Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tổ nhóm chuyên môn ở trường THCS Thái Thịnh

docx 29 trang skquanly 05/05/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tổ nhóm chuyên môn ở trường THCS Thái Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tổ nhóm chuyên môn ở trường THCS Thái Thịnh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tổ nhóm chuyên môn ở trường THCS Thái Thịnh
 MỤC LỤC:
 STT NỘI DUNG TRANG
1 Mục lục 1
2 Phần 1: Mở đầu 2
3 Phần 2: Giải quyết vấn đề
4 Chương 1: Cơ sở lí luận 4
5 Chương 2: Thực trạng và giải pháp 11
6 I. Thực trạng của vấn đề 11
7 II. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết 13
 vấn đề:
 III. . Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng sinh 
 19
 hoạt tổ chuyên môn:
8
9 IV. Hiệu quả của SKKN 21
10 Phần 3: Kết luận 23
11 Danh mục tài liệu tham khảo 27 III. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động của tổ chuyên môn và công 
tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với tổ chuyên môn ở trường THCS.
 - Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở 
trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
 - Đề xuất các biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng tổ chuyên môn trong 
quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS.
IV. Phương pháp nghiên cứu
 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
 Phân tích, so sánh và tổng hợp các tài liệu khoa học, các văn kiện của Đảng, 
của nhà nước, những vấn đề liên quan đến đề tài.
 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
 - Phương pháp quan sát Tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng 
dạy và học trong nhà trường.
 Tổ chức các hoạt động học tập và bồi dưỡng nâng cao năng lực học tập cho 
học sinh khá giỏi (bồi dưỡng học sinh giỏi) và phụ đạo học sinh yếu kém.
 Tổ chức thực hiện các giờ chuyên đề, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi nhằm 
nâng cao tay nghề cho các thành viên trong tổ
 Tổ chức theo dõi đánh giá hoạt động tự học tự bồi dưỡng, trao đổi chia sẻ 
những kinh nghiệm bằng sinh hoạt nhóm bộ môn hay sinh hoạt chuyên môn thường 
xuyên hoặc định kỳ, tổ chức nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy hàng 
năm, các hoạt động ngoại khoá...
 Tổ chức cho các thành viên trong tổ ngoài giáo dục còn làm tốt các công tác 
kiêm nhiệm khác như : công tác chủ nhiệm, các hoạt động đoàn thể đội thiếu niên, 
đoàn thanh niên, công đoàn...Qua đó người GV không những trưởng thành và tiến bộ 
hơn về năng lực chuyên môn mà còn nâng cao năng lực giáo dục và hoạt động xã 
hội.
 Lực lượng lao động đặc trưng nhất của nhà trường là GV mà mỗi giáo viên có 
thế mạnh và năng lực sư phạm khác nhau, vì vậy tổ chuyên môn là nơi phát hiện 
những điểm mạnh trong từng cá thể để tư vấn, giám sát đắc lực nhất cho hiệu trưởng 
trong công tác chuyên môn. Do vậy kết quả hoạt động của tổ chuyên môn góp phần 
quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Khi tổ chuyên môn hoạt động tốt, 
các thành viên trong tổ hoạt động đều tay, không những chất lượng giảng dạy bộ môn 
được nâng lên mà tác dụng giáo dục đạo đức, hạnh kiểm đối với học sinh cũng có 
hiệu quả.
 3. Tổ trưởng chuyên môn
 Trong nhà trường tổ trưởng chuyên môn là một cán bộ quản lý. Để hoàn thành 
tốt nhiệm vụ của mình người tổ trưởng chuyên môn phải có năng lực quản lý. Năng 
lực quản lý của người tổ trưởng chuyên môn tập trung thực hiện 3 chức năng của 
quản lý nhà trường : Chức năng kế hoạch hoá, chức năng tổ chức,chức năng kiểm tra 
đánh giá.
 Khả năng kế hoạch hoá của tổ trưởng chuyên môn thể hiện ở cách nắm bắt 
phân tích thực trạng, nắm bắt đúng chủ trương chính sách của cấp trên liên quan đến 
tổ chuyên môn của mình. Từ đó xác định hệ thống mục tiêu phấn đấu của tổ để các 
tổ viên nắm được những chủ trương và xây dựng thành mục tiêu chung.
 Năng lực tổ chức ở người tổ trưởng chuyên môn thể hiện ở chỗ dựa vào căn 
cứ biên chế năm học kế hoạch chung của nhà trường để xây dựng hành động chung 
của tổ sau đó tổ chức cho các thành viên trong tổ thực hiện dựa trên các văn bản pháp 
quy : Quy chế chuyên môn, luật, điều lệ và trên sự phân công công việc phù hợp với 
khả năng của từng cá thể. Cụ thể: Đó là việc tổ chức cho giáo viên thực hiện trương 
trình, soạn bài lên lớp, kiểm tra đánh giá chất lượng môn học của học sinh, bàn bạc 
và thống nhất các hoạt động nội, ngoại khoá, tổ chức các giờ dạy thực nghiệm chuyên 
đề, tổ chức cho giáo viên khai thác sử dụng có hiệu quả thiết bị và đồ dùng dạy học... Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS không chỉ 
đánh giá qua các văn bằng chứng chỉ anh đã có mà phải được thể hiện qua hoạt động 
chuyên môn giảng dạy hàng ngày, hoạt động nghiên cứu cập nhật văn bản thông tin 
kịp thời.
 Người tổ trưởng chuyên môn không ngừng đào sâu kiến thức mà còn biết tìm 
tòi khám phá cái mới đem lại hiệu quả giảng dạy bộ môn mình phụ trách.
 - Người nắm vững chuyên môn nghiệp vụ
 Người tổ trưởng phải thực sự là con chim đầu đàn trong công tác chuyên môn. 
Không chỉ rèn luyện nâng cao năng lực tự học tự bồi dưỡng mà người tổ trưởng 
chuyên môn còn biết tổ chức hướng dẫn cộng sự của mình nâng cao trình độ chuyên 
môn. Phải được tổ viên của mình nhìn nhận như một tấm gương mẫu mực ở khía 
cạnh nào đó thì được coi là chuẩn về chuyên môn là chỗ dựa tin cậy của đồng nghiệp.
 -Người tư vấn đắc lực cho hiệu trưởng trong công tác quản lý chuyên môn
 Hiệu trưởng nhà trường THCS bận trăm công nghìn việc vì vậy họ không thể 
với tay tới quản lí chuyên môn ở từng bộ môn... Có nhiều lí do : thứ nhất : Trường 
THCS ngoài việc quản lý chuyên môn người hiệu trưởng phải quản lý nhân sự , các 
mối quan hệ xã hội khác... cùng với việc người hiệu trưởng cũng chỉ được đào tạo 
chuyên sâu một bộ môn. Cho nên hàng năm hiệu trưởng chỉ kiểm tra toàn diện được 
một phần số lượng giáo viên và kết quả nhận xét đánh giá vẫn cần phải qua ý kiến tổ 
trưởng chuyên môn. Thứ hai : để đào tạo chuyên môn trực tiếp ông hiệu trưởng ngoài 
có kinh nghiệm quản lí phải có lĩnh vực chuyên môn chuyên sâu điều này thì tổ 
trưởng chuyên môn hoàn toàn có thể đáp ứng được. Như vậy hiệu trưởng quản lý 
chuyên môn không theo cơ chế trực tiếp mà chủ yếu theo cơ chế gián tiếp thông qua 
các tổ chuyên môn.
 Công tác tư vấn chuyên môn của tổ trưởng chuyên môn có ảnh hưởng rất lớn 
đến chất lượng hoạt động quản lý của hiệu trưởng. Nhờ những tư vấn khách quan của 
người tổ trưởng chuyên môn mà hiệu trưởng phân côn g chuyên môn cho các giáo 
viên phù hợp với năng lực, điều kiện hoàn cảnh cá nhân. Trong quá trình thực hiện 
nhiệm vụ năm học cũng nhờ có tư vấn tổ trưởng chuyên môn mà người hiệu trưởng 
có được những quyết định kịp thời, xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động dạy học 
phù hợp với yêu cầu mục tiêu nội dung, phương pháp, phương tiện cho từng môn 
học.
 - Người đóng vai trò là trung tâm đoàn kết trong tập thể sư phạm
 Đoàn kết là điều kiện đầu tiên để một tổ chuyên môn thành tập thể sư phạm 
và hơn nữa là tập thể mô phạm. Tổ trưởng chuyên môn xây dựng mối đoàn kết trên 
cơ sở thống nhất lấy mục tiêu giáo dục làm mục tiêu chung. Sự thành công của người 
Tổ trưởng chuyên môn thể hiện ở chỗ biết cách làm cho mỗi thành viên trong tổ luôn 
biết mình phải làm gì và làm như thế nào để đóng góp vào công việc chung có hiệu 
quả.. Để xây dựng mối đoàn kết tổ trưởng chuyên môn cần hiểu biết đặc điểm tâm 
sinh lí của các thành viên, nhu cầu công việc cá nhân các tổ viên, có khả năng giúp 
họ hợp tác với nhau.
 TCM trong trường THCS có vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ rất quan 
trọng đối với chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học. Để thực hiện thành công chuyên đề, KH thực tế, giao lưu học hỏi...); hướng dẫn giáo viên xây dựng các KHCN 
tương ứng với nhiệm vụ của họ.
 - Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục: Quản lý thực hiện chương trình dạy 
học, giáo dục theo qui định; quản lý việc soạn bài của GV, quản lý việc dạy học trên 
lớp, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, quản lý dạy thêm học 
thêm, công tác ngoại khóa học tập, phối hợp quản lý các hoạt động giáo dục ngoài 
giờ lên lớp, quản lý hồ sơ chuyên môn.
 - Xây dựng và phát triển đội ngũ: Phân công giảng dạy, chủ nhiệm lớp, tổ 
chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV: bồi dưỡng thường xuyên theo chu 
kì, bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng qua thăm lớp, dự giờ, qua hội giảng, qua tổ 
chức giao lưu, nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, qua tự học; tham 
gia kiểm tra đánh giá xếp loại GV hàng năm theo qui định, tham mưu trong thực hiện 
chế độ chính sách cho GV.
 - Thực hiện công tác tham mưu, phối hợp các hoạt đông: Tham mưu với Ban 
giám hiệu trong tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học giáo dục; phối hợp với các 
TCM khác, với giáo viên chủ nhiệm, với đoàn thể, với cha mẹ học sinh và cộng đồng. 
trong giáo dục HS và huy động nguồn lực phát triển nhà trường
 - Quản lý cơ sở vật chất tài sản của TCM.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn và 
hoạt động tổ chuyên môn trường THCS
 1. Yếu tố chủ quan
 Để thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng 
các trường THCS không chỉ có các điều kiện bên ngoài tác động mà còn có các phẩm 
chất năng lực quản lý và trình độ chuyên môn cuả chính người quản lý.Tổ trưởng 
chuyên môn muốn ‘chèo lái’ tốt con thuyền tổ chuyên môn của mình trước hết phải 
có phẩm chất chính trị vững vàng, biết hy sinh cái riêng để cống hiến cho sự nghiệp 
chung. Có đạo đức tác phong mẫu mực, đi đầu gương mẫu trong mọi hoạt động của 
tổ chuyên môn và của nhà trường. Nắm vững chủ trương chính sách của Đảng, pháp 
luật của nhà nước và những quy định quy chế của ngành.
 Không ngừng học hỏi trau dồi nghiệp vụ quản lý của mình. Thông tin phản 
hồi 2 chiều nhanh chóng chính xác từ phía giáo viên đến hiệu trưởng, và ngược lại. 
Tư vấn đắc lực cho hiệu trưởng về công tác tổ chuyên môn.
 Để quản lý tốt mọi hoạt động của tổ chuyên môn tổ trưởng phải là người có 
kiến thức sâu rộng, toàn diện các môn học tổ mình phụ trách. Phải làm cho giáo viên 
phải tâm phục tự nguyện hoạt động dưới sự lãnh đạo của mình.
 2. Yếu tố khách quan
 Ngoài những yếu tố do chính bản thân người quản lý ảnh hưởng đến công việc 
còn có những yếu tố của môi trường bên ngoài tác động vào việc quản lý tổ chuyên 
môn.
 Sự bất cập về đội ngũ : số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên tổ chuyên 
môn có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý tổ chuyên môn. Sự điều động phân 
công giáo viên hoàn toàn phụ thuộc phòng Giáo dục dẫn đến tình trạng thừa thiếu 
cục bộ hoặc không đồng đều về cơ cấu bộ môn gây khó khăn cho công tác chuyên Chương 2.
 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
I. Thực trạng của vấn đề:
1. Thực trạng tình hình vấn đề cần nghiên cứu:
 Thực tiễn cho thấy, trường nào mà công tác quản lí, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên 
môn có hiệu quả thì sinh hoạt của tổ chuyên môn có nề nếp, nội dung sinh hoạt bám 
sát yêu cầu, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình, sách giáo khoa và nhiệm vụ 
năm học; tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng 
dạy của GV, phong trào thi đua dạy và học tốt, chất lượng học tập của HS từng bước 
được nâng lên. Ngược lại, trường nào công tác quản lí thiếu khoa học, buông lỏng 
quản lí việc sinh hoạt tổ chuyên môn thì việc sinh hoạt tổ chuyên môn không đảm 
bảo thời gian, thời lượng, nội dung sơ s ài, không thu hút được GV, nề nếp và chất 
lượng ở trường đó không cao.
 Một GV phải thực hiện 19 tiết dạy/tuần, đối với GV làm công tác chủ nhiệm 
thì có lẽ thời gian dành cho HS còn nhiều hơn thế. Để hoàn thành được phân công 
lao động sư phạm theo quy định GV cần phải đầu tư để soạn bài, chấm bài, chuẩn bị 
phương tiện thiết bị dạy học và làm công tác chủ nhiệm và các công việc khác.... 
chiếm rất nhiều thời gian. Làm thế nào để GV hào hứng tham gia sinh hoạt tổ chuyên 
môn là cả một vấn đề cần quan tâm của công tác quản lí chuyên môn trong nhà 
trường, đòi hỏi phải có sự quản lí chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung. Nội dung 
sinh hoạt phải thiết thực, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ của GV, làm cho GV thấy 
cần phải tham gia sinh hoạt chuyên môn và có nhu cầu sinh hoạt chuyên môn.
 Theo quy định, tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần, nhưng thực tế có 
những nơi không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảo thời lượng dẫn 
đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên khi gặp khó khăn không được giúp 
đỡ kịp thời; các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kĩ càng dẫn đến thực hiện 
không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của GV và người phải chịu thiệt thòi 
chính là HS.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_nang_cao_chat.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tổ nhóm chuyên môn ở tr.pdf