Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả của Hiệu trưởng

doc 25 trang skquanly 02/08/2024 1240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả của Hiệu trưởng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả của Hiệu trưởng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả của Hiệu trưởng
 Sáng kiến kinh nghiệm- Một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL có hiệu quả của Hiệu trưởng
 MỤC LỤC
 STT TRANG
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1 1. Lí do chọn đề tài 2
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 2 2.1. Mục tiêu 3
 2.2. Nhiệm vụ
 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3
 4 4. Phạm vi nghiên cứu 3
 5 5. Phương pháp nghiên cứu 3
 II. PHẦN NỘI DUNG
 6 1. Cơ sở lí luận 4-5
 2. Thực trạng
 4
 2.1. Thuận lợi - khó khăn
 5
 7 2.2. Thành công - hạn chế
 2.3. Mặt mạnh - mặt yếu
 5-6
 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
 3. Giải pháp, biện pháp
 7
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 7-13
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 8 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 13
 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 14-16
 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 
 17-18
 cứu
 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 
 9 18-22
 đề nghiên cứu
 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 10 1. Kết luận 23
 11 2. Kiến nghị 23
 12 Đánh giá của HĐSKKN cấp trường- cấp huyện 24
 13 Tài liệu tham khảo 25
 - 1 - Sáng kiến kinh nghiệm- Một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL có hiệu quả của Hiệu trưởng
 Qua thực tế cho thấy HĐGDNGLL còn nhiều hạn chế như: làm theo phong 
trào, qua loa, chiếu lệ, nói chính xác hơn còn xem nhẹ vai trò của hoạt động này, nếu 
có tổ chức thì chỉ mang tính hình thức, đối phó. Nội dung còn đơn điệu chưa khắc 
sâu vào ý thức học sinh nên dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao. Muốn 
làm tốt công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, Hiệu trưởng nhà trường phải nhận thức 
rõ vai trò của hoạt động này, coi đó là một trong những công tác trọng tâm của nhà 
trường để đề ra biện pháp chỉ đạo cho phù hợp.
 Sau khi hiểu rõ vai trò quan trọng của HĐGDNGLL, với cương vị là Hiệu 
trưởng, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp có hiệu quả của Hiệu trưởng”.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 2.1. Mục tiêu:
 - Xây dựng được các biện pháp, phương pháp để quản lý và tổ chức các 
HĐGDNGLL có hiệu quả. 
 - Góp phần thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà 
trường, thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích 
cực”.
 2.2. Nhiệm vụ: 
 - Hiệu trưởng nhà trường xây dựng được các biện pháp, phương pháp để 
quản lý và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả phù hợp thực tế 
của nhà trường. Đẩy mạnh công tác phối kết hợp cùng với các tổ chức trong và 
ngoài nhà trường để đẩy mạnh các HĐGDNGLL nhằm nâng cao giáo dục toàn 
diện đối với học sinh đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Biện pháp quản lý HĐGDNGLL có hiệu quả.
 4. Phạm vi nghiên cứu: 
 Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ.
 5. Phương pháp nghiên cứu: 
 - Nghiên cứu tài liệu
 - Phương pháp thực nghiệm
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp trắc nghiệm khách quan
 - Phân tích và đánh giá sản phẩm hoạt động.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận:
 - 3 - Sáng kiến kinh nghiệm- Một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL có hiệu quả của Hiệu trưởng
 - Đội ngũ giáo viên đa số còn trẻ, luôn nhiệt tình, tích cực tham gia các 
phong trào của nhà trường, của ngành. Nhà trường - Đảng - Chính quyền địa 
phương và cha mẹ học sinh luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ trong các hoạt động 
cả nhà trường cũng như ở địa phương.
 +) Khó khăn :
 - Một số ít giáo viên chưa thực sự tham gia tích cực vào các hoạt động của 
nhà trường (còn ỉ lại, chưa nhiệt tình, chưa linh hoạt). Tổng phụ trách Đội chưa 
có nhiều kinh nghiệm nên còn lúng túng ở khâu xây dựng kế hoạch để tổ chức 
thực hiện. Triển khai kế hoạch đôi lúc chưa kịp thời, chưa cụ thể. Bên cạnh đó 
một số ít giáo viên chỉ chú trọng hoạt động dạy trên lớp và coi hoạt động giáo 
dục Ngoài giờ lên lớp là một hoạt động “ phụ khóa” trong nhà trường.
 - Cha mẹ phần đông ít quan tâm đến việc giáo dục dạy dỗ con em học tập ở 
nhà còn khoán trắng cho nhà trường và thầy cô ở lớp.
 - Thiếu căn cứ pháp lý trong quá trình thực hiện. Các giải pháp thực hiện 
chưa được đưa ra cụ thể
 - Chưa thành lập ban chỉ đạo rõ ràng, vì vậy công tác tuyên truyền về mặt 
nhận thức đến mọi đối tượng còn hạn chế.
 2.2. Thành công - hạn chế:
 * Thành công:
 - Quản lý và tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 - HĐGDNGLL đã được chú trọng. Chất lượng giáo dục và thành tích các 
phong trào được nâng lên.
 * Hạn chế: 
 - Trường có 3 phân hiệu đóng trên 3 thôn, buôn khác nhau, đa số các em 
học sinh có hoàn cảnh khó khăn và là đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều cha mẹ 
học sinh phải đi làm, không có điều kiện quan tâm đến con em nên việc tập trung 
học sinh ở các điểm trường về tại trường chính để tổ chức các hoạt động lớn của 
toàn trường mất nhiều thời gian và hiệu quả không cao vì có rất nhiều em học 
sinh không thể tham gia. 
 - Mặt khác, nếu tổ chức riêng lẻ tại các điểm trường thì tất cả các học sinh 
đều được tham gia hoạt động nhưng lại hạn chế về thời gian và con người đứng 
ra tổ chức. Hơn nữa, hoạt động phong trào đó lại không mang lại được tinh thần 
tập thể, không tạo được sự đoàn kết, không khí thi đua sôi nổi giữa tất cả các lớp 
trong toàn trường.
 2.3. Mặt mạnh - mặt yếu:
 * Mặt mạnh:
 - Khi quản lý và tổ chức tốt HĐGDNGLL thì các hoạt động thường mang 
lại hiệu quả cao, các em tham gia nhiệt tình, ham thích đến trường. 
 - 5 - Sáng kiến kinh nghiệm- Một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL có hiệu quả của Hiệu trưởng
tình hình của địa phương, nhà trường, học sinh và đặc biệt là các cấp Lãnh đạo từ 
đó xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đạt hiệu quả.
 3. Các giải pháp, biện pháp
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 - Đưa ra được một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL có hiệu quả.
 - HĐGDNGLL được chú trọng. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục và thành tích các phong trào được nâng lên.
 Để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL trong nhà trường, gắn giáo dục nhà 
trường với cộng đồng, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực theo Chỉ 
thị 40/2008/CT-BGD&ĐT. Trong các nội dung của Chỉ thị 40 thì có bốn nội 
dung có các tiêu chí liên quan đến tổ chức các hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên 
lớp, như:
 Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh sạch, đẹp, an toàn.
 Nội dung 3: Rèn kỹ năng sống cho học sinh.
 Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh
 Nội dung5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di 
tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương.
 Để thực hiện tốt các nội dung trên cần thực hiện một số giải pháp sau để 
hoạt động giáo dục Ngoài giờ lêp lớp đạt kết quả tốt:
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp 
 Cần thấy rõ tầm quan trọng của HĐGDNGLL, cần có một định hướng 
đúng đắn, một kế hoạch khả thi để chỉ đạo cho giáo viên và học sinh. Tôi đã cùng 
với Ban chỉ đạo HĐGDNGLL tìm ra giải pháp, cách thức để nâng cao hoạt động 
giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trường.
 +) Xây dựngKế hoạch hoạt động giữa giờ:
 Theo kế hoạch mỗi giáo viên phải thực hiện hoạt động giáo dục Ngoài giờ 
lên lớp 4 tiết/ tháng, ngoài ra còn phải đảm bảo 100% học sinh nắm vững bài thể 
dục giữa giờ và hai bài múa tập thể tại sân trường vào giờ ra chơi.
 Tổng phụ trách Đội kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm 
hướng dẫn, uốn nắn, sửa chữa những sai sót các động tác thể dục của bài thể dục 
giữa giờ để cho học sinh tập đúng, đều và đẹp. ( Bởi, các động tác thể dục tập 
không đúng sẽ phản tác dụng ). Đồng thời bố trí cho những học sinh nòng cốt 
khối 4 - 5 đứng làm mẫu trước đội hình của khối lớp 1, 2.
 + Sinh hoạt tập thể : chơi trò chơi dân gian, múa hát, kể chuyện  quản trò 
là lớp trưởng hay phó văn thể của lớp ( khối 1 -2 - 3 có đội viên lớp 4 - 5 hướng 
dẫn )
 +Phát thanh măng non : tổ chức vào thứ hai hàng tuần, đội phát thanh “ 
măng non “ được thành lập theo lớp (chủ yếu là lớp 4 - 5). Nội dung phát thanh là 
 - 7 - Sáng kiến kinh nghiệm- Một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL có hiệu quả của Hiệu trưởng
các hoạt động thi ứng xử tình huống giao tiếp trong Đội viên, hoạt động đóng 
kịch, xây dựng tiểu phẩm theo chủ đề 
 +) Giải pháp thứ nhất: Quán triệt nhận thức cho cán bộ, giáo viên, công 
nhân viên.
 Trong giáo dục không thể tách rời việc chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị 
40/2008/CT-BGD&ĐT với việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục Ngoài giờ 
lên lớp. Nội dung của Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT chính là tiền đề để xây 
dựng kế hoạch hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp. Muốn thực hiện tốt phong 
trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” thì trước hết 
phải tổ chức hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp mang lại hiệu quả thiết thực.
 Là người Hiệu trưởng trong nhà trường tôi luôn trăn trở: Phải làm gì? 
Làm như thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp?
 Muốn nâng cao chất lượng HĐGDNGLL thì trước hết phải có những tác 
động làm cho mọi thành viên trong nhà trường (kể cả nhân viên bảo vệ ) hiểu rõ 
vai trò, vị trí của HĐGDNGLL để từ đó tích cực tham gia vào hoạt động này. Xác 
định như vậy nên ngay đầu năm học, tôi đã thành lập Ban chỉ đạo HĐGDNGLL 
để cùng bàn bạc tìm ra biện pháp, cách thức để nâng cao hoạt động giáo dục 
Ngoài giờ lên lớp ở nhà trường.
 * Ban chỉ đạo HĐGDNGLL:
 +) Trưởng ban : Đinh Văn Cường - Hiệu trưởng - Bí thư chi bộ
 +) Các Phó ban: 
 - Nguyễn Văn Vinh - Phó hiệu trưởng
 - Võ Thị Lan - Phó hiệu trưởng
 - Trần Thị Kim Hoa- Chủ tịch Công Đoàn 
 - Đặng Thị Ngọc Huyền- Bí thư chi đoàn
 - Lưu Thị Thanh Xuân - Tổng phụ trách Đội 
 +) Các thành viên là giáo viên, nhân viên trong nhà trường: 19 GVCN, các 
GV bộ môn, nhân viên TV-TB,VT, Y tế, BV, KT.
 - Căn cứ vào Hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, căn cứ 
vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường, Trước hết Hiệu trưởng phải có 
nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của HĐGDNGLL và đưa nội dung 
HĐGDNGLL vào kế hoạch năm học cụ thể. Trong kế hoạch phải xác định được 
mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu và định hướng hoạt động 
tránh qua loa vài dòng chung chung.
 - Đưa kế hoạch hoạt động ra bàn bạc thống nhất trong ban chỉ đạo, đội ngũ 
cán bộ cốt cán rồi triển khai trong hội đồng sư phạm cùng với kế hoạch năm 
học. Nhằm:
 + Thống nhất nội dung hoạt động.
 + Bàn biện pháp thực hiện tích cực.
 + Từng bộ phận có kế hoạch cụ thể.
 - 9 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_gia.doc