Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng để phối hợp các tổ chức giáo dục trong nhà trường

docx 31 trang skquanly 12/10/2024 470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng để phối hợp các tổ chức giáo dục trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng để phối hợp các tổ chức giáo dục trong nhà trường

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng để phối hợp các tổ chức giáo dục trong nhà trường
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 MÃ SKKN
 (Dùng cho HĐ chấm của Sở)
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
ĐỂ PHỐI HỢP CÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG
 Lĩnh vực: Quản lý
 Cấp: Tiểu học
 Năm học: 2016 - 2017 tuệ của họ vào việc hoàn thành có chất lượng mục tiêu dự kiến.
 Người hiệu trưởng nhất thiết phải hiểu rõ nhu cầu, lợi ích động cơ hoạt động, phải 
biết tác động vào nhu cầu, lợi ích cấp thiết chính đáng và trực tiếp đến con người. Người 
hiệu trưởng phải hiểu được đồng nghiệp, những người cấp dưới, phải giữ gìn và phát huy 
những phẩm chất tốt đẹp tính trung thực, dân chủ, tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo 
của mọi người trong công việc và cuộc sống hàng ngày để họ yên tâm làm việc và công 
tác tốt hơn. Từ việc hiểu tâm lý của cán bộ giáo viên, hiệu trưởng có biện pháp lãnh đạo, 
cách đối xử với tập thể cũng như từng giáo viên trong trường, biết cách bố trí công việc 
phù hợp với năng lực sở trường của từng thành viên trong tập thể, tạo bầu không khí đoàn 
kết, thân thiện, cởi mở.
 Cùng với hiệu trưởng, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như công đoàn, đoàn 
TNCSHCM, Đội TNTPHCM là một lực lượng rất quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp 
để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Nếu mối 
quan hệ giữa hiệu trưởng với các tổ chức này gắn bó, thống nhất, hiệu trưởng sẽ có một 
thuận lợi rất lớn. Ngược lại nếu mối quan hệ đó lệch lạc, thiếu thống nhất, hiệu trưởng sẽ 
rất khó khăn để thực hiện chức năng quản lý một cách tập trung dân chủ, và sẽ hạn chế rất 
lớn hiệu quả quản lý giáo dục.
 Với kinh nghiệm thực tế nhiều năm làm công tác quản lý trường học tôi mạnh dạn 
đề xuất “Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng để phổi hợp các tổ chức giáo dục trong 
nhà trường ”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
 Tìm các giải pháp xây dựng sự phối hợp chặt chẽ giữa Hiệu trưởng để phối hợp các 
lực lượng giáo dục trong nhà trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Công đoàn, Đoàn TNCSHCM, Đội TNTPHCM của trường Tiểu học...
4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp chuyên gia (Trao đổi, hội nghị, hội thảo...).
 - Tổng kết, rút kinh nghiệm.
5. Kế hoạch nghiên cứu: 2 năm học
 Từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2016 - 2017.
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 Muốn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, hiệu trưởng cần 
hiểu rõ vị trí, vai trò chức năng nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn:
1.1 Vị trí của công đoàn: giáo viên, nhân viên trong tuổi sinh hoạt đoàn. Chi đoàn trường học trực thuộc tổ chức 
Đoàn phường nơi trường công tác.
 Tổ chức Đoàn là một thành viên của hệ thống chính trị trong xã hội và là một thành 
viên của hệ thống giáo dục nhà trường. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự 
bị tin cậy của Đảng, chịu sự lãnh đạo của Đảng và Đoàn cấp trên. Đoàn Thanh niên Cộng 
sản Hồ Chí Minh là nòng cốt của các phong trào thanh niên.
 Công tác Đoàn là công tác đối với con người, những con người đang sung sức phát 
triển, giàu mơ ước, ham sáng tạo, yêu dân chủ và công bằng. Họ cũng có những nhu cầu 
và nguyện vọng tâm lý riêng của tuổi trẻ. Do đó hoạt động của đoàn phải thể hiện được 
tính trung thực, nhuần nhuyễn giữa lợi ích và nguyện vọng của tuổi trẻ, phát huy mạnh mẽ 
nhất sức mạnh của họ vào sự nghiệp giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu nước 
mạnh.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ:
 Trong trường học, hoạt động của Đoàn phải hướng vào việc xây dựng nhà trường 
lớn mạnh. Đoàn phải bồi dưỡng thanh niên, đoàn viên thành những người lao động làm 
chủ đất nước, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa, có sức khỏe... Do vậy nhiệm vụ chủ 
yếu của Đoàn trong trường tiểu học là:
 Tổ chức, vận động, thu hút đông đảo đoàn viên tham gia tích cực vào các hoạt động 
của nhà trường nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường tiểu 
học.
 Phát huy vai trò xung kích của Đoàn viên, giáo viên vào phong trào thi đua “Dạy 
tốt - Học tốt” và các hoạt động giáo dục toàn diện khác.
 Đoàn là người phụ trách và chỉ đạo để tổ chức đội thiếu nhi, chăm sóc giáo dục, bảo 
vệ thiếu nhi.
 Đoàn đại diện cho quyền làm chủ của tuổi trẻ ở trường học, cần thực hiện tốt các 
chức năng của mình trong việc tham gia vào các ban, các hội đồng do các văn bản pháp 
quy của nhà nước và của Đoàn thanh niên quy định để phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ 
của Đoàn và của nhà trường.
 Đoàn có nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho Đoàn viên thanh niên 
bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú. Đoàn có trách nhiệm tổ chức các hoạt động văn 
thể mỹ, các sân chơi và các hoạt động xã hội để đáp ứng nhu cầu của tuổi trẻ và qua đó 
giáo dục nhân cách cho đoàn viên. Đoàn phải thường xuyên làm tốt công tác xây dựng 
đoàn vững mạnh, phát triển số lượng song song với đảm bảo chất lượng, cải tiến thường 
xuyên nội dung, hình thức sinh hoạt Đoàn, làm cho hoạt động của Đoàn luôn phù hợp với 
nhu cầu sở thích và phát triển năng lực của tuổi trẻ vào sự nghiệp giáo dục ở trường tiểu 
học.
3. Những đặc điểm của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:
3.1 Tính chất và đặc điểm về tổ chức: thể đều có những hoạt động mang màu sắc riêng nhưng lại có mối quan hệ gắn bó mật 
thiết với nhiệm vụ chính trị trong nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp chặt chẽ của hiệu 
trưởng với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường là một việc làm quan trọng và vô cùng 
đúng đắn góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhà 
trường. Xuất phát từ việc hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức đoàn 
thể trong nhà trường tôi đã tìm nhiều biện pháp để xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, 
tạo sự thống nhất giữa hiệu trưởng và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để chỉ đạo 
các hoạt động giáo dục toàn diện ở trường tiểu học do tôi đang làm hiệu trưởng đạt hiệu 
quả cao.
CHƯƠNG II: TÓM TẮT TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG VỀ 
CÁC TỔ CHỨC
1. Đặc điểm, tình hình:
 Trường thành lập tháng 6 năm 1999, đạt Chuẩn quốc gia mức 1 năm 2002, chuẩn 
lại năm 2014. Trường 14 năm liên tục đạt Tập thể lao động xuất sắc. Năm 2005; 2011 và 
2016 được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen. Năm 2008 và 2013 được Thủ tướng 
Chính phủ tặng bằng khen. Năm 2010 được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba 
của Nhà nước. Năm 2015 được UBND Thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu khối 
Tiểu học.
 - Tóm tắt cơ cấu tổ chức:
 + Trường có 1825 học sinh/ 32 lớp. 100% học sinh học 2 buổi/ ngày.
 + Tổng số đoàn viên công đoàn: 61
 Trong đó Ban giám hiệu : 3 Giáo viên : 49 Nhân viên : 9 (tính cả 4 BV)
 + Trình độ đào tạo: 100% đạt chuẩn, trong đó 98% trên chuẩn.
Thạc sĩ: 1; Đại học: 41; Cao đẳng: 14; Trung cấp: 1; Đảng viên: 25 (44%); Đoàn viên: 20.
 18 năm qua trường luôn dân đầu trong công tác giáo dục và các phong trào hoạt 
động của Ngành. 14 năm liên tục đạt Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phổ. Chi bộ 
liên tục được công nhận Trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Công đoàn liên tục đạt vững 
mạnh xuất sắc, được nhận Bằng khen của Liên đoàn Lao động Thành phổ và Bằng khen 
của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Liên đội luôn đạt xuất sắc và được nhận cờ thi 
đua dân đầu khổi Tiểu học toàn Thành phổ.
* Thuận lợi:
 - Trường có KCSP sạch đẹp; có CSVC đầy đủ phục vụ việc giảng dạy, học tập và 
sinh hoạt của GV cũng như HS (100% các lớp có máy chiếu, máy tính).
 - Đủ đội ngũ CB-GV-NV theo quy định. Trình độ chuyên môn của đội ngũ khá 
đồng đều. Trường có thế mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí và giảng dạy.
 - Trường trong khu quân đội, có nề nếp, tập thể đoàn kết, có trách nhiệm cao trong 
công việc. Số cán bộ, giáo viên trong độ tuổi 45 trở xuống chiếm 90%. đoàn trường học có quyền:
 - Quyết định kế hoạch và tổ chức hoạt động công đoàn theo kế hoạch của đơn vị 
trên cơ sở quán triệt các chỉ thị, hướng dẫn của công đoàn cấp trên và thực tế của trường.
 - Chủ động về tài chính cũng như tự chủ trong quản lí, sử dụng quỹ công đoàn theo 
các quy định của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đúng quy định, đúng nguyên tắc 
tài chính.
 Vì vậy quan hệ giữa hiệu trưởng và công đoàn là quan hệ phối hợp, cộng tác, bình 
đẳng và tôn trọng tính độc lập của nhau.
 Hiệu trưởng trong khi thực hiện chức năng quản lý của mình mà có liên quan đến 
trách nhiệm, quyền lợi của cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường thì nhất thiết phải 
có sự bàn bạc với công đoàn nhà trường. Ở đâu chính quyền quản lý tốt thì công đoàn sẽ 
vững mạnh và ngược lại. Đó mới thực sự là sức mạnh của mối quan hệ phối hợp mà cả hai 
bên cùng hướng tới. Một tập thể công đoàn vững mạnh mới thực sự phát huy được vai trò 
của nó trong quá trình giáo dục, mới có khả năng góp phần thiết thực nâng cao chất lượng 
giáo dục của nhà trường.
2. Một số điều kiện để phối hợp tốt giữa hiệu trưởng và tổ chức công đoàn:
 - Cần có sự hiểu biết lẫn nhau về những mặt cơ bản nhất.
 - Mỗi bên cần có ý thức chủ động phối hợp.
 - Cần có định hướng đúng về các loại công việc.
 + Việc do hiệu trưởng quyết định thì công đoàn chỉ tham gia góp ý.
 + Việc do công đoàn quyết định thì hiệu trưởng chỉ tham gia góp ý.
 + Việc do cả hai bên phối hợp thì cùng thỏa thuận quyết định.
 Việc định hướng càng cụ thể rõ ràng thì càng tránh được các hiện tượng dẫm chân 
lên nhau hoặc đùn đẩy trách nhiệm và sẽ không còn mâu thuẫn nảy sinh giữa hiệu trưởng 
với công đoàn.
 - Cần thống nhất xây dựng quy chế phối hợp cụ thể, cải tiến lề lối làm việc nhằm 
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Như vậy mới tạo được quan hệ nhịp nhàng, hiệu 
quả, không khí sư phạm vui vẻ, đầm ấm.
3. Một số mặt công tác chủ yếu cần phối hợp giữa hai bên:
 Tương ứng với các chức năng của công đoàn, các lĩnh vực công tác mà hiệu trưởng 
cần phối hợp với công đoàn là: Xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà nước ở trường học. 
Thực hiện chế độ chính sách và chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên. Xây dựng tập thể sư 
phạm và tổ chức công đoàn vững mạnh.
3.1 Phối hợp thực hiện “Quy chế dân chủ trường học”.
 Quan trọng và tập trung nhất là phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức đầu 
năm học. Đây là hình thức biểu hiện sự phát huy dân chủ và tính tích cực của công đoàn 
viên vào các mặt hoạt động của nhà trường.
 - Hiệu trưởng cần chú ý: + Có thể tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan hữu quan kiểm tra hoạt động 
chấp hành pháp luật, chế độ chính sách có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của tập thể 
lao động trong trường. Ban chấp hành công đoàn có trách nhiệm chỉ đạo ban thanh tra 
nhân dân trường học hoạt động theo các văn bản đã ban hành.
 + Công đoàn tham gia quản lý quỹ phúc lợi, bàn bạc dân chủ với đoàn viên để dễ 
dàng thống nhất với hiệu trưởng quy chế, kế hoạch sử dụng quỹ phúc lợi. Những vấn đề 
liên quan đến việc sử dụng quỹ phúc lợi được công khai thành nghị quyết của hội nghị cán 
bộ viên chức đầu năm.
 - Về phía hiệu trưởng nhà trường:
 + Cần thừa nhận và tạo điều kiện về quyền và trách nhiệm của công đoàn trong việc 
tham gia quản lí quỹ phúc lợi, trong việc thực hiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống. 
Lắng nghe ý kiến của công đoàn, bảo đảm quyền dân chủ “Giáo viên biết, giáo viên bàn, 
giáo viên làm, giáo viên kiểm tra và giáo viên hưởng mọi lợi ích hợp pháp Vận dụng chế 
độ, chính sách nhà nước để xây dựng chế độ chính sách nội bộ công khai, công bằng. Thực 
hiện đúng, đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách của nhà nước đã ban hành đối với CB - VC.
 + Chủ động bàn bạc với công đoàn về các vấn đề có liên quan đến quyền lợi, trách 
nhiệm của cán bộ giáo viên.
 + Cần có phong cách dân chủ, lắng nghe nguyện vọng và xem xét nghiêm túc các ý 
kiến đóng góp của quần chúng. Thông báo kịp thời các chế độ chính sách đầy đủ cho cán 
bộ giáo viên.
 + Tạo mọi điều kiện và đáp ứng các yêu cầu của việc kiểm tra theo văn bản đã ban 
hành, giải quyết các kiến nghị của công đoàn, của ban thanh tra nhân dân, đồng thời báo 
cáo kết quả trước hội nghị cán bộ viên chức hoặc ban chấp hành công đoàn.
3.3 Phối hợp tổ chức phong trào thi đua và thực hiện các cuộc vận động của ngành.
 Thi đua sẽ góp phần động viên giáo viên, nhân viên giải quyết các vấn đề trọng tâm 
của trường. Thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch năm học của trường, của ngành và nghị 
quyết của Hội nghị cán bộ, viên chức. Hình thành đội ngũ giáo viên giỏi, cán bộ quản lí 
giỏi làm cơ sở dạy tốt, học tốt trong trường học; phát huy sáng tạo tìm biện pháp nâng cao 
chất lượng giáo dục... Đây là một mặt hoạt động diễn ra thường xuyên trong nhà trường 
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ vì vậy cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa hiệu trưởng 
và công đoàn.
 - Về phía hiệu trưởng cần:
 + Phát động phong trào thi đua theo từng chủ điểm, từng đợt thi đua: Ví dụ Thi đua 
dạy tốt, học tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; Thi đua mừng Đảng, mừng 
xuân, mừng đất nước đổi mới; Thi đua lập thành tích mừng ngày sinh nhật Bác kính yêu.
 + Xây dựng nội dung và biểu điểm thi đua cụ thể, rõ ràng dựa trên mục tiêu, nội 
dung kế hoạch và định hướng phát triển của nhà trường. Tạo điều kiện cần thiết duy trì 
củng cố, phát triển phong trào.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_cua_hieu_truo.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng để phối hợp các tổ chức giáo dục tron.pdf