các trò chơi trong lớp. - Chưa nhận được sự đồng tình giúp đở, hợp tác từ phía phụ huynh. 5 phục vụ bản thân có nếp sống văn minh ngay từ nhỏ thì người giáo viên cần phải lên kế hoạch cụ thể cho từng hoat động để hướng dẫn cho trẻ. - Trước tiên, giáo viên cần phải nắm được yêu cầu rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. Trẻ phải tự phục vụ bản thân, tự làm, tự học hỏi lẫn nhau. + Sáng đến lớp trẻ phải biết chào hỏi cô giáo, bố mẹ cũng như anh chị lớn tuổi hơn mình. + Trước khi vào lớp thì giày dép, mũ nón, cặp thì để ở nơi quy định. + Khi đi vệ sinh thì trẻ phải biết xin phép và đi đúng nơi quy định. Đi vệ sinh ở đâu, đi xong thì cần phải làm gì? Ví dụ: Khi trẻ đi vệ sinh xong trẻ phải biết bấm nút để xả cho sạch bồn vệ sinh, sau khi đi vệ sinh xong thì lấy xà bông để rửa tay cho sạch, tránh vi khuẩn còn bám ở tay. + Ra ngoài dạo chơi thì cần phải mang dép, đội mũ nón và không được chửi thề cũng như đánh bạn hay các em nhỏ tuổi hơn mình. Ví dụ: Khi phát hiện ra bạn hay nói tục chửi thề, cô liền gọi bạn nhỏ đó lại, giáo dục trẻ cách nói chuyện như vậy là không tốt, không ngoan, chỉ những bạn nhỏ hư mới như vậy thôi, nếu muốn được mọi người yêu mến thì mình phải là đứa trẻ ngoan thì mới được cô cũng như các bạn quý mến. + Nên tập cho trẻ đi vệ sinh theo nhóm hoặc tổ, để dễ dàng quan sát và hướng dẫn cách đi vệ sinh đúng nơi quy định. Ví dụ : Khi cô cho cả lớp đi vệ sinh, đông trẻ quá cô sẽ không bao quát được hết trẻ trong lớp đã thực hiện đúng hay chưa, có nhiều cháu không đi vệ sinh đúng nơi quy định thì cô gọi riêng từng cháu lại và hướng dẫn cho cháu đi vệ sinh đúng nơi quy định. Vì thế, cô giáo cần cho trẻ đi vệ sinh theo nhóm hoặc tổ để đảm bảo trẻ đã đi đúng nơi quy định. + Trước khi đến giờ ăn, cô sẽ tập trung trẻ lại, cho trẻ xếp hàng và lần lượt cho trẻ rửa tay dưới vòi nước sạch theo đúng 6 bước rửa tay trước khi vào phòng ăn, khi 7 + Ví dụ: Cô giáo hướng dẫn trẻ rửa tay đúng quy trình theo đúng 6 bước cơ bản thì phải có đủ vòi nước sạch cho trẻ, có xà phòng rửa tay, giáo dục trẻ phải rữa tay bằng xà phòng thì trong nhà vệ sinh. Yêu cầu trẻ muốn đi vệ sinh phải xin phép cô và đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Cung cấp đầy đủ đồ dùng đồ chơi để cho trẻ được trải nghiệm và thực hành, trẻ học qua những lý thuyết mà giáo viên hướng dẫn, thì với trẻ việc trẻ thực hành là điều tất yếu nhất, chính vì thế không những đồ dùng về vệ sinh cho trẻ mà còn đồ dùng cho trẻ được trực tiếp tiếp xúc qua những hành vi của mình, để từ đó cô sữa sai cho trẻ. + Ví dụ: Cô cho trẻ chơi ở các góc, mỗi góc có mỗi đồ dùng đồ chơi khác nhau, nhiều trẻ từ góc này mà qua góc kia tranh đồ chơi của bạn và lấy đồ chơi của bạn mang về góc chơi của mình, trong khi tranh giành đồ chơi trẻ sẽ có thể gây xô xát với nhau hoặc nói ra những câu chửi thề, chính những lúc này cô giáo có thể sửa sai cho trẻ và giáo dục trẻ, nếu muốn chơi những đồ chơi của bạn thì phải sang thỏa thuận nhẹ nhàng với bạn để hai bạn cùng nhau đổi vị trí và góc chơi cho nhau. * Biện pháp 3: Biện pháp hướng dẫn ( làm mẫu) và làm gương cho trẻ noi theo đúng trình tự trong quá trình hình thành thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ . - Cô giáo cần phải hướng dẫn cho trẻ biết những yêu cầu cần thiết của từng thói quen vệ sinh tốt và tác hại của việc không thực hiện đúng yêu cầu. Vì khả năng tiếp thu của trẻ còn hạn chế, khả năng quan sát ghi nhớ có chủ đích đã hình thành nhưng chưa duy trì bền vững nên lời hướng dẫn của cô phải: rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. - Đối với những việc có thể làm mẫu được thì cô nên làm mẫu thực tế cho trẻ quan sát hoặc cô có thể tập trước cho 1 trẻ thành thạo động tác rồi làm mẫu cho các bạn khác. + Ví dụ: Cô cho trẻ đi rửa tay thì cô phải thực hiện thao tác rửa tay theo 6 bước, khi rửa thì vừa làm vừa nói các bước rửa tay và yêu cầu trẻ làm theo. 9 + “ Trước khi đi ngủ thì chúng ta cần phải làm gì để cho răng miệng sạch nhỉ?” + “Vậy buổi sáng thức dậy chúng ta phải làm gì rồi mới ăn sáng để đến trường” - Giáo viên lặp đi lặp lại nhiều lần nhắc nhở trẻ và thực hiện ngay tại lớp những nhu cầu mà trẻ cần đến như: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Có ý thức giữ vệ nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học cũng như nơi công cộng,biết sử dụng nước sạch, tiết kiệm nhiên vật liệu. - Trẻ tự biết tự mặc quần áo, yêu cầu người lớn phải măt cho mình trang phục sạch sẽ gọn gàng. - Biết giúp cô gấp, trải nệm, biết cất giọn đồ chơi cùng cô và các bạn sau khi đã hết giờ chơi hoặc xếp lại giá đồ chơi ngăn nắp trong giờ hoạt động chiều. - Biết đội mũ khi ra trời nắng, mặc áo mưa khi đi trời mưa. Mùa lạnh thì mặc áo ấm.. * Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc những quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống văn minh, các kỹ năng cần rèn cho trẻ: - Biết giúp cô lau bàn sau khi ăn xong,biết giúp cô phơi khăn, nhặc rác rơi vãi trên sàn nhà - Biết lấy tay che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ mũi. - Cô hướng dẫn cho trẻ biết cách chào hỏi cô khi đến lớp và chào mẹ để mẹ ra về, hướng dẫn trẻ bỏ dép lên giá dép, móc mủ lên giá, mang dép đúng chân của mình và biết chào hỏi các thầy cô giáo trong nhà trường. + Ví dụ: Khi đón trẻ cô nhắc trẻ chào cô, chào mẹ, khi có khách đến lớp cô mời lớp đứng dậy chào bất kì cô nào vào lớp. - Trong giờ ăn: Dạy trẻ rữa tay sạch trước khi ăn, đánh răng sau khi ăn song để đi ngủ, mời người lớn trước khi ăn, cầm thìa bằng tay phải, ăn phải nhai từ tốn, 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_cho_tre_4_5_tuoi.doc