Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý để thực hiện thành công mô hình chuyển đổi số ở trường Tiểu học

docx 23 trang skquanly 30/05/2025 250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý để thực hiện thành công mô hình chuyển đổi số ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý để thực hiện thành công mô hình chuyển đổi số ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý để thực hiện thành công mô hình chuyển đổi số ở trường Tiểu học
 2
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài:
 Cách mạng 4.0 cũng như những cuộc cách mạng trước đó đã tác động tới 
mọi mặt của đời sống xã hội với những mức độ và chiều hướng khác nhau. Sự 
tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới giáo dục là rất lớn, vừa tạo ra cơ hội nhưng 
cũng đặt ra những thách thức ngày càng nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục. Cơ 
hội và thách thức đối với các cơ sở giáo dục trước sự tác động của cuộc cách 
mạng 4.0 luôn có sự đan xen lẫn nhau.
 Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của sự phát triển, đặc biệt là trong bối 
cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ. Trên 
thế giới, nhiều quốc gia như Úc, Đan Mạch, Anh đã và đang thực hiện chiến 
lược chuyển đổi số.
 Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt 
Nam cũng không thể nằm ngoài xu thế chuyển đổi số chung của thế giới và 
cũng không thể bỏ lỡ những cơ hội mà Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang 
lại. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn 
cầu, đặc biệt với việc Việt Nam ký kết các Hiệp định hợp tác thế hệ mới 
(CPTPP, EVFTA.) tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri 
thức mới, các chuẩn quốc tế, những mô hình giáo dục và quản lý giáo dục hiện 
đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho phát triển giáo dục. 
 Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đem đến đổi thay nhiều mặt của 
đời sống xã hội. Xã hội đi lên theo hướng hiện đại, một xã hội “mở”, xã hội tri 
thức, đòi hỏi con người phải phát triển theo. Nếu như trước đây, tri thức phụ 
thuộc vào sách vở trong thư viện hay trí nhớ của con người, qua sự truyền đạt 
của người thầy thì ngày nay kỉ nguyên số không những mang đến nhiều khái 
niệm mới trong cuộc sống như internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, robotics, xử lý 
dữ liệu lớn mà còn mang đến cho cộng đồng cơ hội chia sẻ, giao lưu, tiếp cận 
và đóng góp chung vào thành tựu văn minh nhân loại. Do đó, người học cần biết 
tận dụng lợi thế mà kỷ nguyên số mang lại với nguồn không gian và dữ liệu mở 
“Một số biện pháp quản lý để thực hiện thành công mô hình chuyển đổi số ở trường tiểu học” 4
chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu 
được quản lý bằng hồ sơ số”.
 Từ thực tiễn công tác quản lí dạy và học ở tiểu học nói chung và quá 
trình trải nghiệm trong lĩnh vực quản lí trường học, tôi nhận thấy học sinh – phụ 
huynh hiện nay có nhu cầu và đòi hỏi bức thiết về sự phát triển toàn diện, nhu 
cầu tiếp cận với khoa học kĩ thuật hiện đại. Vì thế, việc vận dụng công nghệ số 
vào giảng dạy
và học tập là một quy luật phát triển tất yếu của thời đại.
 Chính từ những lí do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp 
quản lý để thực hiện thành công mô hình chuyển đổi số ở trường tiểu học”.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp quản 
lý để thực hiện thành công mô hình chuyển đổi số tại Trường Tiểu học Nam 
Trung Yên nơi tôi công tác nói riêng và các trường tiểu học nói chung, từ đó 
góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học.
 3. Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu
 - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý để thực hiện thành công mô 
hình chuyển đổi số trong các trường tiểu học. 
 - Phạm vi nghiên cứu: Trường Tiểu học Nam Trung Yên 
 - Thời gian nghiên cứu từ tháng 09/2022 -> 3/2022
 4. Các phương pháp nghiên cứu
 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
 4.2. Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra 
 3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 5. Khảo sát thực tiễn
“Một số biện pháp quản lý để thực hiện thành công mô hình chuyển đổi số ở trường tiểu học” 6
 1. Cơ sở lí luận:
 1.1. Khái niệm chuyển đổi số 
 Microsoft lại định nghĩa chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ 
chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.
 Wikipedia lại định nghĩa như sau: “Chuyển đổi số là một quy trình hoàn 
chỉnh áp dụng số hóa và ứng dụng số hóa nhưng ở một cấp độ cao hơn. Chuyển
đổi số mô tả những chuyển đổi vô cùng lớn ở quy mô doanh nghiệp hay thậm 
chí là thị trường. Chuyển đổi số là một chuỗi những hoạt động thay đổi về cách 
thức vận hành và những việc làm cụ thể từ trước đến nay”.
 Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số (Digital transformation)
nhưng có thể nói chung đó là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới 
thực
sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng. Theo đó, mọi người tiếp cận thông tin
nhiều hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời 
gian.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của 
cuộc
Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay.
 1.2. Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?
 “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 
năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của 
Thủ tướng Chính phủ như sau: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, 
ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số 
hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học 
tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo 
dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác 
dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, 
sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công 
“Một số biện pháp quản lý để thực hiện thành công mô hình chuyển đổi số ở trường tiểu học” 8
 1.4.3. Tiết kiệm chi phí: Không chỉ phục vụ tốt cho công tác học tập tại 
trường học, chuyển đổi số trong giáo dục còn hỗ trợ học sinh dễ dàng tiếp cận 
những khóa học chuyên môn theo nhu cầu với chi phí vô cùng rẻ. Điều này giúp 
học sinh có nhiều điều kiện tốt hơn để phát triển bản thân, mang lại kết quả như 
mong đợi.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 2.1. Thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số ở trường Tiểu học Nam
Trung Yên
 Đại dịch covid-19 đã gây ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã 
hội, giáo dục đào tạo cũng không ngoại lệ. Quán triệt tinh thần của bô giáo dục 
“Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học” nhà trường đã thực hiện việc 
chuyển hình thức từ trực tiếp sang trực tuyến.
 Các thầy cô cùng học trò đã nỗ lực biến thách thức thành cơ hội, từng 
bước thay đổi nhận thức về chuyển đổi số. Các thầy giáo, cô giáo và học sinh 
luôn miệt mài mỗi ngày đồng hành với chiếc máy tính để thiết kế bài, chuẩn bị 
các tiết dạy – học online. Từ chỗ chưa thành thạo về CNTT, về dạy học trực 
tuyến, đến nay rất nhiều thầy giáo, cô giáo trở thành những giáo viên dạy online 
giỏi, sử dụng thành thạo các phần mềm như Zoom, Microsof, Patlet... 
 2.2. Khó khăn: Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, nhà trường còn có 
1 số khó khăn sau:
 - Đường truyền mạng của nhà trường còn chậm, sóng wifi yếu chưa đáp 
ứng được khi có nhiều giáo viên cùng sử dụng.
 - Trang thiết bị cá nhân của giáo viên như máy tính, đường truyền còn 1 
vài đồng chí chưa tốt. 
 - Bên cạnh đó, còn một vài giáo viên nhiều tuổi, công tác lâu năm có 
hạn chế về tin học, chưa sử dụng thành thạo máy vi tính, lúng túng trong khai 
thác tài nguyên mạng, chưa biết cài đặt và sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học.
 - Về phía học sinh, khi mới vào năm học vẫn còn một vài em gia đình 
chưa có điều kiện lắp đặt và sử dụng mạng internet, chưa đủ điều kiện trang bị 
“Một số biện pháp quản lý để thực hiện thành công mô hình chuyển đổi số ở trường tiểu học” 10
truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho các lực lượng tham gia 
bằng những hình thức khác nhau. Cách thức tuyên truyền phải đa dạng; mở rộng 
đối tượng.
 - Đầu tiên chúng tôi tuyên truyền bằng việc nêu gương. Ban giám hiệu 
nêu gương đi đầu trong việc chuyển đổi số. Sở dĩ chúng tôi chọn biện pháp đó 
là xuất phát từ tình hình thực tiễn của nhà trường, có một vài giáo viên vẫn còn 
tư tưởng an phận, ngại đổi mới, ngại phải học hỏi và đầu tư thời gian, công sức; 
một số ít giáo viên hay kêu ca, phàn nàn, với bất kì chủ trương mới nào của 
các cấp triển khai.
 - Tiếp theo, chúng tôi tiến hành thực hiện giải pháp trên bằng những việc 
làm cụ thể như hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời với chủ đề “Chuyển đổi số 
thúc đẩy học tập suốt đời”; tổ chức biểu dương, khen thưởng trước tập thể hội 
đồng sư phạm đối với những thầy giáo, cô giáo có giải pháp sáng tạo, ứng dụng 
CNTT tốt vào đổi mới phương pháp dạy học. Từ đó động viên, khích lệ được 
vai trị của người thầy. Đồng thời việc làm này còn có tác dụng nêu gương điển 
hình trong tập thể, đây là hình thức tuyên truyền bằng việc làm, hành động cụ 
thể rất có sức nặng thuyết phục.
 - Bên cạnh đó, tôi cũng chỉ đạo ban truyền thông của nhà trường triển 
khai xây dựng các clip tuyên truyền về chuyển đổi số.
 - Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên trong nhà trường bằng cách lựa 
chọn những giáo viên có tri thức, tâm huyết... để cử tham dự các lớp tập huấn 
do cấp trên tổ chức hoặc được bồi dưỡng thông qua các chuyên gia thuộc các 
lĩnh vực khác nhau huấn luyện để giúp các tuyên truyền viên có được nội dung 
đầy đủ khi tuyên truyền về chuyển đổi số cho CB-GV-NV học sinh và PHHS. 
Phân công cho từng thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách viết bài tuyên truyền 
về chuyển đổi số để chuyển tới CB-GV-NV.
 3.2. Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch, xác định rõ nhiệm vụ, chức năng 
của các bộ phận và sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường để thực 
hiện tốt chuyển đổi số. 
“Một số biện pháp quản lý để thực hiện thành công mô hình chuyển đổi số ở trường tiểu học” 12
 Tổ chức tốt sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường làm tốt công 
tác chuyển đổi số 
 b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, bộ phận tham gia 
công tác chuyển đổi số
 Trưởng ban: Chịu trách nhiệm chung; Lập kế hoạch, giám sát hoạt động, 
 Phó ban: Cùng đồng chí trưởng ban giám sát hoạt động, chương trình sơ 
kết, tổng kết, báo cáo lên phòng giáo dục.
 Giáo viên tin học: Phụ trách kĩ thuật, hướng dẫn chung cho toàn trường.
 Giáo viên chủ nhiệm: Thực hiện số hóa hồ sơ và dạy học trực tuyến.
 Đây là một nội dung rất quan trọng của biện pháp này vì việc xác định rõ 
các nhiệm vụ là nội dung vô cùng quan trọng, nhưng để công việc thuận lợi có 
hiệu quả, cần có “tổ chức” chặt chẽ của nhà quản lý, lãnh đạo nhà trường.
 - Việc đầu tiên Ban giám hiệu cần lập kế hoạch phối hợp giữa các bộ 
phận, ban giám hiệu, giáo viên tin học, giáo viên chủ nhiệm, PHHS. Kế hoạch 
phối hợp cần dựa trên các nội dung công việc của từng bộ phận đã được xác 
định và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường.
 - Chỉ đạo, sắp xếp nhân sự giữa các bộ phận, tránh chồng chéo công việc, 
chức năng nhiệm vụ.
 - Chỉ đạo hành động, phối hợp, xác lập cơ chế làm việc, động viên 
khuyến khích các bộ phận trong nhà trường gắn kết, phối hợp chặt chẽ với nhau. 
 Ngoài ra tôi đã tổ chức phát động thi đua trong nhà trường, cho các tổ 
chuyên môn đăng ký xây dựng các nội dung chuyển đổi số như: xây dựng kho 
học liệu trực tuyến; thiết kế giáo án điện tử và các công cụ ôn tập kiểm tra trực 
tuyến. Kết quả 100% các tổ đều có đăng kí nội dung về chuyển đổi số.
 3.3. Biện pháp 3. Tổ chức tốt công tác tập huấn về CNTT để thực hiện 
thành công chuyển đổi số
 Khi dịch bệnh bùng phát, việc học của học sinh chuyển từ hình thức trực 
tiếp sang trực tuyến thì việc người giáo viên phải sử dụng thành thạo máy vi 
tính, biết khai thác mạng, sử dụng các phần mềm thông dụng hỗ trợ cho việc 
“Một số biện pháp quản lý để thực hiện thành công mô hình chuyển đổi số ở trường tiểu học”

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_de_thuc_hien.docx
  • doc1. Bìa SKKN.doc
  • doc2. Mục lục.doc
  • doc3. Đơn SKKN 2021.doc
  • docx5. Phụ lục.docx