Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường tiểu học Dray Sáp

doc 26 trang skquanly 07/12/2024 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường tiểu học Dray Sáp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường tiểu học Dray Sáp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường tiểu học Dray Sáp
 SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường 
 Tiểu học Dray Sáp
 I. Phần mở đầu
 1. Lý do chọn đề tài
 Trong bức thư cuối cùng của Bác Hồ gửi ngành Giáo dục và Đào tạo, ngày 
15-10-1968, một lần nữa, Bác nêu rõ: "Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục 
sự nghiệp cách mạng to lớn của Ðảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp 
đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp 
này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên 
những bước phát triển mới". Trong Di chúc, Bác nhấn mạnh trách nhiệm của Ðảng 
đối với việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ: "Ðảng cần phải chăm lo giáo dục đạo 
đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ 
nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một 
việc rất quan trọng và rất cần thiết.
 Nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời kì CNH - HĐH và hội 
nhập quốc tế vô cùng quan trọng đó là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi 
dưỡng nhân tài”. Vì vậy học sinh được xác định là đối tượng đặc biệt quan trọng 
trong hoạt động dạy - học của nhà trường. Vấn đề duy trì sĩ số học sinh trong nhà 
trường, đặc biệt là học sinh dân tộc là vấn đề quan trọng được đặt ra không chỉ đối 
với nhà trường, với ngành giáo dục mà là vấn đề cần được sự quan tâm của toàn xã 
hội. 
 Từ khi được bổ nhiệm làm công tác quản lí tại Trường tiểu học Dray Sáp, 
cùng với tập thể sư phạm nhà trường, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ: Phải làm thế nào 
để duy trì sĩ số học sinh? Có duy trì được sĩ số học sinh dân tộc thì mới nâng cao 
được hiệu quả giáo dục. Những học sinh thất học là mối nguy hiểm lớn cho xã hội, 
các em dễ dàng dính vào các tệ nạn xã hội, dễ dàng bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗCác 
em sau này lớn lên nếu không học hành đầy đủ liệu có tìm được một công việc ổn 
định, ít nhất cũng tự nuôi sống bản thân mà không phải phụ thuộc vào người khác.
 Người dạy “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học 
tốt”. Trường Tiểu học Dray Sáp mà tôi đang công tác là nơi mà học sinh chủ yếu là 
đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm gần 60% số học sinh của toàn trường, các em còn 
nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó vốn tiếng Việt của các em hạn chế, 
Các em chỉ nói tiếng Việt khi ở trường còn khi về với gia đình, các em giao tiếp 
với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc 
hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt của các em gặp nhiều khó 
khăn, không nói thành thạo tiếng Việt là một trong những nguyên nhân làm cho 
các em ngại đến trường, đến lớp.
 Đa số cha mẹ các em chủ yếu làm nông nên họ ít quan tâm đến việc học 
hành, việc giáo dục con cái ở nhà. Thậm chí nhiều phụ huynh khoán trắng việc 
giáo dục cho nhà trường, không quan tâm, gần gũi con cái nên không phát hiện 
những biểu hiện tiêu cực trong các em, nhất là các em ham chơi, mê games thường 
xuyên trốn học. Bên cạnh đó một số em có hoàn cảnh đặc biệt như: chỉ có mẹ, 
 Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 1 SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường 
 Tiểu học Dray Sáp
 - Đề xuất tổ chức thực nghiệm một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì 
sĩ số học sinh dân tộc (phân hiệu buôn Kuôp) trường Tiểu học Dray Sáp, góp phần 
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
 3. Đối tượng nghiên cứu 
 Nghiên cứu trong khuôn khổ một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ 
số học sinh dân tộc (phân hiệu buôn Kuôp) trường Tiểu học Dray Sáp.
 4. Giới hạn của đề tài
 Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Dray Sáp - xã Dray Sáp - huyện Krông 
Ana - tỉnh Đắk Lắk.
 Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016 - 2017.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận. 
 - Phương pháp trải nghiệm thực tiễn, điều tra, quan sát, phỏng vấn, đàm 
thoại, giao tiếp. 
 - Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp.
 II. Phần nội dung 
 1. Cơ sở lý luận
 Làm thế nào để duy trì sĩ số học sinh dân tộc trong nhà trường? Làm thế nào 
để thầy cô hằng ngày không phải đến trường rồi lại chạy xe đi tìm học sinh? Làm 
thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục?...Đó là những trăn trở của tất cả những 
giáo viên giảng dạy ở vùng có phần đông là học sinh dân tộc nói chung và trường 
Tiểu học Dray Sáp nói riêng. Người thầy dạy để học sinh nắm được kiến thức đã 
khó, bởi vì vốn tiếng Việt của các em còn rất hạn chế nhưng việc duy trì sĩ số còn 
khó khăn hơn gấp nhiều lần.
 Theo cô Nguyễn Thị Thắm là một trong những giáo viên có thâm niên giảng 
dạy lâu năm nhất tại phân hiệu buôn Kuôp đã khẳng định: “Muốn có học sinh phải 
biết học sinh”. Điều đó có nghĩa là, giáo viên phải biết hoàn cảnh, điều kiện sinh 
hoạt, học tập của học sinh nếu muốn duy trì sĩ số và đảm bảo tỷ lệ chuyên cần.
 Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của các cấp nhà trường đã chỉ đạo các bộ 
phận xây dựng kế hoạch cụ thể cho mỗi lĩnh vực sát với tình hình thực tế của đơn 
vị, triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc. Nhà trường khi xây dựng kế hoạch đầu 
năm học, mục tiêu duy trì sĩ số được nhà trường quan tâm hàng đầu vì học sinh có 
tham gia học tập chuyên cần thì mới nâng được chất lượng dạy và học.
 Trong những năm qua nhà trường nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà 
nước, Chính phủ như: Hỗ trợ chế độ chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân 
tộc; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, tổ chức 
tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viêncùng với đó là 
 Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 3 SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường 
 Tiểu học Dray Sáp
 Trường tiểu học Dray Sáp có rất nhiều ưu thế để đẩy mạnh công tác duy trì 
sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh, đặc biệt là học sinh 
dân tộc như:
 Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và Đào tạo, sự quan tâm của 
chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp ủy, ban tự quản thôn Anna, buôn Kuôp và 
sự vào cuộc mạnh mẽ của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.
 Ban giám hiệu năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách 
nhiệm, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, nhân viên tham gia các lớp bồi 
dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên 
đoàn kết,quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống 
hàng ngày.
 Đội ngũ GV phần lớn là lực lượng trẻ, năng động, nhiệt tình, tâm huyết, 
trình độ chuyên môn được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn.
 Bản thân tôi có kinh nghiệm trong công tác vận động học sinh dân tộc thiểu 
số; có hiểu biết về phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc, có vốn kiến thức cơ 
bản về tiếng dân tộc.
 Một số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em. 
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo phục vụ cho 
công tác dạy và học. Học sinh dân tộc thiểu số có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
 Tỷ lệ bình quân học sinh/lớp thấp so với mặt bằng chung của huyện (Trung 
bình 20 HS/ lớp) nên có nhiều thuận lợi trong công tác duy trì sĩ số, nâng cao hiệu 
quả và chất lượng giáo dục.
 Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc 
tại trường Tiểu học Dray Sáp còn gặp không ít khó khăn:
 Trường đóng trên địa bàn xã khó khăn, điểm lẻ cách điểm chính gần 10 cây 
số. Địa bàn dân cư rộng, đường sá đi lại mặc dù đang được cải tạo, nâng cấp nhưng 
việc đi lại vẫn còn nhiều khó khăn.
 Trình độ giáo viên không đồng đều, một số giáo viên chậm đổi mới, còn hạn 
chế về kiến thức, kỹ năng sư phạm, kỹ năng xử lý tình huống; thiếu nhạy bén trong 
việc sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học...khả năng diễn thuyết khi đi 
vận động, tuyên truyền tới CMHS chưa thực sự thuyết phục.
 Trình độ công nghệ thông tin của một số giáo viên (giáo viên lớn tuổi) còn 
nhiều hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận phần mềm hệ thống quản lý 
thông tin trường học VnEdu.
 Một số giáo viên được phân công giảng dạy tại phân hiệu buôn Kuôp chưa 
sử dụng thành thạo tiếng của đồng bào dân tộc nơi đây (Dân tộc M’nông; Êđê) nên 
ảnh hưởng nhiều tới quan hệ, giao tiếp.
 Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 5 SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường 
 Tiểu học Dray Sáp
phối hợp tuyên truyền, vận động các ban ngành, đoàn thể cùng chung tay với nhà 
trường trong việc duy trì sĩ số học sinh.
 Một bộ phận giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy thay kể cả một số giáo 
viên bộ môn chưa thực sự có tinh thần trách nhiệm. Họ thường có tâm lí sợ phải 
vào dạy ở điểm trường buôn Kuôp, chưa xác định rõ vai trò nhiệm vụ của bản thân 
trong công tác duy trì sĩ số học sinh, thiếu nhạy bén, chưa có biện pháp phù hợp để 
ngăn chặn các vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình giảng dạy.
 Cơ sở vật chất tại phân hiệu buôn Kuôp còn thiếu phòng học (thiếu 03 
phòng học) nên chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức dạy học 
hai buổi/). Hệ thống tường rào hư hỏng, công trình vệ sinh xuống cấp, thiếu nguồn 
nước sạch phục vụ nhu cầu thiết yếu cho giáo viên, học sinh. Một số hộ chăn nuôi 
làm chuồng dê, chuồng gà sát ngay trường học, mùi hôi thối của phân gia súc, gia 
cầm bốc lên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 
 Bản thân một số em không ý thức được tầm quan trọng của việc học. Các 
em coi việc đi học như là một nhiệm vụ bắt buộc phải đi, thích thì các em lên lớp, 
không thích thì các em ở nhà đi chơi, có khi vẫn lên trường nhưng không vào lớp 
học, thấy thầy cô ra là chạy trốn, đi lang thang ở bên ngoài hoặc vào khu du lịch 
Thác Dray Nu để đi xin tiền khách du lịch, lượm vỏ lon bia bán lấy tiền tiêu xài. 
 Vai trò lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa đủ 
mạnh, quyết tâm chưa cao, sự phối hợp với nhà trường chưa thường xuyên, chưa 
có những biện pháp triệt để nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh không đến trường, 
đi học chưa chuyên cần.
 Các tổ chức đoàn thể chưa thực sự vào cuộc, thiếu sự hợp tác nên việc tuyên 
truyền vận động nhân dân chưa kịp thời, chưa thật sự hiệu quả. Một số gia đình 
học sinh khi đến vận động thì hứa mai sẽ cho con em đi học nhưng rồi đâu lại vào 
đấy, học sinh nghỉ vẫn cứ nghỉ, hiện tượng này xảy ra thường xuyên như cơm bữa 
nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để.
 Trong các cuộc họp hội đồng, các buổi sinh hoạt chuyên môn vấn đề duy trì 
sĩ số học sinh mặc dù được đề cập nhiều nhưng một số biện pháp chỉ đạo chưa cụ 
thể, chưa xử lý thật hiệu quả sau kiểm tra.
 *Về nguyên nhân khách quan
 Trường TH Dray Sáp nằm địa bàn vô cùng khó khăn, phức tạp. Trường có 
hai điểm trường (điểm chính đặt tại thôn An Na, điểm lẻ đặt tại buôn Kuôp). Cách 
xa nhau gần 10 km nhưng chỉ một điểm lẻ được hưởng chế độ ưu đãi theo Nghị 
định116/NĐ – CP; đường sá đi lại mặc dù đã được nhà nước đầu tư nâng cấp 
nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Vào mùa nắng bụi bặm, vào mùa mưa thì đường 
trơn trượt, lầy lội. 
 Học sinh đồng bào dân tộc chiếm gần 60%, các em còn nhút nhát, rụt rè, 
ngại giao tiếp. Ngôn ngữ bất đồng, vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế, hàng 
 Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 7 SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường 
 Tiểu học Dray Sáp
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 Thứ nhất : Chỉ đạo công tác tuyển sinh vào lớp 1, duy trì sĩ số học sinh dân 
tộc:
 Ngay từ trong hè, giáo viên làm công tác phổ cập phải liên hệ với 
trường mẫu giáo trong địa bàn để nắm danh sách trẻ 5 tuổi sẽ vào lớp 1 trong 
năm học mới để kịp thời huy động tất cả các em đến trường. Nhà trường lập 
danh sách Hội đồng tuyển sinh gửi PGD ra quyết định, xây dựng kế hoạch tuyển 
sinh của trường và trình Phòng GD&ĐT phê duyệt. 
 Báo cáo với UBND xã Dray Sáp để phối hợp với ban tự quản thôn An Na, 
buôn Kuôp và các đoàn thể trên điạ bàn cùng thực hiện.
 Tổ chức điều tra, thống kê số liệu học sinh đầu năm, nắm danh sách 
học sinh học tại địa bàn và học sinh có hộ khẩu trong xã đến học tại các 
trường bạn. Nhà trường tuyệt đối không tuyển học sinh nhập học trái tuyến 
nếu không có ý kiến chỉ đạo của Phòng giáo dục.
 Ngay từ đầu năm học mới, tôi cũng chỉ đạo giáo viên được phân công 
làm công tác phổ cập của trường phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm 
các lớp để nắm tình hình các em có nguy cơ bỏ học ở các năm học trước, lập 
danh sách các đối tượng lười học, vắng học thường xuyên, có nguy cơ bỏ học 
xác định nguyên nhân, nắm bắt hoàn cảnh để theo dõi, có các giải pháp xử lý 
kịp thời.
 Ví dụ: Lớp 3C do thầy Nguyễn Hoài Nam chủ nhiệm có 02 em thường 
xuyên nghỉ học trong năm học trước là em: Y’Nisa Niê; Y Viết Êban. Qua nắm bắt 
tình hình do giáo viên báo lại, tôi đã phân công cho cô Nguyễn Thị Kim Anh là 
giáo viên phụ trách công tác phổ cập của trường phối hợp với thầy Nam đến nhà 
học sinh tìm hiểu nguyên nhân, có biện pháp hỗ trợ kịp thời để vận động các em 
đến lớp.
 Nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể chỉ đạo giáo viên, các bộ phận 
trong nhà trường từng bước khắc phục khó khăn để vận động học sinh đi học 
chuyên cần.
 Nhà trường làm tương đối tốt công tác xã hội hoá giáo dục cải tạo cơ sở vật 
chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo phục vụ cho công tác dạy và 
học. Tham mưu đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, cảnh quang xây dựng môi 
trường học tập thân thiện, thu hút các em đến trường.
 Thứ hai: Chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc:
 Có thể thấy, không như học sinh người Kinh, trước khi đến trường đa số học 
sinh người dân tộc thiểu số chưa thể sử dụng được tiếng Việt. Một số học sinh khi 
vào học ở các lớp mẫu giáo mới có được vốn kiến thức ban đầu về tiếng Việt, qua 
giao tiếp các em biết sử dụng được những mẫu hội thoại ngắn, những kỹ năng cơ 
 Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_viec.doc