Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử trong trường mầm non Đại Kim

doc 16 trang skquanly 10/06/2025 400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử trong trường mầm non Đại Kim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử trong trường mầm non Đại Kim

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử trong trường mầm non Đại Kim
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Ngày nay, sự lan tỏa của cách mạng công nghệ 4.0 với những bước đột 
phá của công nghệ số, đòi hỏi phải cải cách toàn diện, sâu sắc nền hành chính, 
nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước nói chung, lĩnh vực giáo 
dục và đào tạo nói riêng. Nắm bắt xu thế đó, cùng với cả nước, ngành Giáo dục 
và Đào tạo Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn triển 
khai nhiệm vụ của ngành.
 Việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là một trong 
những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn tới của ngành giáo dục toàn thành 
phố. Không chỉ là trợ giảng cho giáo viên, là bạn đồng hành với học sinh, 
CNTT còn là “trợ lý không lương” của các nhà quản lý giáo dục. Bên cạnh đó, 
CNTT còn giúp truyền thông giáo dục, công khai thông tin, là cầu nối giữa nhà 
trường, phụ huynh và học sinh. Một trong những mô hình ứng dụng CNTT quan 
trọng, thiết thực, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý cũng như 
chất lượng giáo dục. Đó chính là cổng thông tin điện tử (Web Portal).
 Hiện nay, cổng thông tin điện tử đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực 
giáo dục từ các cơ sở giáo dục mầm non đến các cơ quan quản lý giáo dục. Đặc 
biệt với cấp học mầm non, cổng thông tin điện tử chính là phương tiện hữu hiệu 
giúp cập nhật thông tin cần thiết, tạo sự yên tâm, hài lòng cho bậc phụ huynh khi 
gửi con đến trường. Bên cạnh đó, cổng thông tin điện tử cũng giúp truyền đạt 
thông điệp của nhà trường, đồng thời cũng là phương tiện giúp các trường mầm 
non quảng bá hình ảnh của mình một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ thực tế 
đó, cổng thông tin của trường mầm non Đại Kim ra đời đã đáp ứng được nhu 
cầu của đông đảo các bậc phụ huynh cũng như đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo 
dục của nhà trường.
 Là một phó hiệu trưởng có niềm đam mê với công tác ứng dụng CNTT 
trong trường học, tôi đã nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của cổng thông 
tin điện tử trong việc quảng bá hình ảnh cũng như cập nhật các thông tin của nhà 
trường. Tôi luôn băn khoăn, trăn trở tìm ra các giải pháp để quản lý và vận hành 
cổng thông tin của trường mầm non Đại Kim một cách hiệu quả nhất, để cổng 
thông tin điện tử ngày càng gần gũi và trở thành một kênh thông tin truyền thông 
của nhà trường. Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm, cổng thông 
tin điện tử của trường mầm non Đại Kim đi vào hoạt động và đã đem lại sự hài 
lòng cho giáo viên và các bậc phụ huynh vì tính thời sự của nó. Vì vậy, tôi đã 
quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý và vận hành cổng thông tin 
điện tử trong trường mầm non Đại Kim”
 1/15 III. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
* Về phía nhà trường:
- Trường mầm non Đại Kim luôn được sự quan tâm của UBND phường Đại 
Kim, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD và ĐT quận Hoàng Mai.
- Hạ tầng và thiết bị CNTT được trang bị đầy đủ: 100% các lớp và các phòng 
ban được trang bị máy tính có kết nối Internet, hệ thống Wifi ổn định, đường 
truyền thông suốt.
- Được sự giúp đỡ, phối hợp của Viettel study,sử dụng công nghệ phần mềm mã 
nguồn mở để xây dựng cổng thông tin điện tử, bước đầu thiết kế giao diện, với 
tên miền: mndaikim.edu.vn. 
- BGH nhà trường trẻ, nhiệt tình, sáng tạo, luôn tìm tòi, ham học hỏi để ứng 
dụng CNTT một cách hiệu quả nhất trong quản lý, chỉ đạo nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên có năng lực ứng dụng CNTT, biết khai thác các tài nguyên 
trên môi trường mạng để áp dụng trong quá trình giảng dạy, 33/45 giáo viên có 
chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
- Bản thân tôi cùng 01 đ.c giáo viên đã được tập huấn việc triển khai sử dung 
cổng thông tin điện tử trong trường học do Phòng GD và ĐT quận Hoàng Mai 
kết hợp với ViettelStudy tổ chức.
2. Khó khăn:
 * Về cơ sở vật chất:
- Hệ thống máy tính của nhà trường cấu hình thấp, không đồng bộ như: ổ cứng, 
mainboard không ổn đinh, bộ vi xử lý dung lượng thấp, được trang bị từ những 
năm 2006- 2007, không đảm bảo nhu cầu ứng dụng CNTT hiện nay.
* Về nhân sự phụ trách CNTT:
- Nhà trường không có cán bộ CNTT riêng biệt, bản thân tôi là một Phó hiệu 
trưởng, làm công tác kiêm nhiệm nên thời gian để cập nhật thông tin và cải tiến 
cổng thông tin điện tử không có nhiều. 
* Về giáo viên: 
- Việc tuyên truyền về cổng thông tin điện tử của nhà trường đến các bậc phụ 
huynh còn hạn chế.
- Kỹ năng viết bài, chụp hình..đăng tin trên cổng thông tin điện điện tử còn yếu.
* Về phụ huynh:
- Mặt bằng đời sống kinh tế của phụ huynh không đồng đều, không quan tâm 
đến việc truyền thông giáo dục. Nhiều phụ huynh không có điều kiện trang bị 
các thiết bị điện tử như Smart Phone để truy cập vào cổng thông tin điện tử của 
nhà trường
 3/15 Cổng thông tin điện tử có gì khác một Website truyền thống?
 So sánh Cổng thông tin điện tử Website truyền thống
 (Web Portal)
 Chức năng - Cổng thông tin điện tử là một - Website được xây 
 bước phát triển của Website dựng độc lập.
 truyền thống - Không cập nhật được 
 - Cổng thông tin cập nhật số khối lượng thông tin lớn.
 lượng lớn thông tin, ứng dụng và - Các thông tin trên 
 dịch vụ. Website không thể chia 
 - Người dùng có thể tìm kiếm sẻ cho các website khác.
 được thông tin cần thiết và khai - Không tích hợp được 
 thác thông tin theo chế độ một các thông tin dịch vụ từ 
 cửa trên cổng thông tin điện tử. nhiều website về một 
 - Cổng thông tin được bảo mật website.
 và có thể mở rộng quy mô dễ - Phù hợp với môi 
 dàng. trường cung cấp thông 
 - Có thể chủ động tích hợp thêm tin hơn là môi trường 
 các ứng dụng. chia sẻ thông tin.
 - Khó nâng cấp
 Mục đích - Cung cấp thông tin chính xác - Cung cấp thông tin 
 vào những thời điểm thích hợp nhưng lại không đảm 
 nhất bảo sự bảo mật cho 
 - Các thông tin được tìm kiếm thông tin.
 nhanh chóng, dễ sử dụng, có uy 
 tín và bảo mật cao.
 - Tiết kiệm chi phí và mang lại 
 sự hài lòng nhất tử khách hàng
 Xu hướng - Bên ngoài có giao diện thân - Chuyển sang cổng 
 thiện, đầy đủ chức năng, dễ sử thông tin điện tử
 dụng.
 - Bên trong quản trị có hạ tầng, 
 có khả năng tích hợp được các 
 thông tin, phần mềm và dịch vụ 
 khác.
 - Cung cấp một môi trường 
 tương tác qua lại giữa các Web 
 5/15 - Có diễn đàn trao đổi: Phụ huynh, học sinh có thể xem thông tin, trao đổi thông 
tin, đóng góp ý kiến về sự kiện nào đó đã, đang và sắp diễn ra
- Thư viện ảnh, video: Lưu lại khoảnh khắc các sự kiện của nhà trường và học 
sinh - Hệ thống được tối ưu hóa SEO giúp phụ huynh, học sinh dễ dàng tìm 
kiếm tới cổng thông tin của nhà trường.
- Có công cụ tạo hàng loạt tài khoản cho học sinh, giáo viên trên toàn trường
- Cung cấp các công cụ hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp
* Kết quả: Với những tính năng và lợi ích trên, một lần nữa ta có thể khẳng định 
rằng, cổng thông tin điện tử là một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin rất 
hữu hiệu trong các trường học nói chung và trường mầm non nói riêng. 
2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch điều hành và quy chế hoạt động của 
cổng thông tin điện tử 
*Mục đích: Có lẽ, đối với một nhà quản lý, xây dựng kế hoạch là bước đầu tiên 
và tiên quyết trước khi bắt đầu bất cứ một công việc nào. Xây dựng kế hoạch 
giúp cho bản thân tôi sắp xếp công việc sẽ làm một cách tuần tự, hợp lý, khoa 
học, chủ động trong công việc. Một kế hoạch điều hành và quy chế hoạt động cụ 
thể, rõ ràng và phù hợp sẽ quyết định đến 50% thành công của hoạt động đó. 
* Cách tiến hành: 
 _ Xây dựng kế hoạch:
 Ngay sau khi nhận được công văn chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo 
quận Hoàng Mai về triển khai cổng thông tin điện tử trong ngành giáo dục, tôi 
đã cùng các đồng chí trong Ban Giám Hiệu nhà trường bàn bạc, thảo luận và xây 
dựng kế hoạch quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử trong nhà trường.
 Việc đầu tiên là thành lập Ban biên tập và phân công trách nhiệm cụ thể 
cho từng thành viên. Ban biên tập bao gồm đồng chí Hiệu trưởng làm trưởng 
ban, 02 phó ban và các biên tập viên. Trong đó, đồng chí Hiệu trưởng phân công 
cho tôi chịu trách nhiệm quản lý và vận hành cổng thông tin của nhà trường.
 Để xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, chúng tôi đã khảo sát tình hình thực 
tế của cổng thông tin điện tử, xác định các điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường 
để đưa ra biểu tiến độ thực hiện kế hoạch rõ ràng. Điều đó đã giúp các đồng chí 
giáo viên, nhân viên trường toàn trường nắm rõ nội dung công việc cũng như 
thời gian hoàn thành từng đầu việc cụ thể.
 Trong kế hoạch cũng quy định rõ các nội dung chính cần có trong cổng 
thông tin điện tử của nhà trường:
- Giới thiệu chung: Giới thiệu về nhà trường, Sơ đồ tổ chức
- Các văn bản quy định có liên quan đến hoạt động của nhà trường
- Thông báo - Tin tức về hoạt động của nhà trường
 7/15 công nghệ thông tin còn hạn chế thành một nhóm. Hai đồng chí sẽ hỗ trợ nhau 
để viết bài đăng lên Web, số lượng tối thiểu 1 bài/ 1 tháng.
 _Ban hành quy chế:
 Song song với việc xây dựng kế hoạch điều hành thì việc ban hành quy 
chế hoạt động của cổng thông tin điện tử cũng rất quan trọng, nhằm qui định rõ 
ràng và minh bạch những hoạt động liên quan đến việc quản lý, điều hành và sử 
dụng cổng thông tin điện tử trong trường mầm non Đại Kim, cụ thể như: Qui 
định về tên miền của cổng tin điện tử, Qui định về thông tin và các nội dung 
thông tin đăng web, qui định về trách nhiệm của ban biên tập, trách nhiệm viết 
tin bài đăng Web của các thành viên trong nhà trường....cũng như thống nhất 
hình thức trình bày đối với văn bản, hình ảnh.....đăng trên Web.
 Đặc biệt, trong quy chế cũng thể hiện rõ các qui định nhằm đảm bảo an 
ninh, an toàn khi sử dụng cổng thông tin điện tử, từ việc cài đặt mật khẩu, cung 
cấp mật khẩu cũng như qui trình đăng tin bài lên cổng thông tin điện tử. Tất cả 
các bài viết, hình ảnh từ các đoàn thể, các tổ và cá nhân sẽ được kiểm duyệt cẩn 
thận và kỹ lưỡng trước khi đăng Web. 
* Kết quả: 
 Việc xây dựng kế hoạch điều hành và quy chế hoạt động của cổng thông 
tin ngay từ đầu năm học đã giúp tôi cũng như toàn thể CBGVNV trong trường 
luôn chủ động để hoàn thành tốt nhất nội dung công việc trong từng tháng. Từ 
đó, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc viết tin bài cũng như cập nhật nội 
dung lên cổng thông tin điện tử của Ban giám hiệu cũng thuận lợi hơn, từng 
bước hoàn thiện cổng thông tin điện tử của nhà trường.
3. Biện pháp 3: Lựa chọn giao diện và xây dựng cây chuyên mục trên cổng 
thông tin điện tử 
* Mục đích: 
 9/15 Từ nội dung chính đã qui định trong kế hoạch đồng thời dựa vào tình hình 
thực tế của nhà trường cũng như khả năng công nghệ thông tin của giáo viên, 
nhân viên, tôi phát triển thêm các danh mục trong cây chuyên mục để tất cả các 
đồng chí GV-NV trong nhà trường đều có thể góp phần hoàn thiện nội dung và 
cập nhật thông tin trên Web. 
 Trên thực tế, biện pháp 2 và biện pháp 3 được tôi thực hiện song song với 
nhau. Trong trường hợp nếu bổ sung thêm một danh mục nhánh nào trên cổng 
thông tin điện tử, thì đồng nghĩa với việc tôi phải phân công ngay một thành 
viên trong nhà trường đảm nhận viết tin bài hoặc cung cấp hình ảnh cho danh 
mục đó. Có như vậy, mới kịp thời hoàn thiện các nội dung, cập nhật thông tin 
lên Web để đảm bảo tiến độ đề ra.
*Kết quả: Sau một thời gian lựa chọn, cổng thông tin điện tử của trường Mầm 
non đã có giao diện và nội dung cây chuyên mục cụ thể, rõ ràng, bước đầu tạo 
sự hài lòng đối với người sử dụng.
4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng viết tin bài và kỹ năng ứng dụng công 
nghệ thông tin cho cán bộ - giáo viên - nhân viên
*Mục đích: Ngay từ khi bắt đầu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cổng 
thông tin điện tử, tôi cùng các đồng chí trong Ban Giám hiệu đã nhìn nhận được 
những kỹ năng yếu và thiếu của các đồng chí giáo viên, nhân viên trong quá 
trình tham gia thực hiện cổng thông tin điện tử. Do vậy, từ đầu năm học, kết hợp 
cùng đồng chí Hiệu phó chuyên môn, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng 
nhằm nâng cao kỹ năng viết tin bài và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin 
cho cán bộ -giáo viên - nhân viên, phục vụ công tác cập nhật nội dung thông tin 
trên Web.
*Cách tiến hành:
 Bắt đầu từ kỹ năng mới và khó nhất. Đó là kỹ năng viết tin bài. Đã có 
nhiều cầu hỏi được đặt ra: viết tin bài là viết cái gì, kỹ thuật viết ra saoĐể 
trả lời cho những thắc mắc đó, chúng tôi đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên 
môn, buổi tập huấn viết tin bài do trực tiếp các đồng chí đã được dự lớp tập huấn 
kỹ năng viết tin bài của PGD&ĐT Hoàng Mai phụ trách. Qua đó, các đồng chí 
GVNV sẽ được chia sẻ về thể thức văn bản khi viết tin bài; cách đặt tiêu đề gây 
ấn tượng với người đọc và được tham khảo các tin bài hay có lượng truy cập 
cao.....Cũng trong các buổi tập huấn đó, các đồng chí giáo viên, nhân viên cũng 
sẽ được thực hành viết một tin bài với chủ đề bất kỳ. Sau đó, tất cả các thành 
viên trong buổi tập huấn cùng nhau chỉnh sửa, góp ý kiến để có được một tin bài 
hoàn chỉnh nhất.
 11/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_va_van_hanh_c.doc