Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Tam Giang
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Tam Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Tam Giang

MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lý do chọn đề tài 2 1.1. Cơ sở lý luận 2 1.2. Cơ sở thực tiễn 2 2. Phạm vi đề tài 3 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Thực trạng của việc quản lý TBDH ở trường THPT Tam Giang 3 1.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết 3 bị dạy học: 1.2. Một số tồn tại trong công tác quản lý CSVC nói chung, TBDH nói 5 riêng ở trường THPT Tam Giang 2. Một số vấn đề cấp thiết về công tác quản lý TBDH đặt ra cần giải 5 quyết 3. Một số biện pháp quản lý TBDH ở trường THPT Tam Giang hiện 5 nay 3.1. Một số định hướng chung 5 3.2. Một số biện pháp quản lý cụ thể 6 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 6 3.2.2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ quản 7 lý, giáo viên, nhân viên phụ trách TBDH 3.2.3. Tổ chức quản lý TBDH hiệu quả, khoa học, quy cũ, nề nếp, có 8 kế hoạch KẾT LUẬN 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 đổi mới phương pháp dạy học mà Đảng và nhà nước đang đề ra yêu cầu nhà trường phải xây dựng hệ thống CSVC cần thiết, TBDH đảm bảo. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Tam Giang” để nghiên cứu. 2. Phạm vi đề tài: Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của đề tài nằm trong giới hạn nhỏ hẹp, một phần cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường, đó là vấn đề TBDH gắn liền với công tác quản lý của người cán bộ quản lý và nhân viên thiết bị; nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý TBDH nhằm phát huy vai trò của nó trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của việc quản lý TBDH ở trường THPT Tam Giang: 1.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Số lượng các phòng học, phòng làm việc và phòng chức năng của nhà trường năm học 2010-2011: CSVC ( SỐ PHÒNG ) Phòng Phòng thiết Phòng NĂM ĐoànTN, bị, thí Phòng thực Phòng Phòng HỌC Hiệu bộ phòng nghiệm, ứng dụng hành học thư viện hành chínhthực hành, CNTT máy tính phòng kho 2010-2011 03 03 16 05 04 01 03 Trường THPT Tam Giang từ khi tách ra khỏi trường Phổ thông cấp 2-3 Tam Giang năm học 1999-2000 chỉ có một dãy phòng học hai tầng, gồm 20 phòng; khuôn viên chưa có tường thành, chưa có cổng trường, mặt bằng chưa san lấp hết. Nhà trường tận dụng một số phòng học vừa để làm phòng làm việc của BGH, các bộ phận hành chính, thư viện... Sau một quá trình nỗ lực phấn đấu, được sự quan tâm của cấp trên, dần dần các khu chức năng, bao gồm các phòng thiết bị thực hành, thí nghiệm, phòng kho, phòng thư viện; khu hành chính, bao gồm các phòng làm việc độc lập của BGH, phòng Đoàn, phòng Kế toán, Văn thư, phòng họp liên tịch, phòng hội đồng...đã được xây dựng và đưa vào sử dụng. Các hạng mục khác như tường thành, cổng trường, các khu vệ sinh cũng đã hoàn thành, tạo ra một không gian liên hoàn + Nhà trường hàng năm cũng đã phát động phong trào làm đồ dùng dạy học. Hiện một số thiết bị do giáo viên tự làm vẫn có thể áp dụng tốt vào trong các tiết dạy. + Công tác quản lý TBDH trong những năm gần đây đã được quan tâm hơn, đã hình thành hệ thống sổ sách quản lý thiết bị bài bản, cơ cấu tổ chức của BGH có một thành viên trực tiếp phụ trách mảng này. + Những năm học vừa qua, TBDH của nhà trường chủ yếu tiếp nhận từ nguồn ngân sách hỗ trợ của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo; ngoài ra, việc xã hội hóa trong vấn đề tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy học bước đầu cũng đã tạo nên những thay đổi tích cực đáp ứng được nhu cầu dạy và học. 1.2. Một số tồn tại trong công tác quản lý CSVC nói chung, TBDH nói riêng ở trường THPT Tam Giang: Năm học 2010-2011, trường THPT Tam Giang đã có cơ sở vật chất tương đối khang trang và đồng bộ. Tuy nhiên, công tác quản lý CSVC, TBDH của cán bộ quản lý, nhân viên còn rất nhiều hạn chế cần phải thay đổi. Mặc dù bộ phận làm công tác TBDH nhiệt tình với công việc nhưng hiệu quả thực tế vẫn chưa ngang tầm. Cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm, kiêm nhiệm nhiều công việc, không phải lúc nào cũng toàn tâm toàn ý cho công tác quản lý TBDH và các hoạt động liên quan việc sử dụng TBDH trong quá trình giảng dạy. Chất lượng thiết bị được trang cấp chưa đảm bảo, một số thiết bị không đạt chuẩn, độ chính xác không cao, các hóa chất đã quá hạn sử dụng không đảm bảo hiệu quả thí nghiệm. Các phòng thực hành chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của một phòng học bộ môn, nhưng không có cách nào khác là phải tận dụng tối đa để nâng cao chất lượng các môn học thực nghiệm, dù vậy, hiệu quả thực chất vẫn còn là một điều cần phải bàn đến nhiều... 2. Một số vấn đề cấp thiết về công tác quản lý TBDH đặt ra cần giải quyết: Hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục hưởng ứng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước “ Học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn”, một vấn đề cấp thiết đặt ra cho lãnh đạo nhà trường là phải xây dựng CSVC, thiết bị đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; đề ra một số biện pháp quản lý TBDH hữu hiệu để công tác dạy và học của trường thực sự đi vào chiều sâu, có hiệu quả và thiết thực, góp phần đưa giáo dục của nhà trường lên tầm cao mới, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước từng bước đi lên theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Một số biện pháp quản lý TBDH ở trường THPT Tam Giang hiện nay: 3.1. Một số định hướng chung: - Biểu diễn các tính năng đưa lại hiệu quả dạy học đối với các TBDH đang có. - Trong kế hoạch năm học, nhà trường phải đưa ra những quy định về kế hoạch sử dụng, bảo quản TBDH. Đây là một việc làm rất cần thiết cho công tác quản lý, vừa bắt buộc, vừa khích lệ giáo viên phải sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp. - Đầu năm học cho các tổ chuyên môn họp kiểm tra và tổng hợp những tiết trong chương trình môn học cần sử dụng TBDH để từ đó cán bộ phụ trách thiết bị dựa vào đó để chuẩn bị thì hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. Đây cũng là cơ sở để Ban giám hiệu nhà trường giám sát tốt hơn việc giáo viên có sử dụng TBDH trong tiết dạy hay không. - Tổ chức hội thảo thường xuyên công tác đổi mới phương pháp dạy học, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về cách khai thác sử dụng TBDH có hiệu quả trong công tác dạy và học. - Tổ chức các đợt tham quan học hỏi về lĩnh vực này tại các đơn vị có kinh nghiệm, có thành tích trong huyện, tỉnh. 3.2.2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phụ trách TBDH: 3.2.2.1. Đối với cán bộ quản lý: Như trong phần thực trạng đã trình bày, cán bộ quản lý kinh nghiệm còn hạn chế. Điều đó ít nhiều đã ảnh hưởng đến công tác quản lý của trường, trong đó có quản lý TBDH. Mặt khác, những cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm trong những năm gần đây chưa được đào tạo quản lý một cách khoa học, bài bản. Họ quản lý dựa trên kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, qua kinh nghiệm của những người đi trước. Vì vậy, theo chúng tôi, để nâng cao kỹ năng quản lý trường học nói chung, kỹ năng quản lý TBDH nói riêng họ cần phải được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao năng lực. Để giải quyết vấn đề này, bằng nhiều cách khác nhau, cán bộ quản lý cần phải trau dồi, nâng cao nghiệp vụ quản lý của mình. Cụ thể phải: - Nắm vững cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học để chỉ đạo công tác TBDH. - Lập ra kế hoạch, biện pháp quản lý TBDH khoa học và có hiệu quả. - Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi TBDH trên các mặt: xây dựng, bảo quản, sử dụng. + Thiết bị dạy học đó sẽ khai thác ở đâu? (thiết bị hiện có của trường hay tự làm). + Những kiến nghị, đề xuất với trường. Dựa vào kế hoạch của từng tổ chuyên môn nhà trường sẽ có kế hoạch chung về việc sử dụng TBDH cho toàn trường. 3.2.3.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện: + Lập sổ theo dõi: Để quản lý TBDH hiệu quả, việc cần thiết đầu tiên là phải lập sổ theo dõi. * Mẫu sổ theo dõi, thống kê TBDH khối 10, 11 hoặc 12 (ví dụ minh họa): Bộ Đơn vị TT Tên TBDH Ngày nhập Số lượng Đơn giá Thành tiền môn tính 1 Mô hình 20/10/2009 bộ 4 148.200 592. 800 Toán 2 Dụng cụ 20/10/2009 bộ 4 49. 400 197.600 Thiết bị 3 20/10/2009 bộ 21 930.300 19.326.300 dùng chung Bộ thí Lí 4 nghiệm thực 20/10/2009 bộ 18 502.900 9.053.200 hành n Tổng cộng Dựa vào sổ theo dõi trên, người cán bộ quản lý dễ dàng biết được hiện tại trường có bao nhiêu TBDH của từng bộ môn, từng khối lớp. * Mẫu sổ theo dõi giáo viên mượn TBDH: Mẫu này dành riêng cho từng giáo viên. Mẫu theo dõi mượn TBDH của một giáo viên cụ thể (ví dụ minh họa): Số lượt Giảng dạy tiết, Tên thiết bị Ngày mượn Ngày trả Kí mượn Kí trả mượn bài học Tranh Tiết 15, Tác gia 1 14/11/2010 15/11/2010 Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi Tranh Tấm 2 25/10/2010 Tấm Cám 25/10/2010 Cám Ở mỗi biện pháp, người viết đã đi sâu vào phân tích, đề xuất những biện pháp nhỏ hơn để phù hợp với việc quản lý TBDH của nhà trường trong hiện tại. 3. Người viết đã hết sức cố gắng, nghiên cứu đề tài một cách thận trọng, nghiêm túc, đã đề xuất những biện pháp mang tính ứng dụng thực tiễn. Tuy nhiên, Sáng kiến kinh nghiệm không thể đi sâu vào phân tích mọi khía cạnh của đề tài, đề xuất được hết những biện pháp quản lý, thiết nghĩ đó chính là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài này. 4. Kiến nghị: - Đề nghị cấp trên quan tâm xây dựng một số phòng học bộ môn đạt chuẩn để đảm bảo chất lượng, hiệu quả dạy học theo yêu cầu mới hiện nay của các môn học thực nghiệm như Lý, Hóa, Sinh. - Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên thiết bị hiện có hoặc tạo điều kiện cho nhân viên được đào tạo bài bản nghiệp vụ thiết bị về trực tiếp phụ trách công tác TBDH để nâng cao hiệu quả phục vụ công tác giảng dạy và học tập. - Tăng cường trang thiết bị đầy đủ hơn, chuẩn hơn, hiện đại hơn. Phong Điền, tháng 5 năm 2011 Người thực hiện Hoàng Đức Diễn
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_thiet_bi_day.docx