Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường Tiểu học Thị trấn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường Tiểu học Thị trấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường Tiểu học Thị trấn
PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ hết sức quan trọng mà cả xã hội đều rất quan tâm. Như chúng ta đã biết “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Để ngày mai xã hội có những người công dân tốt thì ngay ngày hôm nay khi trẻ em còn là những mầm non mới nhú, chúng ta những thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, giáo dục trẻ đi đúng hướng. Chúng ta đều biết rằng: Trong các nhà trường đội ngũ GV có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng GV có tốt thì chất lượng giáo dục mới phát triển. Trường có nhiều GV dạy giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chất lượng cao. Đội ngũ GV chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học là nhân tố quyết định hiệu quả giáo dục của các khối lớp. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy thì phải có đội ngũ GV cốt cán giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về công tác chủ nhiệm lớp, giỏi về công tác Đội Có đội ngũ cốt cán giỏi, có GV dạy tốt nhưng điều hành như thế nào để họ tận tâm với nghề mà lại có trách nhiệm cao với tập thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận vì mục tiêu chung của trường đó là trách nhiệm của người làm công tác quản lý. Năm học 2011 - 2012, với chủ đề năm học: ''Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lựơng giáo dục'' đối với tất cả các bậc học trong đó có bậc GD Tiểu học. Vì vậy, trong nhà trường, nếu GV thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thì chất lượng giáo dục của nhà trường sẽ được nâng lên. Thực tế cho thấy, trong các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Thị trấn Sìn Hồ nói riêng, nhận thức của GV về công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giảng dạy còn hạn chế, hầu hết GV chưa đề cao vai trò của công tác này. Việc tổ chức triển khai chưa khoa học, chưa được thường xuyênđó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả giảng dạy của đội ngũ GV đạt chất lượng chưa cao. Trong mấy năm học gần đây chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV trường Tiểu học Thị trấn đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chất lượng đó cũng chưa đáp ứng được đối với yêu cầu đổi mới GD hiện nay. Như vậy: Vai trò của đội ngũ GV là cực kỳ quan trọng. Muốn chỉ đạo và điều hành đội ngũ để họ tận tâm với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao vì tập thể, phối hợp tốt trong công việc vì mục tiêu lớn của nhà trường đòi hỏi người hiệu trưởng phải có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng đội ngũ GV trở thành một đội quân chủ lực để đưa phong trào giáo dục của nhà trường ngày một phát triển. Để làm tốt công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở một trường điểm không phải là một công việc dễ dàng đối với người hiệu trưởng. Điều đó đòi hỏi bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi đúc rút kinh nghiệm để tìm ra bước Thực hiÖn nhiệm vụ của giáo dục không ai khác ngoài vai trò của người thầy vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời quyết định sự thành bại cña sự nghiệp GD&§T. Bàn về vị trí vaitrò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói : “Vấn đề lớn nhất trong giáo dục hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất đểđội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo dục trước mắt và trong tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ này. Cho nên lo cho sự phát triển về giáo dục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho chất lượng đội ngũ GV”. Có thể nói, năng lực và phẩm chất tốt đẹp của các thầy, cô giáo là bài học sống, sinh động đối với HS, có vai trò quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách cho HS. Trong tình hình đất nước đang đổi mới hiện nay, người thầy lại càng có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những con người có ích cho xã hội. Không có thầy giỏi thì khó có học trò giỏi. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ GV thì điều cần thiết là phải xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị cao, vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ và chuẩn hóa về trình độ đào tạo. Đồng thời phải tạo ra được môi trường giáo dục thuận lợi để cho họ có thể phát huy cao nhất năng lực của mình và để mỗi thầy, cô giáo không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, nâng cao tầm hiểu biết của mình đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục hiện nay. II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ * Tầm quan trọng của công tác quản lý: Công tác quản lý trong nhà trường là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với người hiệu trưởng. Công tác quản lý là một hoạt động thường xuyên, có tính hệ thống. Việc quản lý phải thể hiện tính toàn diện, cụ thể trong công tác chỉ đạo cũng như điều hành công việc. Quản lý và điều hành công việc là 2 nhiệm vụ song song với nhau, có sự tương tác, không tách rời nhau thì mọi hoạt động của nhà trường mới đạt hiệu quả cao đặc biệt là chất lượng giảng dạy của giáo viên sẽ được nâng lên rõ rệt. * Thực trạng chung của công tác quản lý trong các trường Tiểu học: - Từ thực tế việc chỉ đạo trong trường Tiểu học Thị trấn, qua những lần đi công tác, qua các đợt được Phòng GD trưng tập đi kiểm tra ở 1 số cơ sở. Tôi thấy: Nhìn chung các đ/c hiệu trưởng ở các đơn vị trường đều đã có kinh nghiệm trong công tác quản lý và điều hành công việc của trường. Song vẫn còn tình trạng: + Một số CBQL chưa có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý, chưa thực sự nhiệt tình xả thân vì công việc mới chỉ dựa trên cơ sở người lãnh đạo đứng đầu trong một đơn vị để chỉ đạo cấp dưới. Chưa đề ra hoặc đã đề ra kế hoạch, qui chếchuyên môn cho các tổ khối, cá nhân thực hiện nhưng lại không *Năm học 2011 - 2012: - Tổng số CBGV, NV trong trường: 30 đ/c. Trong đó : + BGH: 3 đ/c đạt trình độ Cao đẳng. + Giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn là 23 đ/c. Cụ thể: Trình độ Đại học: 8 đ/c ; Cao đẳng: 11 đ/c ; Trung học: 4 đ/c . + Nhân viên phục vụ: 4đ/c - Tổng số HS trong toàn trường: 326 em, chia ra: 15 lớp. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của HĐTĐ khen thưởng các cấp. Chính vì vậy trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích suất sắc. Cụ thể: + 4 năm liền được UBND Tỉnh tặng cờ thi đua suất sắc. + Năm học 2009-2010 được Bộ GD tặng bằng khen. + Năm học 2010-2011 được Tổng LĐLĐ Việt Namtặng cờ thi đua suất sắc. * Bên cạnh những thuận lợi nhà trường cũng gặp phải không ít khó khăn: -Đội ngũ GV nữ chiếm 90%,bình quân tuổi đời cao, năng lực chuyên môn của một số GV còn hạn chế về kiến thức và nghiệp vụ sư phạm trước yêu cầu đổi mới của phương pháp giáo dục hiện nay.Vì vậy cũng ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. - Các em HS dân tộc thiểu số chiếm 2/3 tổng số HS toàn trường, nhiều em HS hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, mặt bằng kiến thức của HS không đồng đều do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường. - Bên cạnh đó cơ sở vật chất còn thiếu: Một số phòng chức năng và phòng học chưa đầy đủ do đó nhà trường vẫn phải tổ chức cho HS học 2 ca. * Căn cứ vào tình hình thực tế từ những thuận lợi, khó khăn trên, để làm tốt công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV trong trường, tôi đã đề ra một số biện pháp quản lý chỉ đạo trong nhà trường. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG TH THỊ TRẤN SÌN HỒ - Ngay từ đầu năm học, tôi đã triển khai tới tập thể CBGV nắm vững biên chế nhiệm vụ năm học, các chỉ thị của UBND tỉnh, UBND huyện; Các văn bản chỉ đạo về công tác chuyên môn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; Điều lệ trường TH. -Kết hợp cùng các đồng chí hiệu phó kiểm tra hồ sơ, dự giờ khảo sát chất lượng GV và HS đầu năm. Qua khảo sát 20 đồng chí GV và chất lượng HS các lớp, kết quả xếp loại như sau: +Đối với GV: - Chỉ đạo toàn thể CBGV chú trọng cả việc “Học tập” cũng như việc “Làm theo” tấm gương đạo đức của Bác, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ chính trị của nhà trường, của cá nhân. Nêu cao tinh thần đoàn kết, ý thức tận tâm, tận lực, rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Giáo dục các em HS lòng nhân ái, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, ý thức tự giác vượt khó vươn lên trong học tập, bám trường , bám lớp. b. Triển khai cuộc vận động “2 không” với 4 nội dung. - Tôi đã thường xuyên chỉ đạo CBGV thực hiện nghiêm túc cuộc vận động, không dung túng những sai phạm trong thi cử, kiểm tra đánh giá học sinh và giáo viên. Đánh giá đúng thực chất chất lượng dạy và học của từng khối lớp. - Tổ chức tốt các đợt kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm tra định kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ, xét hoàn thành chương trình tiểu học đối với HS lớp 5 theo đúng công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT. - Tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, thành lập đội tuyển HS giỏi cấp trường để các em tham gia dự thi HS giỏi các cấp. c. Triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện- HStích cực”. - Ngay từ đầu năm học, tôi đã kiện toàn ban chỉ đạo cấp trường. Quán triệt 5 yêu cầu, 5 nội dung của phong trào tới toàn thể CBGV nắm bắt và triển khai tới HS thực hiện nghiêm túc. - Yêu cầu GV vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa phụ huynh với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên. Xây dựng lớp học thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò và trò, giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau nhằm tạo cho các em mến trường, mến lớp, yêu quý thầy cô. Nhà trường đã tổ chức một số trò chơi, các bài múa dân gian cho các em HS như: Nhẩy dây, nhẩy bao bố, múa ô của dân tộc Mông Tổ chức các hoạt động thể thao như: Cầu lông, cờ vua, đá cầu, bóng đá mi ninhằm động viên các em HS bám lớp, bám trường, thi đua học tốt để tạo điều kiện cho GV nâng cao được chất lượng trong công tác giảng dạy. 2. Đối với công tác chuyên môn. - Để nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ GV thì việc phân công và sử dụng đội ngũ là một công việc hết sức quan trọng. C¨n cø vµo t×nh h×nh thùc tÕ sè lîng GV, số lớp, số lượng HS toàn trường còng nh ®iÒu kiÖn gia c¶nh cña CBGVBGH ®· kÕt hîp cïng BCH c«ng ®oµn ph©n c«ng nhiÖm vô cô thÓ cho c¸c ®/c GV phï hîp víi n¨ng lùc chuyªn m«n cña tõng ®/c. Một công việc không thể thiếu được đó là phải lựa ra một đội ngũ khối trưởng là những đ/c nhiệt tình, dạy học đối với từng môn ở từng lớp. Sau khi được BGH phê duyệt, GV vận dụng thời gian giảng dạy cho phù hợp thực tế trình độ nhận thức của HS. Vào tuần cuối hàng tháng, BGH kiểm tra chất lượng HS các lớp để có kế hoạch chỉ đạo GV có biện pháp tăng cường công tác phụ đạo đối với những lớp chất lượng HScó sự tiến triển chậm. - Tôi đã kết hợp cùng các đ/c HPCM, khối trưởng kiểm tra hồ sơ, dự giờ hàng tháng theo định kỳ. Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng trực quan của các đồng chí GV. Ngoài ra còn dự giờ, kiểm tra giáo án đột xuất, rút kinh nghiệm kịp thời cho GV. Để cho GV “tâm phục, khẩu phục” BGH trong việc dự giờ đánh giá tiết dạy, tôi đã yêu cầu các đồng chí HPCM trước khi có kế hoạch dự giờ phải đầu tư thời gian nghiên cứu trước nội dung bài dạy của GV để nắm bắt kiến thức trọng tâm, phương pháp, hình thức tổ chức sau đó đánh giá rút kinh nghiệm cho GV thì những ý kiến đó mới có chất lượng. Sau mỗi tiết dự giờ, tôi không chú trọng nhiều vào việc đánh giá tiết đó GV xếp loại giỏi hay khá mà chú ý nhiều vào những vấn đề GV đã làm được hoặc chưa làm được để góp ý rút kinh nghiệm cho GV kịp thời. Qua hàng tháng, hàng kỳ có sơ kết, tổng kết đánh giá thực tế nhằm giúp các đ/c GV phát huy những ưu điểm, khắc phục 1 số mặt tồn tại để có hướng phấn đấu vươn lên. - Một yếu tố không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của GV đó là việc tổ chức mở các chuyên đề phục vụ cho việc đổi mới ở một số môn học. Tôi đã yêu cầu các đ/c khối trưởng dựa vào tình hình thực tế của khối thống nhất cùng các thành viên trong khối xây dựng kế hoạch mở chuyên đề ở các môn còn vướng mắc khi thực hiện giảng dạy và báo cáo BGH để có kế hoạch tổ chức mở chuyên đề do c¸c tæ khèi ®Ò xuÊt. Trong mỗi đợt phòng GD tổ chức mở chuyên đề ở trường nào là tôi cũng cử 1 đ/c HPCM và GV đi dự để nắm bắt phương pháp để vềnghiên cứu, triển khai, vận dụng phù hợp với thực tế đối tượng HS của từng lớp. Trong năm học qua, nhà trường đã tæ chøc më một số chuyên đề như chuyên đề môn: Học vần lớp 1, Tập đọc lớp 1, Tập đọc lớp 3, Luyện từ và câu lớp 4, chuyên đề phụ đạo HS yếu. Tổ chức thao giảng vòng khối, vòng trường để lựa chọn một số đ/c tham gia GV dạy giỏi các cấp. - Chỉ đạo các đ/c GV chủ nhiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Rèn luyện và giáo dục HS phát triển một cách toàn diện. Chú trọng tới việc giáo dục đạo đức và văn hoá cho HS. Hàng tháng, tôi đã cùng các đ/c trong BGH thống nhất nội dung họp hội đồng sư phạm vào cuối tháng để kiểm điểm công tác trong tháng, triển khai nhiệm vụ công tác tháng tới để CBGV nắm vững và thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Ngoài ra còn tổ chức những cuộc họp đột xuất để triển khai một số công văn chỉ đạo của các cấp tới toàn thể CBGV nắm vững và thực hiện. - Phối hợp giữa nhà trường và gia đình với các tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục HS phù hợp với tình hình thực tế địa phương. 3. Công tác thi đua khen thưởng:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao.docx