Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả trong giờ học tiếng Anh tại trường TH Hoàng Văn Thụ

doc 21 trang skquanly 07/12/2024 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả trong giờ học tiếng Anh tại trường TH Hoàng Văn Thụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả trong giờ học tiếng Anh tại trường TH Hoàng Văn Thụ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả trong giờ học tiếng Anh tại trường TH Hoàng Văn Thụ
 Một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả trong giờ học tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ
 MỤC LỤC
STT Nội dung đề mục Trang
 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 2
 2 1. Lý do chọn đề tài 2
 3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
 4 3. Đối tượng nghiên cứu 3
 5 4. Phạm vi nghiên cứu 3
 6 5. Phương pháp nghiên cứu 3
 7 II. PHẦN NỘI DUNG 3
 8 1.Cơ sở lí luận 3
 9 2.Thực trạng 4
10 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 5
11 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 14
12 1. Kết luận 14
13 2. Kiến nghị 15
14 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 16
15 PHỤ LỤC 17
16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
 Giáo viên: Đặng Thị Ngọc Huyền 1 Một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả trong giờ học tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học tiếng Anh, giúp giáo viên có 
cách nhìn đúng đắn về việc quản lý học sinh và lớp học của mình..
 - Nâng cao chất lượng học tập của môn học.
 Nhiệm vụ: 
 - Đưa ra hệ thống các phương pháp quản lý lớp học nhằm tạo hiệu quả 
trong giờ học tiếng Anh, gây hứng thú học tập cho học sinh.
 - Giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc quản lý lớp học trong giờ học 
tiếng Anh.
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 Một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả trong giờ học tiếng Anh.
 4. Giới hạn của đề tài.
 Quản lý lớp học trong giờ học tiếng Anh của học sinh khối 3 trường TH 
Hoàng Vă Thụ, xã Dur Kmăl, Krông Ana, Đăk Lăk, năm học 2017 – 2018.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
 - Phương pháp điều tra;
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; 
 - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
 - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm;
 - Phương pháp thống kê toán học.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Quản lý lớp học là một quá trình mà một giáo viên tổ chức và kiểm soát 
hoạt động của học sinh, hành vi và sự tương tác trong một tiết học. Điều quan 
trọng nhất của một giáo viên là tạo ra các điều kiện để việc học diễn ra một cách 
có hiệu quả. Để thực hiện một tiết học hiệu quả, giáo viên phải có kỹ năng quản 
lý lớp học tốt, thực hiện thông qua thái độ tích cực của giáo viên, ý định, năng 
lực và mối quan hệ với người học. Quản lý lớp học cũng đòi hỏi một số kỹ năng 
tổ chức (tổ chức nhiệm vụ, tổ chức bài học ) và kỹ thuật. Quản lý lớp học bao 
gồm việc thiết lập các hoạt động, quản lý thời gian, kiểm soát học sinh trong 
lớp, bắt đầu và kết thúc đúng nội dung bài học, duy trì kỷ luật, xử lý các vấn đề, 
sử dụng các công cụ và kỹ thuật thích hợp, hướng dẫn, giám sát  Đây chính là 
những yêu cầu thiết yếu đối với một lớp học ngôn ngữ. 
 Bằng ngôn ngữ lớp học, giáo viên cần đảm bảo sự tham gia thoải mái và 
nhiệt tình của học sinh. Nếu học sinh không được khuyến khích và không cảm 
 Giáo viên: Đặng Thị Ngọc Huyền 3 Một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả trong giờ học tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ
trong lớp học nên ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giảng dạy, tiến trình bài 
học đi không đúng, chưa đảm bảo được tốt nhất hiệu quả bài học. Chính vì vậy, 
tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài quản lý lớp học trong giờ học tiếng Anh nhằm 
định hướng đúng đắn hành động và thái độ cho học sinh “cá biệt” nói riêng và 
đại đa số học sinh trong giờ học nhằm hướng tới việc đảm bảo mục tiêu giáo dục 
theo từng bài học cho học sinh, cũng như việc giúp học sinh phát triển toàn diện 
về năng lực và phẩm chất.
 Nghiên cứu trình bày trong đề tài này tập trung vào các vấn đề cụ thể giúp 
giáo viên dạy tiếng Anh quản lý học sinh trong giờ học một cách hiệu quả nhất. 
Đề tài trình bày cách tiếp cận, hướng dẫn và kiểm tra các phương pháp khác 
nhau nhằm giúp giáo viên quản lý các tình huống phát sinh trong quá trình giảng 
dạy. Các nội dung của phần lý thuyết tập trung vào ý nghĩa của việc quản lý lớp 
học, quy hoạch và tổ chức quá trình, sắp xếp môi trường học tập, giám sát học 
sinh và chủ yếu dự đoán các vấn đề tiềm ẩn trong quá trình giảng dạy tiếng Anh 
cho trẻ.
 Phần thực tế của nghiên cứu này dựa trên các kết quả thu được từ nghiên 
cứu được thực hiện trong lớp 3A (25 học sinh) ở trường TH Hoàng Văn Thụ. 
Nghiên cứu liên quan đến các vấn đề và các kỹ thuật khác nhau được thiết lập và 
áp dụng sau đó. Dưới đây là biểu đồ thể hiện chất lượng học tập môn tiếng Anh 
của học sinh lớ 3A trường TH Hoàng Văn Thụ mà tôi khảo sát vào đầu tháng 9, 
năm học 2017 – 2018:
 24% 16%
 60%
 Biểu đồ chất lượng giáo dục tiếng Anh lớp 3A đầu năm học 2017 – 2018
 Tôi hy vọng rằng tất cả các thông tin và giải pháp thu được từ dề tài sẽ giúp 
tôi trong việc quản lý các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong các lớp học 
tiếng Anh và làm phong phú thêm kỹ năng giảng dạy của tôi.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Đề tài đưa ra các giải pháp, biện pháp nhằm mục đích giúp giáo viên quản 
 Giáo viên: Đặng Thị Ngọc Huyền 5 Một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả trong giờ học tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ
 Ngoài ra, hậu quả của việc vi phạm các quy tắc được giáo viên và học sinh 
thống nhất một cách dân chủ. Nếu học sinh phá vỡ bất kì một quy tắc nào, hậu 
quả sẽ như sau:
 - Vi phạm lần đầu: nhắc nhở
 - Lần thứ hai: học sinh nhận một thẻ vàng
 - Lần thứ ba: học sinh nhận thẻ vàng thứ hai
 - Lần thứ tư: hai thẻ vàng đã được thay thế bởi một thẻ đỏ có nghĩa là 
 học sinh phải gặp riêng giáo viên nói chuyện
 - Lần thứ năm: Thông báo cho cha mẹ
 Hậu quả của việc vi phạm các quy tắc cần hợp lý về các hành vi mà học 
sinh vi phạm, không nên làm giảm sự tự tôn và nhân phẩm của học sinh.
 Tôi đã lập bảng theo dõi các lỗi vi 
phạm của học sinh. Sau ba tháng nghiên 
cứu, chỉ có duy nhất một lần phải nói 
chuyện riêng với học sinh, còn lại chủ yếu 
học sinh phải nhận thẻ vàng do đa số vi 
phạm Nội quy 3: Biết lắng nghe. Các em 
học sinh cảm thấy một chút xấu hổ khi bị 
nhắc nhở hoặc phải nhận thẻ vàng nên đã 
cố gắng tránh vi phạm nội quy và tuân thủ 
rất tốt.
 Biện pháp 2: Tạo thói quen (Routines)
 Việc hình thành thói quen cho học sinh 
khá mất thời gian, có thể là một vài tuần 
nhưng nó còn tùy thuộc vào lớp học của bạn. 
Giáo viên cũng cần phải xem lại, thực hành 
và củng cố thói quen cho học sinh liên tục, có 
thể dành vài phút để nhắc lại các thói quen 
trước khi bắt đầu bài học. 
 Các lớp học, đặc biệt là lớp học ở lứa 
tuổi tiểu học, cần phải có các thói quen. 
Những thói quen này giúp giáo viên duy trì 
trật tự và cũng giúp học sinh kiểm soát được 
mình. Nếu giáo viên đã tạo được thói quen của học sinh trong mỗi hoạt động 
giảng dạy, giáo viên sẽ có thể tập trung nhiều hơn vào việc giảng dạy và hạn chế 
việc đưa ra các hướng dẫn và kiểm soát chung lớp học. Vì vậy, thói quen rất 
quan trọng cho giáo viên để đảm bảo tiến trình dạy học hiệu quả.
 Giáo viên: Đặng Thị Ngọc Huyền 7 Một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả trong giờ học tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ
 - Songs and Chants: Sử dụng các bài hát và bài Chants học sinh yêu thích. 
Ví dụ: giáo viên cho học sinh nghe bài hát Baby Shark, yêu cầu học sinh hát 
theo và thực hiện các động tác trong video. Trong quá trình hoạt động học sinh 
không có thời gian để nói chuyện hay làm việc riêng trong lớp. 
 - “Stop – Look – Listen” (Miming): Giáo viên yêu cầu học sinh nghe và 
thực hiện theo.
 STOP LOOK LISTEN
 - Musical instruments: Sử dụng các dụng cụ âm nhạc tạo ra âm thanh thu 
hút sự chú ý của học sinh như chuông, xèng, trống ... để thu hút sự chú ý của 
học sinh. Theo Kwiatkovska, việc dùng các đồ vật tạo âm thanh sẽ “tiết kiệm” 
được lời nói cho giáo viên và đem đến sự vui vẻ cho không khí lớp học. 
 Biện pháp 4: Khen thưởng (Reward systems)
 Việc khen thưởng cho học sinh không phải là “hối lộ” mà là sự khích lệ, 
động viên học sinh sau khi đã hoàn thành tốt công việc của mình. Đối với học 
sinh tiểu học, khen thưởng có giá trị tinh thần cao hơn vật chất, học sinh sẽ cảm 
thấy vô cũng thích thú và cảm thấy phấn khởi vì sự cố gắng của mình được giáo 
 Giáo viên: Đặng Thị Ngọc Huyền 9 Một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả trong giờ học tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ
 Theo kinh nghiệm đã thực hiện tại lớp 3A, trường TH Hoàng Văn Thụ, hệ 
thống khen thưởng tôi thường áp dụng và đạt hiệu quả cao bao gồm:
 - Stickers (Nhãn dán)
 - Small Rewards (Món quà nhỏ)
 - Monitoring the systems (www.classdojo.com): Giáo viên sử dụng hệ 
thống khen thưởng này để quản lý quá trình cố gắng của học sinh và thúc đẩy 
học tập cho học sinh. Cách thức sử dụng hệ thống Class Dojo khá đơn giản, giáo 
viên chủ động cũng học sinh đưa ra các tiêu chí đánh giá theo quan sát của giáo 
viên cũng như mong muốn của học sinh. Căn cứ vào thành tích học sinh đạt 
được trên hệ thống Dojo, giáo viên có thể in nhận xét hàng tháng để nắm được 
việc chấp hành nội quy của học sinh, có thể gửi thông báo cần thiết cho phụ 
huynh. Việc thông báo kết quả trên hệ thống sau mỗi tiết học sẽ giúp học sinh 
bết được những việc đã làm được hoặc những hành vi cần sửa chữa. Điểm trên 
hệ thống sẽ là căn cứ để giáo viên tặng những Small Rewards cho học sinh, tạo 
động lực học tập cho học sinh. Những tiêu chí đánh giá đưa ra phải nhằm khích 
lệ, động viên, không trù dập học sinh, cải thiện hành vi của học sinh. 
 Giáo viên: Đặng Thị Ngọc Huyền 11 Một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả trong giờ học tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ
 + Nói theo nhóm (Speaking in groups)
 + Hoạt động TPR (TPR activities)
 + Diễn đạt bằng điệu bộ/ Diễn kịch (Miming/ Drama)
 + Hát (Chanting/ Singing)
 + Đóng vai (Role play)
 - Khi cần thiết, giáo viên có thể kiểm soát sự năng động của học sinh thông 
qua các hình thức:
 + Sử dụng truyện (Stories), có thể cho học sinh nghe hoặc giáo 
 viên kể.
 + Xem videos
 + Chép bài (Cpopying from the board)
 + Làm bài tập kỹ năng viết (Writing Tasks)
 + Tô màu (Colouring): Áp dụng cho học sinh lớp 1, 2
 + Chép chính tả (Dictation)
 + Đọc bài (Reading)
 + Vẽ (Drawing)
 Biện pháp 7: Bắt đầu bài học (Start the lesson)
 Khởi động bằng các bài hát: Để tạo động lực và tập trung sự chú ý của 
học sinh giáo viên có thể sử dụng các bài hát (Songs) là một cách phổ biến nhất 
có ảnh hưởng đến học sinh. Đa số học sinh tiểu học đều thích và chú ý bởi các 
bài hát, đặc biệt là những bài hát có âm điệu nhộn nhịp. Việc hát các bài hát hay 
nhún nhảy theo nhạc sẽ khuấy động tâm trạng học tập của học sinh. Giáo viên 
có thể chia lớp thành các nhóm và phân bổ các phần để hát hoặc hát theo vòng 
tròn nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Nhờ cách bắt đầu bài học gây hứng thú, 
học sinh là tập trung ngay vào các hoạt động học tập giáo viên đưa ra sắp tới, 
hạn chế được sự mất tập trung hay làm việc riêng.
 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
 Đề tài đưa ra 07 biện pháp quản lý lớp học trong giờ học tiếng Anh dựa 
trên việc nghiên cứu tài liệu và áp dụng vào thực tiễn tại đơn vị. Các biện pháp 
này có mối quan hệ chặt chẽ và luôn hỗ trợ cho nhau. Giáo viên cần tiến hành 
các biện pháp này song song và chọn biện pháp phù hợp trong tiến trình bài dạy 
nhằm đem lại hiệu quả tối đa nhất.
 Biện pháp 1 (Xây dựng nội quy lớp học) là tiền đề cho việc quản lý lớp 
học, giáo viên cần khiển khai ngay khi bắt đầu buổi học đầu tiên để tạo kỷ luật 
và thói quen (Biện pháp 2) cho học sinh, hỗ trợ giáo viên trong việc lấy thước đo 
quản lý học sinh. Biện pháp 3, 4, 5, 6, 7 là các biện pháp nhằm hỗ trợ và giữ vai 
trò quan trọng trong việc quản lý học sinh, gây hứng thú học tập cho học sinh, 
 Giáo viên: Đặng Thị Ngọc Huyền 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_lop_hoc_hieu.doc