Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường Mẫu Giáo

doc 18 trang skquanly 11/04/2025 2200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường Mẫu Giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường Mẫu Giáo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường Mẫu Giáo
 Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NHÓM LỚP CHO GIÁO VIÊN
 TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO
1. Phần mở đầu 
 1.1 Lý do chọn đề tài: 
 Như chúng ta đã biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của bậc Mầm non, về 
công tác quản lý nhóm lớp là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm 
nhóm lớp là người tổ chức, quản lý trực tiếp và sâu sát nhất về mọi mặt đối với học sinh 
và thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống, phát triển nhân cách. Vì thế, công tác chủ 
nhiệm quản lý nhóm lớp giữ vai trò giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời, người 
giáo viên chủ nhiệm quản lý nhóm lớp là cầu nối giữa nhà trường và gia đình góp phần 
thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Quá trình này diễn ra hàng 
ngày hàng giờ và tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên đến trẻ, nhằm thực 
hiện nội dung giáo dục. Thực chất của công tác quản lí nhóm lớp của giáo viên mầm 
non là quản lí quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ đảm bảo cho quá trình đó vận hành 
thuận lợi và hiệu quả. Mỗi nhóm, lớp trong trường Mẫu giáo được coi như một tế bào 
của cơ thể nhà trường. Chất lượng giáo dục của từng nhóm lớp góp phần tạo nên chất 
lượng giáo dục chung cho nhà trường. Giáo viên mầm non vừa là chủ thể trực tiếp của 
quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ vừa là chủ thể quản lí nhóm lớp. Là một phó hiệu 
trưởng trường Mẫu giáo phụ trách về chuyên môn bản thân tôi cần tìm ra những biện 
pháp quản lí nhóm lớp đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, 
đem lại lợi ích thiết thực cho nhà trường tạo uy tín với phụ huynh học sinh. Chính vì lý 
do trên mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong 
trường Mẫu Giáo”
 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .
 Mục tiêu giáo dục mầm non đã được định hướng trong đại hội Đảng lần thứ VIII 
là: “ Xây dựng bậc học Mầm non hoàn chỉnh cho hầu hết trẻ em từ 0 đến 6 tuổi để trẻ 
phát triển một cách toàn diện. Việc chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trẻ một cách khoa 
học từ khi còn nhỏ sẽ giảm đáng kể nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng, mặt khác trí tuệ và 
hành vi xã hội của đứa trẻ được hình thành trong những năm đầu của cuộc đời. Những 
tác động sư phạm đúng đắn đối với lứa tuổi này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, đúng 
hướng làm cơ sở cho sự phát triển trong những giai đoạn tiếp theo của con người. Nâng 
cao chất lượng hiệu quả quản lí nhóm lớp là điều kiện quan trọng để đảm bảo chất 
lượng chăm sóc- giáo dục trẻ cũng như chất lượng quản lí trường Mẫu giáo. Vì thế phát 
huy đúng đắn vai trò trách nhiệm của người giáo viên trong quá trình thực hiện chức 
năng quản lí toàn diện nhóm lớp là nhiệm vụ quan trọng đối với người giáo viên và cán 
bộ quản lí trong trường Mẫu giáo. 
Nguyễn Thị Ba 1 Trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.
 - Tài liệu nghiên cứu,Tạp chí giáo dục mầm non, hướng dẫn công tác quản lý 
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như cuốn "Quản lý nhà trường", NXB Trường CBQL 
GD&ĐT "Một số vấn đề Quản lý giáo dục mầm non", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Thực tế về đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng nâng cao, chăm sóc, 
nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường Mẫu Giáo. để có được đội ngũ giáo viên “Vừa 
hồng - vừa chuyên”. Là cả một vấn đề rất khó khăn và phức tạp bởi vì chất lượng đội 
ngũ giáo viên trong trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, xã hội lại đóng vai trò chính, 
nhưng trình độ nghiệp vụ của cá nhân, giáo viên thì phụ thuộc vào phần lớn về khả 
năng sư phạm và lòng yêu nghề của chính họ. Chính vì vậy muốn nâng cao chất lượng 
chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mẫu Giáo, việc đầu tiên là người quản lý cần có 
những biện pháp quản lý nhóm lớp tốt để chỉ đạo cho giáo viên Mầm non thực hiện.
 II.2 Thực trạng:
 Trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang được thành lập năm 1996 thuộc xã DurKmăn 
thuộc vùng khó khăn, được phong tặng xã Anh hùng Lực lượng vũ trang năm 2002. Đa 
số nhân dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó 
khăn, chủ yếu là trồng cây lúa nước. Nhà trường gồm có 7 điểm học nằm rãi rác ở các 
thôn buôn.
 - Đặc điểm về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
 - Tổng số có 37 đ/c trong đó: Ban giám hiệu có 03 đ/c, giáo viên có 29 đ/c, nhân 
viên có 5 đ/c. Số cán bộ viên chức trong biên chế: 35, Hợp đồng ngắn hạn 02 người.
 - Đảng viên 11đ/c trong đó quản lý 3đ/c, giáo viên 7đ/c, nhân viên 1.
 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học và cao đẳng có: 11 đ/c, Trung cấp: 26 
đ/c, Giáo viên đứng lớp 100% đạt chuẩn – Trên chuẩn có 08 đ/c. Đang theo học trên 
chuẩn là 16đ/c, đội ngũ giáo viên luôn thay đổi.
 - Đặc điểm về cơ sở vật chất: Có 18 nhóm, lớp, có 2 bếp ăn đảm bảo vệ sinh an 
toàn thực phẩm. Còn lại là hình thức dân nuôi, các phòng chức năng chưa có.
 + Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ còn thiếu 
thốn, 
 + Phụ huynh học sinh: Đa số có trình độ dân trí thấp, ủng hộ mọi hoạt động của nhà 
trường.
 Được sự quan tâm của các cấp các ngành, của phòng giáo dục. Năm học 2014 – 
2015.
 Tổng số học sinh toàn trường đầu năm: 398 trẻ, Nữ : 214, Dân tộc 224, Nữ dân 
tộc: 214. Tổng số nhóm lớp là: 18, 17 lớp quốc lập, 1 tư thục, trong đó lớp lá: 8, lớp 
chồi 5, mầm 1, nhóm trẻ 4 
 Tổng số học sinh các khối lớp như sau:
 Khối lá 8 lớp tổng số 173 cháu ( trong đó có 3 lớp nghép)
 Khối nhỡ 10 lớp tổng số 225 trẻ ( trong đó)
Nguyễn Thị Ba 3 Trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.
 Năm học 2014 - 2015 nhà trường đã triển khai thành công việc như tổ chức chuyên 
đề, tổ chức thao giảng, dự giờ, làm đồ dùng đồ chơi, viết sáng kiến kinh nghiệm áp dụng 
vào thực tế để giảng dạy. Ngoài ra trường còn tổ chức kiểm tra toàn diện, kiểm tra hồ sơ, 
kiểm tra chuyên đề, đột xuất để góp ý cho giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy 
và công tác quản lý nhóm lớp của từng thôn buôn.Về công tác lập tổ chuyên môn gồm 2 
tổ, (khối lá)và (khối nhỡ cùng nhóm trẻ. Mầm), các tổ khối sinh hoạt thường xuyên đều 
đặn theo quy chế chuyên môn của trường đề ra, cuối tháng có họp xét xếp loại cho các 
thành viên, báo cáo kết quả về lãnh đạo nhà trường. Mục đích đúc rút kinh nghiệm triển 
khai kế hoạch chuyên môn, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của các thành viên để rút 
kinh nghiệm nhất là khâu chủ nhiệm trong đó có khâu quản lý nhóm lớp của từng đồng 
chí. Trong tổ triển khai theo chuyên đề của ngành, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, 
cách soạn, cách lập kế hoạch, đánh giá hoạt động, công tác làm hồ sơ sổ sách, và về 
công nghệ thông tin cho giáo viên mới còn thiếu kinh nghiệm nhất là trao đổi về kinh 
nghiệm quản lý nhóm lớp như thế nào để đảm bảo duy trì sĩ số nề nếp và chất lượng 
giảng dạy.
 Các thành viên trong các tổ đều có tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn 
nhau trong mọi mặt để cùng nhau tiến bộ góp phần trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 
trao đổi kinh nghiệm về quản lý nhóm lớp của mình để cùng học tập, mang chất lượng 
chăm sóc giáo dục trẻ ngày một hiệu quả hơn.
 +Về hạn chế: 
 Nói chung về trình độ của giáo viên không đồng đều, thiếu kinh nghiệm, trong công 
tác chủ nhiệm, quản lý nhóm lớp, chưa hiểu hết tâm sinh lý của từng học sinh. Nhiều 
giáo viên mới chuyển về chưa nắm bắt kịp về chương trình giáo dục mầm non mới, một 
số giáo viên thiếu chuyên ngành mầm non, vì vậy hạn chế trong chuyên môn, khó khăn 
khi bồi dưỡng cho các đồng chí đó. Đội ngũ giáo viên và lực lượng cốt cán của trường 
còn thiếu về kinh nghiệm trong công tác sinh hoạt tổ khối và là giáo viên trẻ nên có 
phần hạn chế về công tác như làm hồ sơ, công tác kiểm tra đánh giá xếp loại bồi dưỡng 
chuyên môn cho các thành viên trong tổ. Còn về các thành viên chưa mạnh dạn trong 
công tác phê và tự phê góp ý cho đồng nghiệp và tuyên truyền với phụ huynh học sinh 
để cùng chăm sóc giáo dục trẻ.
 c. Mặt mạnh - mặt yếu
 +Mặt mạnh:
 Đại đa số là giáo viên trẻ các đồng chí rất nhanh nhẹn nhiệt tình sáng tạo, yêu 
nghề mến trẻ, bám trường bám lớp vượt mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm 
vụ. Các đồng chí tham gia tích cực mọi phong trào các đoàn thể, nâng cao trình độ 
chuyên môn vào các lớp học trên chuẩn, tham gia thao giảng dự giờ, chuyên đề, các hội 
thi. Năm học 2013 - 2014 đã có 4/5 sáng kiến đạt cấp huyện và đã đưa vào thực hiện 
trong công tác giảng dạy và quản lý của nhà trường đạt hiệu quả
 + Mặt yếu: 
 Tuy nhiên vẫn còn những đồng chí giáo viên có tuổi là người dân tộc thiểu số và 
những đồng chí giáo viên mới ra trường nên nắm bắt chương trình mầm non mới còn 
Nguyễn Thị Ba 5 Trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.
bảo kiến thức. Đầu năm nhà trường giao chỉ tiêu chất lượng cho từng khối, lớp dựa 
vào chất lượng của các lớp, cụ thể: Lớp lá: Đạt 98%. Lớp chồi: Đạt 93%. Lớp Mầm đạt 
90% Nhóm trẻ: Đạt 85- 90%. Cuối năm có kiểm tra chất lượng tất cả các khối lớp, nhất 
là khảo sát chất lượng trẻ 5 tuổi vào lớp 1,đạt loại giỏi 35% trở lên, loại khá 50% còn 
lại là trung bình không có yếu kém. Toàn trường phải đạt 17/18 nhóm lớp tiên tiến. Để 
đạt được những mục tiêu về mọi hoạt động của nhóm lớp được dự kiến trong năm học. 
Đó cũng là nhiệm vụ nói riêng của giáo viên và học sinh trong trường mẫu Giáo Hoa 
Pơ Lang phải thực hiện và là kết quả của cả một năm học của nhà trường nói chung. 
Quá trình quản lý nhóm lớp của mỗi giáo viên phải bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi 
dưỡng giáo dục theo mục tiêu đào tạo.Xây dựng sử dụng bảo quản tốt cơ sở vật chất 
phục vụ cho yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo chỉ tiêu thu hút trẻ trong độ tuổi 
đến trường.Xây dựng tập thể sư phạm đủ về số lượng, trình độ phẩm chất nghề nghiệp 
và vật chất tinh thần. Huy động các nguồn kinh phí có hiệu quả. Làm tốt công tác xã 
hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn. Cải tiến công tác quản lí nhằm nâng cao hiệu 
quả quản lí mọi hoạt động trong nhà trường. Nâng cao trình độ quản lí và chuyên môn 
nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và toàn thể đội ngũ giáo viên để góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong quá 
trình quản lí nhóm lớp ở trường Mẫu giáo mỗi giáo viên là chủ thể thực tiếp của quá 
trình chăm sóc - giáo dục trẻ là lực lượng chủ yếu, là nhân vật trung tâm thực hiện mục 
tiêu giáo dục của nhà trường. Vì thế giáo viên mầm non là nhân tố quyết định trực tiếp 
chất lượng giáo dục mầm non. Để đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình hình thành 
những nhận định phán đoán về kết quả của quá trình giáo dục, phân tích thông tin thu 
được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm cải thiện thực trạng và điều 
chỉnh, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục trẻ. Giáo viên cần thực hiên nghiêm túc 
việc đánh giá trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch giáo dục và phương pháp tổ chức các hoạt 
động giáo dục cho phù hợp. Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp. Cơ sở vật chất của 
nhóm lớp là tài sản của nhà trường được giao trách nhiệm cho giáo viên trực tiếp quản 
lí. Quản lí cơ sở vật chất là nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường điều kiện thiết 
yếu để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Xây dựng mối quan hệ phối hợp 
giữa giáo viên với cha mẹ trẻ. Xây dựng mối quan hệ tốt trong sự phối hợp chặt chẽ 
giữa nhà trường và gia đình là một nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Giáo 
viên là người đại diện nhà trường có trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này 
nhằm tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách 
của trẻ. Đồng thời giúp nhà trường phát huy được thế mạnh của gia đình trong công tác 
chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo nên sự thống nhất giáo dục trẻ giữa hai lực lượng giáo 
dục. Để làm được chức năng tuyên truyền cho các bậc cha mẹ các cô giáo cần nắm 
vững mục đích của việc tuyên truyển là giúp cho các bậc cha mẹ hiểu về trẻ, về công 
tác giáo dục mầm non, biết vận dụng những hiểu biết của mình vào việc nuôi dưỡng, 
dạy dỗ con em mình. Đội ngũ giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ 
chức, quản lí, điều hành các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ và trực tiếp thực hiện 
nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ,và xây dựng nhà trường, là người có vai trò quyết 
định đối với chất lượng giáo dục của nhà trường. Vai trò quan trọng đó đòi hỏi đội ngũ 
giáo viên, cán bộ công nhân viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ổn định đồng bộ về cơ 
Nguyễn Thị Ba 7 Trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_nhom_lop_cho.doc