Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm trong bối cảnh dịch bệnh nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm trong bối cảnh dịch bệnh nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm trong bối cảnh dịch bệnh nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 0 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ GIÁO DỤC HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TOÀN DIỆN HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Tác giả : Lê Thị Trà - Trình Thị Liên Tổ : Tự nhiên Đơn vị công tác : Trường THPT Diễn Châu 2 Điện thoại : 0915 653 477 - 0962 552 683 NĂM HỌC: 2021 - 2022 3.5. Phương pháp thực nghiệm..........................................................................24 3.6. Kết quả thực nghiệm và xử lí kết quả thực nghiệm....................................24 3.6.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm........................................................24 3.6.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm ...........................................................25 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................31 1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài..............................................................31 2. Kiến nghị và hướng phát triển .......................................................................31 2.1. Đề xuất kiến nghị........................................................................................31 2.2. Hướng phát triển.........................................................................................32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................34 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI CÁC TIẾT SINH HOẠT LỚP VÀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Trong trường học, học sinh được xem là đối tượng giáo dục đặc biệt. Trong môi trường giáo dục này, các em phải được giáo dục một cách toàn diện. Bên cạnh việc trang bị cho các em kiến thức thì việc giáo dục cho các em về kỹ năng mềm, giáo dục về đạo đức, phẩm chất, tư cách là một yêu cầu thiết yếu không thể thiếu. Và để đạt được yêu cầu đó đòi hỏi phải có sự cộng tác toàn diện của các tổ chức trong nhà trường, trong đó giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò khá quan trọng. Bởi, giáo viên chủ nhiệm là người “kề vai, sát cánh” với học trò lớp chủ nhiệm nhiều nhất; có cơ hội nắm bắt đặc điểm, hoàn cảnh, cá tính, tâm lý của từng học sinh để từ đó lựa chọn, tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với học sinh và hoàn cảnh thực tế. Trong chuyên môn, chúng ta đang sôi nổi thực hiện phương pháp giáo dục tích cực, lấy học trò làm trung tâm. Không lẽ trong công tác chủ nhiệm chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục thụ động, máy móc - thầy là trung tâm của tất cả. Chúng ta cần phải đổi mới, phải thực sự lấy học trò làm trung tâm không chỉ trong chuyên môn, mà cả trong công tác chủ nhiệm. Phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấy chính tổ mình, lớp mình. Chỉ có như thế, học sinh mới được rèn luyện kỹ năng, nhân cách học sinh mới được xác lập bền vững, ... chất lượng giáo dục mới được nâng cao. Trong thực tế, qua những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi nhận thấy tinh thần tự giác, tự quản của học sinh chưa có dẫn đến việc điều hành, quản lý tổ chức các hoạt động của lớp gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ lớp vẫn chưa đồng bộ , tinh thần ý thức trách nhiệm không cao. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm mất rất nhiều thời gian, vất vả, luôn phải theo dõi đôn đốc học sinh, kể cả ban cán sự lớp, nếu không sẽ không đạt được kết quả giáo dục. Như chúng đã biết hơn ba năm qua dịch Covid -19 đã hoành hành để lại cho chúng ta nhi ều mất mát, đau thương. Đại dịch đã làm ảnh hưởng đến tất cả lĩnh vực, nghành nghề, trong đó không thể không nhắc đến giáo dục. Dịch bệnh đã làm cho nhiều trường học trên đất nước ta phải đóng cửa trong thời gian khá dài. Cụ thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An có những thời điểm, học sinh đã phải học trực tuyến hàng tháng ròng, và có những thời điểm nhiều trường đã phải kết hợp vừa học trực tiếp vừa học trực tuyến. Và khi qua giai đoạn học trực tuyến, học sinh được đến trường nhưng trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho việc học tập của học sinh. Vậy phải làm gì? Làm thế nào? Làm sao học sinh vừa có thể phòng dịch tốt, vừa học tập có kết quả để chất lượng giáo dục không bị đẩy lùi. Với vai trò trách nhiệm của người làm nhà giáo. Và cao hơn là trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm, thiết nghĩ để học sinh chuyên tâm và có k ết quả tốt trong học tập, trước hết lớp học phải có tổ chức, nề nếp lớp phải tốt. Mà giáo viên chủ nhiệm luôn là người STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm - Đọc tài liệu về quản lí học -Tuyển tập các dạng tài sinh THPT trong những năm liệu. gần đây. - Đọc tài liệu về dạy học trực - Các số liệu đã được xử lý. tuyến Từ 01/06 đến - Đọc tài liệu về ứng dụng 1 01/07/2021 CNTT trong dạy học trực tuyến và qua truyền hình. - Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh - Khảo sát tình hình thực tiễn tại các trường THPT - Trao đổi với đồng nghiệp, - Nắm được ý kiến của đồng tác giả khác về đề tài của đồng nghiệp mình. - Nắm chắc kết cấu chung Thảo luận thống nhất đặt tên đềcủa sáng kiến kinh Từ 02/07/2021 2 tài; đăng kí đề tài nghiệm. đến 02/10/2021 - Đọc các tài liệu tham khảo - Viết phần mở đầu - Xây dựng các biện pháp - Viết cơ sở lý luận quản lí giáo dục học sinh hiệu quả - Thực nghiệm tại 1 số lớp tại - Hoạt động cụ thể Từ 03/10/2021 trường ở trường Diễn Châu 2 - Viết phần trọng tâm của 3 đến 01/01/2021 - Mở rộng ở một số trường đề tài: Giải pháp và hiệu THPT khác lân cận quả đề tài Từ 02/01/2022 - Khảo sát thực tiễn và kết quả - Viết phần kết luận 4 đến 10/04/2022 thực nghiệm - Hoàn thiện đề tài V. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: - Nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra sư phạm: + Phương pháp đàm thoại. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm PHẦN II - NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ GIÁO DỤC HỌC SINH THPT TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở BỐI CẢNH VỪA DẠY HỌC VỪA CHỐNG DỊCH 1.1. Cơ sở lý luận: 1.1.1. Những hiểu biết về dịch Covid 19: 1.1.1.1. Giới thiệu về vi rút SARS CoVid -2: SARS Covid 2 là một trong những vi rút Corona mới được xác định là nguyên nhân gây Covid -19 xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019 và sau đó đã lan rộng trên thế giới. - Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) chủng vi rút SARS Covid 2 rất dễ đột biến. Biến chủng Delta lây lan nhanh và gây nguy hiểm hơn nhiều cho người bệnh. Đặc biệt hiện nay theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thông báo đã xuất hiện biến chủng mới của Vi rút SARS Covid-2 là Omicoron biến chủng này có thể lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta. 1.1.1.2. Phương thức lây truyền: SARS Covid-2 có thể lây truyền từ người mang vi rút sang người lành qua các con đường sau: - Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người qua hôn nhau hoặc hít phải các giọt bắn, từ mũi hoặc miệng của người bị nhiễm Covid 19, phát tán khi ho, hắt hơi, hát, tập thể dục, nói chuyện. Các giọt bắn có vi rút SARS Cod -2 có thể lan rộng qua các hạt bụi nhỏ. Đây là lí do tại sao phải cách người bệnh trên 2m hoặc phải đeo khẩu trang để hạn chế giọt bắn văng xa, ... - Bệnh có thể lây do người lành tiếp xúc với các bề mặt có SARS Covid-2. Các giọt bắn của người bệnh rơi xuống các vật thể và các bề mặt xung quanh người. Khi tay ta tiếp xúc sau đó sờ vào mắt, mũi, miệng cũng có nguy cơ lây nhiễm. 1.1.1.3. Thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh của người nhiễm SASR- CoV 2 trung bình từ 3 đến 7 ngày, tối đa 14 ngày, ngoại lệ có những trường hợp thời gian ủ bệnh tới 24 ngày. 1.1.1.4. Triệu chứng và dấu hiệu bệnh: Hiện nay con đường lây nhiễm, thời gian ủ bệnh, triệu chứng của bệnh được các nhà trong tổ chức WHO tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện. 1.1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong thời kỳ dịch Covid 19: Giáo viên chủ nhiệm là người được hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu trách nhiệm về một lớp. Giáo viên chủ nhiệm chính là người thay mặt hiệu trưởng Một số vùng nông thôn miền núi hải đảo, vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn thiếu thốn cơ sở vật chất hỗ trợ cho việc học trực tuyến, đường truyền không ổn định cũng phần nào ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học. Trải qua thời gian dài thầy và trò không được tới trường thực tế này khiến giới trẻ mất đi môi trường lành mạnh để phát triển kiến thức, thể chất, tinh thần. Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của chính phủ, thủ tướng chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nghành giáo dục đào tạo nước ta có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thay đổi điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ chức dạy học trực tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện các em có thể học tập mọi nơi, mọi lúc đảm bảo công tác phòng chống dịch thích ứng với tình hình dịch Covid - 19. Đồng thời thực hiện tốt phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học “đáp ứng mục tiêu kép thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch công tác của năm học. 1.2.2. Tình hình thực tiễn của nhà trường: Do ảnh hưởng của dịch COVID - 19 diễn biến phức tạp nhiều trường học phải đóng cửa, đầu năm học này trường THPT Diễn Châu 2 cũng chuyển sang học trực tuyến mất một thời gian dài (2 tháng). Học sinh của trường thuộc khu vực nông thôn, điều kiện kinh tế của nhiều gia đình học sinh còn gặp khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho các em học tập còn thiếu thốn. Theo thống kê thì toàn trường có 11 em không có đủ điều kiện (máy tính hoặc điện thoại thông minh) để học trực tuyến, một số em còn phải sử dụng máy mượn của bố mẹ, anh chị nên việc chủ động trong học tập gặp khó khăn, có em phải sử dụng máy chung với bạn, nhiều gia đình có con đông nhưng chỉ có một điện thoại phải học chung. Một số xã đường điện xuống cấp, tín hiệu đường truyền không ổn định cũng ảnh hưởng đến học tập của học sinh. Công tác chủ nhiệm mặc dù đã được BGH nhà trường và các giáo viên quan tâm, được đầu tư cơ sở vật chất, tinh thần tới mức tối đa trong khả năng cho phép nhưng chất lượng dạy và học cũng như giáo dục toàn diện còn hạn chế. Việc nhận thức của GVCN về ý nghĩa và vai trò của công tác chủ nhiệm trong tình hình mới có lúc còn chưa khách quan, toàn diện. Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với công việc, ngại khó, ngại khổ, năng lực quản lí, điều hành, xử lí tình huống lúng túng, thiếu linh hoạt, thiếu sáng tạo đặc biệt quản lí giáo dục học sinh trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID - 19. Công tác phòng chống dịch trong lớp học đôi khi còn chưa chú trọng, còn chủ quan và chưa thường xuyên. Vì vậy nguy cơ dịch bệnh lây lan trong lớp trong trường còn lớn. 1.2.3. Tình hình thực tế của học sinh: - Thực tế cho thấy nhiều học sinh chưa hiểu biết sâu sắc về tác hại, con đường lây nhiễm đặc biệt là các biện pháp phòng tránh dịch bệnh, hiện tượng chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống lây lan dịch bệnh còn nhiều (trong lớp vẫn còn có
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_giao_duc_hoc.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm trong bối cảnh dịch b.pdf