Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở trường THCS

docx 21 trang skquanly 25/04/2025 512
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở trường THCS
 A. PHẦN ĐẶT VẤT ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
 Bước vào thế kỷ XXI, nước ta đang đứng trước những thách thức vô cùng 
mạnh mẽ. Thế giới đang tiến như vũ bão trên mặt trận sản xuất vật chất trong khi 
nước ta đang ở tình trạng lạc hậu về nhiều mặt. Để vượt qua được những thách 
thức đó, phải phát huy được nguồn lực con người. Giáo dục và đào tạo giữ vai trò 
quan trọng trong việc phát huy nguồn lực đó. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban 
Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định: “Tiếp tục đổi mới phương 
pháp giáo dục - đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất trường học” và “Sử dụng 
một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo 
dục - đào tạo”.
 Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, trước những yêu cầu cấp bách về chất 
lượng giáo dục và đào tạo, Nhà nước đã, đang và sẽ tăng cường đầu tư cho các 
trường học nhằm chấm dứt tình trạng trường lớp nghèo nàn, thiếu những thiết bị 
dạy học tối thiểu, bằng mọi cách xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất để trường 
học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương 
pháp, đưa việc dạy học đến một tầm cao mới, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu 
dài của sự nghiệp đất nước. Việc hiện đại hoá trường lớp, cơ sở vật chất và thiết 
bị dạy học là công việc thiết thực nhưng phải thực hiện lâu dài. Để đổi mới 
phương pháp dạy học, trước mắt các nhà trường cần phải sử dụng có hiệu quả và 
bảo quản tốt cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có, tự làm thiết bị dạy học, 
huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
 Nhận thức được vai trò của thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng 
giáo dục, trong những năm qua, sở đã chỉ đạo các phòng giáo dục tổ chức nhiều 
cuộc thi tự làm đồ dùng dạy học như: Gian hàng đồ dùng thiết bị dạy học tự làm, 
sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Tuy vậy, 
do chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu nên chất lượng của công tác này chưa đạt 
hiệu quả cao cụ thể: trước tháng 9 năm 2016 công tác tự làm đồ dùng còn hạn chế 
chưa thật chú trọng. Số lượng tham gia nhiều nhưng chất lượng ĐDDH tự làm 
chưa đảm bảo, còn chồng chéo, nghèo nàn về chủng loại, đơn điệu về hình thức, 
thẩm mỹ chưa thuận tiện trong việc sử dụng cụ thể:
Đồ dùng dạy học tự làm trước khi thực hiện đề án Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học của của đội ngũ giáo viên. 
Giúp giáo viên có kỹ năng tự làm, sử dụng đồ dùng phù hợp, có hiệu quả, nâng 
cao chất lượng giờ dạy.
 Nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng thao tác với đồ dùng, có năng lực 
khám phá, thực hành, sử dụng có hiệu quả đồ dùng trong giờ học và thực hành.
 Giúp các bậc phụ huynh nhận thức được tác dụng của đồ dùng trong việc 
nâng cao chất lượng học tập của học sinh, ủng hộ nhà trường trong việc bổ sung 
mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học.
 Giúp việc quản lý đồ dùng, thiết bị chặt chẽ, tránh thất thoát, hư hỏng.
 Tiết kiệm một phần kinh phí về việc mua sắm đồ dùng để chi vào các hoạt động 
giáo dục khác.
 IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
 Đây là đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng tại trường THCS so 
với biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học năm học 
2015 - 2016, năm học này tôi sử dụng một số biện pháp mới như sau:
 Xây dựng quy chế về việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cụ 
thể, chặt chẽ.
 Chỉ đạo các tổ chuyên môn bồi dưỡng cho giáo viên cách làm, sử dụng và 
bảo quản đồ dung VD: Hướng dẫn cho toàn bộ giáo viên trong trường quy trình: 
Tắt, mở máy chiếu, máy tính, bảng tương tác thông minh
 Chỉ đạo giáo viên tích cực tham khảo hướng dẫn cách làm đồ dùng dạy học 
tự làm trên mạng internet. Động viên giáo viên tập thiết kế đồ dùng flash để ứng 
dụng vào việc giảng dạy. Sử dụng biện pháp hành chính, biện pháp thi đua trong 
việc thực hiện công tác tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng và thiết bị dạy học.
Làm tốt công tác xã hội hóa tạo nguồn để mua sắm thêm một số đồ dùng phục 
vụ giảng dạy.
 làm việc, giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng, cho phép đa dạng hoá các loại hình 
dạy học. Phương tiện kỹ thuật dạy học cũng có khả năng sư phạm to lớn: tăng tốc 
độ truyền tải mà không làm giảm lượng thông tin, tạo điều kiện đi sâu vào bản 
chất sự vật và hiện tượng, tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú và lôi cuốn người học, 
cho phép cải tiến các hình thức lao động sư phạm, tạo điều kiện cho học sinh thực 
hành rèn luyện kỹ năng, tạo ra các tình huống sư phạm và “vùng hợp tác” giữa 
giáo viên và học sinh.
 1.5. Yêu cầu của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
Thiết bị dạy học phải đảm bảo các yêu cầu: tính khoa học (mức độ chuẩn xác 
trong việc phản ánh hiện thực), tính sư phạm (sự phù hợp với các yêu cầu về mặt 
sư phạm như độ rõ, kích thước, màu sắc, dễ sử dụng, phù hợp tâm lý học sinh), 
tính kinh tế (giá thành tương xứng với hiệu quả giáo dục và đào tạo).
 1.6. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
Là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng 
có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ đắc lực cho công 
tác giáo dục và đào tạo.
 1.7. Nội dung của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
Bao gồm phòng thiết bị dạy học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng học 
bộ môn, thiết bị dạy học các môn học, các tài liệu trực quan: tranh ảnh, bản đồ, 
biểu bảng, các mô hình tự nhiên và nhân tạo, các dụng cụ thực nghiệm, các 
phương tiện kỹ thuật, những điều kiện hỗ trợ khác: điện, nước
 Nội dung cơ bản của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Xây dựng và 
bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh cơ sở vật chất và 
thiết bị dạy học. Duy trì, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; sử dụng cơ 
sở vật chấtvà thiết bị dạy học.
 Để sử dụng tốt phải giải quyết một số vấn đề về mặt quản lý như đầu tư 
trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác, nâng cao trình độ 
nghiệp vụ, kỹ thuật và kỹ năng cho giáo viên, thực hiện nghiêm túc các quy định 
về chuyên môn
 1.8. Chức năng của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
Lập kế hoạch sử dụng trang bị, sửa chữa, bảo quản thiết bị dạy học; tổ chức việc 
thực hiện kế hoạch; chỉ đạo; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và có các điều chỉnh 
thích hợp để đảm bảo kế hoạch thực hiện được các mục tiêu đề ra. trường còn thiếu các phòng học chuyên dụng nên thiết bị dạy học sắp xếp chưa 
khoa học, việc sử dụng chưa phát huy hết hiệu quả của thiết bị dạy học.
 Nguồn kinh phí dành cho mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học còn hạn hẹp.
 Đội ngũ giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm công tác. Một số giáo viên chưa có 
ý thức làm đồ dùng, chưa biết sử dụng và bảo quản đồ dùng.
 Nhân viên thiết bị một số trường còn thiếu kinh nghiệm trong việc sắp xếp, 
theo dõi và bảo quản thiết bị dạy học.
 Điều kiện kinh tế của nhân dân ở một số địa phương còn nhiều khó khăn nên 
việc huy động các nguồn lực từ xã hội hóa còn hạn chế.
2. Một số kết quả đạt được trong quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản 
đồ dùng dạy học:
 Nhà trường đã thực hiện đúng quy trình giao nhận nghiệm thu thiết bị dạy 
học, đã kiểm tra về số lượng, chủng loại và chất lượng thiết bị đã được cấp, có 
biên bản giao nhận đầy đủ.
 Việc quản lý công tác tự làm đồ dùng: Các nhà trường đã phát động phong 
trào thi đua tự làm đồ dùng dạy học cho cán bộ giáo viên và học sinh theo từng 
tổ nhóm nhằm bổ sung các thiết bị thiếu hoặc đã cũ, không phù hợp.
 Việc quản lý công tác sử dụng đồ dùng: Các trường đã cử giáo viên đi tham 
gia học hỏi tập huấn sử dụng thiết bị dạy học các bộ môn ở các đơn vị bạn. Sau 
khi tập huấn, các giáo viên đó đã vận dụng khá tốt những kiến thức, kỹ năng sử 
dụng thiết bị dạy học và trở thành những hạt nhân trong nhóm, tổ chuyên môn về 
kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học.
 Việc quản lý công tác bảo quản đồ dùng: Các thiết bị đã được sắp xếp vào 
các phòng để đưa vào phục vụ dạy và học tập kịp thời như yêu cầu môn học.
 Việc quản lý đầu tư nguồn ngân sách nhằm tăng cường cơ sở vật chất, thiết 
bị đã được các nhà trường quan tâm nhiều hơn.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: Để quản lý việc tự làm, sử 
dụng và bảo quản thiết bị dạy học có hiệu quả, tôi xin đề xuất một số biện 
pháp chính như sau:
1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên 
trong việc làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học: Song song với việc hướng dẫn giáo viên tự làm đồ dùng thì việc bồi dưỡng 
cho giáo viên kỹ năng sử dụng đồ dùng cũng được tôi chú trọng. Ban giám hiệu 
đã chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên xây dựng giáo án mẫu, dạy 
mẫu một số giờ thực hành các môn vật lý, hoá học, sinh học, công nghệ... Sau khi 
dạy, cùng với nhận xét góp ý các nội dung khác phải chú ý dành một thời gian 
thoả đáng để nhận xét về việc chuẩn bị, khai thác và sử dụng thiết bị trong giờ 
dạy mẫu nhằm làm cho giáo viên thấy được những ưu điểm, tồn tại trong việc 
chuẩn bị và sử dụng đồ dùng. Qua đó, các giáo viên cùng dự cũng rút ra được 
những bài học để giờ sau giảng dạy tốt hơn.
 Ngoài ra, ban giám hiệu phân công những giáo viên sử dụng đồ dùng thành 
thạo hướng dẫn những giáo viên còn yếu, giáo viên mới ra trường chưa có kinh 
nghiệm trong việc sử dụng đồ dùng.
Ban giám hiệu cũng thường xuyên động viên cán bộ, giáo viên tăng cường sưu 
tầm các sách báo, tạp chí hướng dẫn việc tự làm, sử dụng thiết bị dạy học phục 
vụ cho việc tự bồi dưỡng của giáo viên.
 Qua việc chỉ đạo bồi dưỡng từ tổ đến các cá nhân, tất cả cán bộ và giáo viên 
trong trường đã có kỹ năng cơ bản về việc sử dụng đồ dùng, không còn tình trạng 
thao tác với đồ dùng lúng túng trong giờ giảng. Các giáo viên tự tin hơn với những 
loại tiết có sử dụng đồ dùng trực quan.
3. Kế hoạch hoá công tác tự làm TBDH:
3.1. Xây dựng kế hoạch:
 Sau khi nhân viên thiết bị cùng giáo viên bộ môn kiểm tra, phân loại và thống 
kê các đồ dùng, thiết bị của năm học trước, tôi đã tiến hành để xây dựng kế hoạch 
cho cả năm học. Căn cứ để xây dựng kế hoạch là văn bản chỉ đạo của các cấp, kế 
hoạch về việc cung cấp đồ dùng của Sở Giáo dục, đề nghị, yêu cầu về thiết bị của 
các tổ chuyên môn, khả năng tự làm của giáo viên (nguồn vật liệu, vật tư, dụng 
cụ, kỹ thuật), nguồn kinh phí mà nhà trường có thể đáp ứng cho việc mua sắm, 
hỗ trợ, thuê mượn... Để bản kế hoạch mang tính khả thi, tôi yêu cầu các tổ chuyên 
môn bàn bạc, đăng ký các thiết bị tự làm hoặc cải tiến.
 Dựa vào các căn cứ trên, tôi đã chia kế hoạch chung thành các kế hoạch từng 
phần như sau:
 • Kế hoạch tự làm đồ dùng dạy học.
 • Kế hoạch sửa chữa, cải tiến đồ dùng thiết bị.
 • Kế hoạch mua bổ sung đồ dùng thiết bị. 3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch:
 Tôi đã chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch chung của trường để 
xây dựng kế hoạch tuần, tháng trong việc tự làm và cải tiến thiết bị dạy học, tôi 
cũng thu nhập các thông tin phản hồi từ tổ chuyên môn đến từng cá nhân để có 
biện pháp điều chỉnh kế hoạch của nhà trường.
 Tôi đã đề ra thời gian nghiệm thu thiết bị: cấp tổ: 1 lần/ tháng, cấp trường: 1 
lần/ học kỳ. Trước khi nghiệm thu, các thiết bị phải được kiểm tra qua việc sử 
dụng trong bài dạy có đại diện nhà trường, giáo viên bộ môn dự giờ, lấy ý kiến 
của cán bộ, giáo viên để đưa ra các quyết định điều chỉnh, thay đổi phù hợp để có 
thể sử dụng rộng rãi. Các thiết bị sau khi nghiệm thu được coi là tài sản của nhà 
trường, được vào sổ đồ dùng dạy học tự làm, bảo quản và bố trí sử dụng như các 
thiết bị khác.
Nhằm vận động, thu hút giáo viên vào việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, nhà 
trường đã tổ chức cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm cấp trường và các đợt hội 
giảng để tạo phong trào, động viên khích lệ giáo viên và khen thưởng bằng vật 
chất đối với những thiết bị hiệu quả, chất lượng. 
 Ngoài ra, ban giám hiệu là người chủ đạo trong việc tổ chức các chuyên đề 
gắn với việc tự làm thiết bị để tạo động cơ, nhu cầu cũng như kỹ năng cho giáo 
viên. Các nhà trường dự kiến tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tự 
làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học vào tháng 5/2016 để điều chỉnh, thay 
đổi hợp lý cho công tác lập kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện cho những năm 
học sau.
3.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch:
 Kế hoạch hóa việc tự làm thiết bị dạy học sẽ đảm bảo cho công tác tự làm 
thiết bị dạy học trở thành một nhu cầu của giáo viên, một yêu cầu đối với việc đổi 
mới phương pháp dạy học trong tình hình cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn 
thiếu hiện nay. Làm tốt công tác tự làm thiết bị dạy học không những bổ sung cho 
nhà trường qua các năm học các thiết bị dạy học để ngày càng đảm bảo hơn yêu 
cầu về thiết bị mà quan trọng hơn là rèn luyện cho giáo viên kỹ năng, thói quen 
sử dụng thiết bị, thực hành.
 Kiểm tra cũng là biện pháp quan trọng trong công tác quản lý bằng kế hoạch. 
Vì vậy, tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn kiểm tra công tác tự làm thiết bị dạy học 
phải tập trung vào các nội dung sau: Kiểm tra chủng loại đồ dùng tự làm. Kiểm 
tra thời gian hoàn thành đồ dùng: Việc kiểm tra này đảm bảo cho thiết bị tự làm 
phục vụ trực tiếp cho bài giảng. Với những đồ dùng này, thời gian hoàn thành 
phải trước thời gian giáo viên giảng bài đó. Kiểm tra về chất lượng, hiệu quả của 
đồ dùng: Đây là việc kiểm tra tương đối phức tạp, cần phải có thời gian để thử 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_viec_tu_lam_s.docx