Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao văn hóa đọc cho học sinh tại trường Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao văn hóa đọc cho học sinh tại trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao văn hóa đọc cho học sinh tại trường Tiểu học
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẢN LĨNH ----------------------------------- MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: Tiểu học Tác giả: Phạm Thị Hương Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tản Lĩnh Chức vụ : Phó hiệu trưởng NĂM HỌC 2022 - 2023 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trong mỗi nhà trường “Thư viện là trái tim của nhà trường” là bộ phận không thể thiếu trong trường học, với vai trò lưu giữ và luân chuyển sách, phục vụ đắc lực cho việc dạy và học. Sách chứa đựng nguồn kiến thức khổng lồ và giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài, tiếp cận với nền văn minh của nhân loại, nhờ có sách mà xã hội mới có thể phát triển được. Cho dù xã hội có phát triển tới đâu thì những giá trị to lớn mà sách đem lại cho con người vẫn không thể nào xóa bỏ được. Sách không chỉ dùng để lưu trữ những giá trị đời sống mà sách còn cung cấp tri thức cho con người. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Việc gìn giữ những giá trị lịch sử cho đời sau và là nguồn tri thức quý giá thì chỉ có sách mới có thể đem lại cho con người được. Tầm quan trọng của sách đối với con người thì không phải ai cũng thấu hiểu được nhưng việc gìn giữ những giá trị ấy là điều cần thiết phải làm. Giá trị cũng như tác dụng của sách đem lại cho con người thì mỗi cuốn sách thể hiện một giá trị khác nhau. Sách truyền tải những nội dung nhân văn, giáo dục con người về tình cảm yêu thương lẫn nhau, về chân thiện mỹ, lối sống và đạo đức con người. Mỗi tác giả đều gửi gắm những nỗi niềm của mình vào trong cuốn sách đó và được truyền lại cho thế hệ đời sau. Mỗi người đọc sách theo suy nghĩ của bản thân sẽ nhìn nhận những nội dung trong sách theo các khía cạnh khác nhau. Tầm quan trọng của sách là việc có thể giúp cho người đọc phát huy sự sáng tạo, áp dụng những kiến thức trong sách vào ứng dụng thực tế của bản thân để xử lý trong các tình huống khác nhau. Với sự nghiệp cải cách, đổi mới giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay, việc mở rộng kiến thức thông qua việc đọc sách, báo có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Dù xã hội có phát triển đến đâu, các phương thức lưu giữ thông tin khác có thể phát triển nhưng việc lưu giữ sách và hiểu được tầm quan trọng của sách sẽ giúp cho xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ hơn. Đọc sách có chọn lọc và hiểu hết các giá trị trong cuốn sách đó sẽ giúp người đọc ngày càng phát triển Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao văn hóa đọc cho học sinh tại trường tiểu học 3 cách vô thức. Đặc biệt, nhiều năm gần đây vấn đề bạo lực học đường, vi phạm đạo đức nhà giáo,luôn được đề cập đến trên những nguồn thông tin khiến xã hội không khỏi hoang mang. Việc học tập và giáo dục nhân cách cho học sinh không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của cả gia đình và xã hội. Trong khi đó, cha mẹ, thầy cô giáo, cả xã hội đều cuốn vào cuộc sống công nghệ mà không nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc sách ở trường cũng như ở nhà. Vì vậy, cần phải làm thế nào để xây dựng phong trào đọc sách trong trường để từ đó hình thành thói quen đọc sách, yêu thích sách dần hình thành khả năng tự học cho học sinh. Đó là điều mà tôi băn khoăn, trăn trở trong vai trò công tác quản lý của mình. Chính vì vậy tôi chọn đề tài về “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao văn hóa đọc cho học sinh tại trường tiểu học” để nghiên cứu. Hi vọng với biện pháp được ghi lại trong sáng kiến kinh nghiệm này sẽ được các thầy cô giáo, cán bộ quản lý các nhà trường đọc và áp dụng để phần nào xây dựng được thói quen đọc sách từ đó hình thành văn hóa đọc cho học sinh trong các trường tiểu học nói riêng, tạo thành văn hóa đọc cho toàn xã hội. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài * Mục tiêu Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác triển khai việc đọc sách ở trường, đề ra những biện pháp nhằm chỉ đạo, quản lý phong trào đọc sách trong nhà trường đạt hiệu quả. * Nhiệm vụ Qua khảo sát tình hình thực tế, đánh giá thực trạng những hoạt động đọc sách trong trường, nêu ra những biện pháp tích cực để chỉ đạo, quản lý phong trào đọc sách trong nhà trường qua các việc làm cụ thể hàng ngày, hàng tháng. Có được kết quả thực hiện trong năm học 2022 -2023. 3. Đối tượng nghiên cứu Phong trào đọc sách của trường Tiểu học Tản Lĩnh từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao văn hóa đọc cho học sinh tại trường tiểu học 5 B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Với xu hướng toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0 đã mở ra một hướng đi mới cho giáo dục. Bên cạnh đó là sự bùng nổ thông tin như hiện nay thì một trong những chìa khóa để vượt qua những thách thức của thế kỷ mới là giáo dục. Giáo dục và học tập suốt đời sẽ cung cấp cho các cá nhân một giấy "thông hành" mà mỗi người cần phải có. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục chính là rèn khả năng tự học cho thế hệ trẻ, mà khả năng đó chính là hình thói quen đọc sách. Thói quen đọc sách sẽ trở thành văn hóa đọc của mỗi cá nhân. Vậy nhiệm vụ đặt ra cho người làm công tác quản lý giáo dục là phải tổ chức các hoạt động như thế nào để kích thích các em tham gia và yêu thích đọc sách, tự nghiên cứu, tự tra cứu để tìm tòi những thứ, những thông tin cần cho việc phục vụ học tập cũng như các hoạt động tại trường, lớp và gia đình. Trong trường Tiểu học, việc xây dựng các phong trào đọc, tạo thói quen đọc sách ngày càng có ý nghĩa. Đọc sách giúp các em lĩnh hội các giá trị văn hóa xã hội; hình thành và phát triển kỹ năng tiếp nhận thông tin, tiếp nhận tri thức- những yếu tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách cho các em. Đồng thời giúp các em tiếp nhận thông tin đã chọn lọc trong bối cảnh bùng nổ thông tin, trong đó có nhiều thông tin lệch lạc, phiến diện tràn lan trên mạng xã hội hiện nay. Giải pháp cho văn hóa đọc, phát triển văn hóa đọc phải bắt đầu từ các trường học, đặc biệt là hệ thống các trường học phổ thông trong nền giáo dục quốc dân. Theo đó, các nhà trường cần đẩy mạnh phong trào đọc sách, thầy phải làm gương và là người có vai trò khuyến khích và định hướng đọc, lựa chọn sách đọc; thầy phải là người dạy các em cách khai thác và xử lý thông tin từ sách, hình thành ở các em thói quen đọc. Cùng với đó, cần giáo dục, tuyên truyền, tuyên dương gương học sinh chăm ngoan, tích cực đọc sách nâng cao hiểu biết, phát triển, nhân rộng phong trào đọc sách. Để tạo động lực và làm sống dậy văn hóa đọc trong cộng đồng, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển văn hóa Đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Xây dựng thói quen đọc sách, nhu cầu, kỹ năng và tạo dựng phong trào đọc sách trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên là việc làm hết sức quan trọng góp phần phát triển Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao văn hóa đọc cho học sinh tại trường tiểu học 7 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu về đọc sách Nhà trường có phòng thư viện với tổng diện tích khoảng 80m 2: Gồm một phòng thư viện phục vụ cho giáo viên và một phòng đọc của học sinh. Sách truyện trong thư viện gồm: Sách giáo khoa, sách nghiệp vụ dành cho giáo viên và cán bộ của trường, sách tham khảo, truyện đọc bao gồm nhiều thể loại, sách, báo phục vụ nhu cầu giải trí của học sinh và các loại băng hình phục vụ giảng dạy và học tập. Vốn tài liệu này chủ yếu được đầu tư từ ngân sách của nhà trường, và nguồn xã hội hóa, quyên góp từ giáo viên, học sinh, phụ huynh trong trường. Hàng năm nhà trường thường xuyên mua bổ sung các đầu sách, trang bị cơ sở vật chất cho thư viện học sinh và giáo viên. Thư viện trường luôn được đổi mới, tạo môi trường thân thiện, gần gũi để học sinh có không gian đọc sách. Theo số liệu tháng 9/2022 thì số lượng sách trong thư viện trường như sau: SL sách có SL sách có trong SL sách hiện có Nội dung trong sổ theo dõi trong thư viện sổ cho mượn Sách tham khảo 3939 3939 1200 Sách giáo khoa 802 802 600 Sách giáo viên 773 773 530 Cộng 5514 5514 2330 Hàng năm nhà trường thường xuyên mua bổ sung các đầu sách, trang bị đầy đủ cho học sinh và giáo viên. Thư viện trường luôn được đổi mới, tạo môi trường thân thiện, gần gũi để học sinh có không gian đọc sách. Ngoài các thư viện, nhà trường còn có một phòng máy tính để phục vụ cho việc giảng dạy, tra cứu thông tin trong quá trình học tập của học sinh ngay tại tầng 1. Mỗi lớp học đều có một tủ sách riêng. Qua nhiều năm học, được sự tài trợ từ phụ huynh và các hoạt động quyên góp sách do nhà trường phát động từ các phong trào trong ngày hội sách: Góp một cuốn sách, đọc ngàn sách hay; nên các loại sách trong mỗi tủ sách lớp học rất phong phú, nhiều thể loại. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao văn hóa đọc cho học sinh tại trường tiểu học 9 lẫn nhau, đã góp phần thúc đẩy nhà trường thực hiện tốt kế hoạch năm học do hội nghị cán bộ, viên chức đề ra. * Khó khăn - Cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều khó khăn đang chờ cải tạo, nâng cấp. - Do học sinh chưa thực sự đam mê và ít có thói quen đọc sách. Học sinh chưa thực sự dành nhiều thời gian cho hoạt động đọc. - Do sự bùng nổ công nghệ thông tin, các trò chơi điện tử tràn lan trong xã hội. Có rất nhiều kênh thông tin mà học sinh được tiếp xúc như ti vi, ipad, điện thoại.. làm cho các em ít tìm đến sách. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng phong trào rèn đọc sách cho học sinh để từ đó hình thành văn hóa đọc cho các em, ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường cùng Hội đồng chuyên môn đã coi việc đọc sách là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Cũng từ kinh nghiệm nhiều năm của bản thân làm công tác quản lý và cũng đã áp dụng thành công việc tuyên truyền giới thiệu sách cho học sinh, tôi đã triển khai các biện pháp sau: 1. Biện pháp 1: Lựa chọn sách, truyện phù hợp với từng độ tuổi học sinh Mục đích của biện pháp: Hiện nay trên thị trường sách truyện rất phong phú và đa dạng, giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên điều đó có gây ảnh hưởng không nhỏ vào việc lựa chọn các cuốn sách phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, tâm sinh lý học sinh, bởi nếu học sinh lựa chọn sách không phù hợp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành nhân cách của các em. Nội dung và cách tiến hành: - Trong thời gian tập huấn và đào tạo giáo viên diễn ra vào tháng 8 năm 2022, Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu các tổ nhóm chuyên môn cùng thảo luận để lựa chọn đầu sách, truyện phù hợp với từng khối lớp (mỗi khối khoảng 10 đầu sách, truyện).Nhân viên thư viện sẽ cung cấp các loại sách, truyện mà thư viện hiện có, học sinh đã từng đọc để không bị đề xuất mua trùng với sách hiện có. Bản thân các giáo viên trong các tổ nhóm trực tiếp đọc để kiểm tra về Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao văn hóa đọc cho học sinh tại trường tiểu học 11 * Mục đích: Do đặc thù của trường tiểu học, học sinh phải học cả ngày nên học sinh chỉ có thể lên thư viện giờ ra chơi hoặc vào tiết thư viện. Vì vậy, việc học sinh tiểu học sử dụng thư viện thường bị hạn chế bởi giờ ra chơi thường rất ngắn, có đông HS, còn tiết lên thư viện thì 1 tuần chỉ có 1 tiết (đối với học sinh lớp 1,2). Chính vì vậy, để thể hiện được vai trò và thực hiện được nhiệm vụ nói trên, ngoài việc làm tốt tại thư viện nhà trường, cần xây dựng thư viện trong mỗi lớp với mô hình; Tủ sách thư viện tại lớp, hình thức: Góc « Em thích đọc truyện» * Nội dung và cách tiến hành Nếu như ở thư viện trường học, các đầu sách nằm ngoài môn học và phục vụ cho nhu cầu giải trí của HS là chính thì các nguồn sách trong thư viện lớp học phục vụ cho hoạt động học tập là chủ yếu. Thực tế cho thấy, mặc dù thư viện nhà trường luôn được quan tâm đầu tư song hiệu quả mà nó mang lại không được như mong muốn. Việc khai thác hiệu quả thư viện của nhà trường có một số bất cập nảy sinh nhất thời đó là: + Thư viện chỉ mở cửa vào giờ hành chính mà thời gian này HS phải học tập trên lớp. + Vị trí của thư viện, việc quản lý mượn trả sách, quản lý người đọc chưa thuận tiện. + Số lượng học sinh của trường đông (Hơn nghìn học sinh) nên việc giúp các em lựa sách và hướng dẫn đọc rất khó. Mô hình tủ sách thư viện tại lớp học sẽ giúp khắc phục được những bất cập nêu trên. Các em có thể tiết kiệm và tranh thủ mọi thời gian để đọc sách, được đọc sách phù hợp với lứa tuổi, được các thầy cô giáo chủ nhiệm trực tiếp hướng dẫn đọc. Việc xây dựng tủ sách tại lớp luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh trong lớp nên chỉ cần giáo viên chủ nhiệm huy động lập tức sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của các mạnh thường quân trong lớp. * Một số lưu ý khi xây dựng tủ sách thư viện lớp học Góc « Em thích đọc truyện» Tủ sách phải đảm bảo an toàn, thẩm mĩ và thuận tiện. Vật liệu xây dựng tủ sách nên bằng gỗ (không nên làm bằng kính vì dễ gây tai nạn cho trẻ nhỏ). Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao văn hóa đọc cho học sinh tại trường tiểu học
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao.docx