Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở Trường THPT Mường Kim

docx 22 trang skquanly 12/07/2024 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở Trường THPT Mường Kim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở Trường THPT Mường Kim

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở Trường THPT Mường Kim
 A - PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
 Bước vào thế kỷ XXI, nước ta đang đứng trước những thách thức vô cùng 
mạnh mẽ. Thế giới đang tiến như vũ bão trên mặt trận sản xuất vật chất trong khi 
nước ta đang ở tình trạng lạc hậu về nhiều mặt. Để vượt qua được những thách 
thức đó, phải phát huy được nguồn lực con người. Giáo dục và đào tạo giữ vai trò 
quan trọng trong việc phát huy nguồn lực đó. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban 
Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định: “Tiếp tục đổi mới phương 
pháp giáo dục - đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất trường học ” và “Sử dụng 
một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo 
dục - đào tạo ”.
 Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, trước những yêu cầu cấp bách về chất 
lượng giáo dục và đào tạo, Nhà nước đã, đang và sẽ tăng cường đầu tư cho các 
trường học nhằm chấm dứt tình trạng trường lớp nghèo nàn, thiếu những thiết bị 
dạy học tối thiểu, bằng mọi cách xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất để trường 
học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đoi mới phương 
pháp, đưa việc dạy học đến một tầm cao mới, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài 
của sự nghiệp đất nước. Việc hiện đại hoá trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị dạy 
học là công việc thiết thực nhưng phải thực hiện lâu dài. Để đổi mới phương pháp 
dạy học, trước mắt các nhà trường cần phải sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt cơ 
sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có, tự làm thiết bị dạy học, huy động các nguồn 
lực để tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
 Nhận thức được vai trò của thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng 
giáo dục, trong những năm qua, Trường THPT Mường Kim đã có nhiều cố gắng 
để việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học đáp ứng được mục tiêu giáo 
dục. Tuy vậy, do chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu nên chất lượng của công tác 
này chưa đạt hiệu quả cao.
 Xuất phát từ những lý do như trên, là một cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở 
suy nghĩ làm thế nào tìm ra những biện pháp quản lý cụ thể để nâng cao chất lượng 
dạy học của trường. Một trong những vấn đề tôi chú trọng quan tâm nhiều năm nay Đây là đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT 
Mường Kim.
 So với biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học 
năm học 2011 - 2012, năm học này tôi sử dụng một số biện pháp mới như sau:
 Xây dựng quy chế về việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cụ 
thể, chặt chẽ.
 Chỉ đạo các to chuyên môn bồi dưỡng cho giáo viên cách làm, sử dụng và 
bảo quản đồ dùng.
 Chỉ đạo giáo viên tích cực tham khảo cách hướng dẫn làm đồ dùng dạy học 
trên mạng internet. Động viên giáo viên tập thiết kế đồ dùng flash để ứng dụng vào 
việc giảng dạy.
 Sử dụng biện pháp hành chính, biện pháp thi đua trong việc thực hiện công 
tác tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng và thiết bị dạy học.
 Huy động nguồn đóng góp của các bậc phụ huynh để mua sắm thêm một số 
đồ dùng. và phương pháp dạy học. Đảm bảo tính trực quan trong dạy học, đảm bảo chất lượng 
kiến thức, thể hiện tường minh phương pháp làm việc, giúp học sinh rèn luyện các 
kỹ năng, cho phép đa dạng hoá các loại hình dạy học. Phương tiện kỹ thuật dạy học 
cũng có khả năng sư phạm to lớn: tăng tốc độ truyền tải mà không làm giảm lượng 
thông tin, tạo điều kiện đi sâu vào bản chất sự vật và hiện tượng, tiết kiệm thời gian, 
tạo hứng thú và lôi cuốn người học, cho phép cải tiến các hình thức lao động sư 
phạm, tạo điều kiện cho học sinh thực hành rèn luyện kỹ năng, tạo ra các tình huống 
sư phạm và “vùng hợp tác” giữa giáo viên và học sinh.
 1.5. Yêu cầu của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học phải đảm 
bảo các yêu cầu: tính khoa học (mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh hiện thực), 
tính sư phạm (sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ rõ, kích thước, 
màu sắc, dễ sử dụng, phù hợp tâm lý học sinh), tính kinh tế (giá thành tương xứng 
với hiệu quả giáo dục và đào tạo).
 1.6. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Là tác động có mục đích của 
người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật 
chất và thiết bị dạy học phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo.
 1.7. Nội dung của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Bao gồm phòng 
thiết bị dạy học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, thiết bị dạy 
học các môn học, các tài liệu trực quan: tranh ảnh, bản đồ, biểu bảng..., các mô hình 
tự nhiên và nhân tạo, các dụng cụ thực nghiệm, các phương tiện kỹ thuật, những điều 
kiện hỗ trợ khác: điện, nước.
 Nội dung cơ bản của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Xây dựng và 
bo sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh cơ sở vật chất và thiết 
bị dạy học. Duy trì, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; sử dụng cơ sở vật 
chấtvà thiết bị dạy học.
 Để sử dụng tốt phải giải quyết một số vấn đề về mặt quản lý như đầu tư trang 
bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác, nâng cao trình độ nghiệp vụ, 
kỹ thuật và kỹ năng cho giáo viên, thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên 
môn...
 1.8. Chức năng của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Lập kế hoạch sử 1.2. Khó khăn:
 Thiết bị dạy học của nhà trường đã được trang bị nhưng chưa đồng bộ. Một 
số thiết bị được trang cấp từ những năm trước đã kém chất lượng. Nhà trường còn 
thiếu các phòng học chuyên dụng nên thiết bị dạy học sắp xếp chưa khoa học, việc 
sử dụng chưa phát huy hết hiệu quả của thiết bị dạy học.
 Nguồn kinh phí dành cho mua sắm, bo sung thiết bị dạy học còn hạn hẹp.
 Đội ngũ giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm công tác. Một số giáo viên chưa có 
ý thức làm đồ dùng, chưa biết sử dụng và bảo quản đồ dùng.
 Nhân viên thiết bị chưa có kinh nghiệm trong việc sắp xếp, theo dõi và bảo 
quản thiết bị dạy học.
 Điều kiện kinh tế của nhân dân ở địa phương còn nhiều khó khăn nên việc 
huy động các nguồn lực từ nhân dân còn hạn chế.
 2. Một số kết quả đạt được trong quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng 
dạy học:
 Nhà trường đã thực hiện đúng quy trình giao nhận nghiệm thu thiết bị dạy 
học, đã kiểm tra về số lượng, chủng loại và chất lượng thiết bị đã được cấp, có biên 
bản giao nhận đầy đủ.
 Việc quản lý công tác tự làm đồ dùng: Nhà trường đã phát động phong trào 
thi đua tự làm đồ dùng dạy học trong cán bộ giáo viên và học sinh nhằm bổ sung các 
thiết bị thiếu hoặc đã cũ, không phù hợp.
 Việc quản lý công tác sử dụng đồ dùng: Nhà trường đã cử giáo viên đi tham 
gia tập huấn sử dụng thiết bị dạy học các bộ môn. Sau khi tập huấn, các giáo viên đó 
đã vận dụng khá tốt những kiến thức, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và trở thành 
những hạt nhân trong nhóm, tổ chuyên môn về kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học.
 Việc quản lý công tác bảo quản đồ dùng: Các thiết bị đã được sắp xếp vào các 
phòng để đưa vào phục vụ dạy và học tập kịp thời theo yêu cầu môn học.
 Việc quản lý đầu tư nguồn ngân sách nhằm tăng cường cơ sở vật chất, thiết 
bị đã được nhà trường quan tâm.
 3. Một số tồn tại trong quản lý việc sử dụng và tự làm TBDH:
 3.1. Tồn tại:
 Việc tham mưu cho cấp trên để bo sung nguồn kinh phí để mua sắm, sửa chữa, tự làm thiết bị dạy học còn nhiều bất cập, thiếu khoa học.
 Nhà trường chưa có các biện pháp hữu hiệu, cụ thể, thiết thực để nâng cao 
nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng cho cán bộ giáo viên về việc sử dụng và tự 
làm thiết bị dạy học.
 Một số bộ phận giáo viên chưa thấy hết được vai trò của thiết bị, đồ dùng 
trong việc giảng dạy, chưa có kỹ năng sử dụng, chưa có trách nhiệm trong việc bảo 
quản đồ dùng, đồ dùng tự làm mang tính chiếu lệ, hình thức.
 Công tác xã hội hoá thiết bị dạy học chưa được đẩy mạnh. Địa phương nơi 
trường đóng có ít các cơ sở kinh tế, doanh nghiệp. Mặt khác, đời sống nhân dân còn 
nhiều khó khăn nên việc tranh thủ các nguồn lực xã hội đầu tư cho thiết bị dạy học 
còn hạn chế.
 Qua việc phân tích thực trạng nói trên, tôi đã nhận thấy rằng: Đối với Trường 
THPT Mường Kim, để thực hiện được nhiệm vụ chính trị, thực hiện mục tiêu chiến 
lược phát triển giáo dục thì nhiệm vụ quan trọng là phải nâng cao chất lượng dạy 
học. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, một trong những biện pháp hữu hiệu là 
phải nâng cao chất lượng quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
 Để quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học có hiệu quả, tôi 
xin đề xuất một số biện pháp chính như sau:
 1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên 
trong việc làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học:
 Việc nâng cao nhận thức về công tác tự làm, sử dụng, bảo quản đồ dùng và 
thiết bị dạy học là một việc vô cùng quan trọng. Các cán bộ, giáo viên, nhân viên có 
nhận thức đúng đắn thì mới có tinh thần tự giác, có trách nhiệm cao trong công việc.
 Vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã pho biến các văn bản pháp lý của nhà 
nước về công tác sử dụng thiết bị dạy học: Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, 
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo... Trong 
các cuộc họp, tôi thường xuyên tuyên truyền về vai trò của đồ dùng trong việc nâng 
cao chất lượng giáo dục. Tôi đã chỉ đạo các đạo các tổ chuyên môn thường xuyên 
tuyên truyền, nhắc nhở các giáo viên trong tổ mình. Ngoài ra, tôi còn thường xuyên 
động viên, khích lệ tinh thần tự giác học hỏi, lòng say mê sáng tạo trong công tác tự chuẩn bị, khai thác và sử dụng thiết bị trong giờ dạy mẫu nhằm làm cho giáo viên 
thấy được những ưu điểm, tồn tại trong việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng. Qua đó, 
các giáo viên cùng dự cũng rút ra được những bài học để giờ sau giảng dạy tốt hơn.
 Ngoài ra, tôi phân công những giáo viên sử dụng đồ dùng thành thạo hướng 
dẫn những giáo viên còn yếu, giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong 
việc sử dụng đồ dùng.
 Tôi cũng thường xuyên động viên cán bộ, giáo viên tăng cường sưu tầm các 
sách báo, tạp chí hướng dẫn việc tự làm, sử dụng thiết bị dạy học phục vụ cho việc 
tự bồi dưỡng của giáo viên.
 Qua việc chỉ đạo bồi dưỡng từ tổ đến các cá nhân, tất cả cán bộ và giáo viên 
trong trường đã có kỹ năng cơ bản về việc sử dụng đồ dùng, không còn tình trạng 
thao tác với đồ dùng lúng túng trong giờ giảng. Các giáo viên tự tin hơn với những 
loại tiết có sử dụng đồ dùng trực quan.
 3. Kế hoạch hoá công tác tự làm TBDH:
 3.1. Xây dựng kế hoạch:
 Sau khi cùng nhân viên thiết bị kiểm tra, phân loại và thống kê các đồ dùng, 
thiết bị của năm học trước, tôi đã tiến hành để xây dựng kế hoạch cho cả năm học. 
Căn cứ để xây dựng kế hoạch là văn bản chỉ đạo của các cấp, kế hoạch về việc cung 
cấp đồ dùng của Sở Giáo dục, đề nghị, yêu cầu về thiết bị của các to chuyên môn, 
khả năng tự làm của giáo viên (nguồn vật liệu, vật tư, dụng cụ, kỹ thuật...), nguồn 
kinh phí mà nhà trường có thể đáp ứng cho việc mua sắm, hỗ trợ, thuê mượn... Để 
bản kế hoạch mang tính khả thi, tôi yêu cầu các tổ chuyên môn bàn bạc, đăng ký các 
thiết bị tự làm hoặc cải tiến.
 Dựa vào các căn cứ trên, tôi đã chia kế hoạch chung thành các kế hoạch từng 
phần như sau:
 1. Kế hoạch tự làm đồ dùng dạy học.
 2. Kế hoạch sửa chữa, cải tiến đồ dùng, thiết bị.
 3. Kế hoạch mua bổ sung đồ dùng, thiết bị.
 Các kế hoạch trên được xây dựng và tiến hành ngay từ đầu năm học. Ngoài 
ra, trong quá trình tổ chức, kiểm tra việc thực hiện, có thể điều chỉnh kế hoạch phù 
hợp với khả năng kinh phí, điều kiện lao động, kỹ thuật. hiện việc làm đồ dùng có hiệu quả.
 3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch:
 Tôi đã chỉ đạo các to chuyên môn căn cứ vào kế hoạch chung của trường để 
xây dựng kế hoạch tuần, tháng trong việc tự làm và cải tiến thiết bị dạy học, tôi cũng 
thu nhập các thông tin phản hồi từ tổ chuyên môn đến từng cá nhân để có biện pháp 
điều chỉnh kế hoạch của nhà trường.
 Tôi đã đề ra thời gian nghiệm thu thiết bị: cấp tổ: 1 lần/ tháng, cấp trường: 1 
lần/ học kỳ. Trước khi nghiệm thu, các thiết bị phải được kiểm tra qua việc sử dụng 
trong bài dạy có đại diện nhà trường, giáo viên bộ môn dự giờ, lấy ý kiến của cán 
bộ, giáo viên để đưa ra các quyết định điều chỉnh, thay đổi phù hợp để có thể sử 
dụng rộng rãi. Các thiết bị sau khi nghiệm thu được coi là tài sản của nhà trường, 
được bảo quản và bố trí sử dụng như các thiết bị khác.
 Nhằm vận động, thu hút giáo viên vào việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, 
nhà trường đã tổ chức cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm cấp trường và các đợt hội 
giảng để tạo phong trào, động viên khích lệ giáo viên và khen thưởng bằng vật chất 
đối với những thiết bị hiệu quả, chất lượng.
 Ảnh 1: Đồ dùng tự tạo của giáo viên môn Hoá học

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_viec_tu_lam_s.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở T.pdf