Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực giao tiếp, ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non

docx 31 trang skquanly 15/06/2024 1211
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực giao tiếp, ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực giao tiếp, ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực giao tiếp, ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non
 UBND HUYỆN GIA LÂM
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP
 Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao
 năng lực giao tiếp, ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo
 trong trường mầm non
 Lĩnh vực: Quản lý
 Cấp học: Mầm Non
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngát
 Đơn vị công tác: Trường MN Dương Hà 
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Năm học 2020-2021 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do lựa chọn đề tài
 Ớ Việt Nam, nghề giáo luôn được xã hội trân trọng, tôn vinh là “nghề cao quý 
nhất trong những nghề cao quý”. Người dạy học được gọi là thầy giáo, cô giáo và 
được coi là “kỹ sư tâm hồn”, không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người, hình 
thành và phát triển nhân cách người học. Nghề dạy học lấy con người làm đối tượng 
để tác động, làm biến đoi và phát triển nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người học. 
Các giá trị văn hóa của nhân loại qua bàn tay của người thầy được kết tinh và truyền 
thụ cho các thế hệ kế tiếp để đào tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực 
phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Thành quả của quá trình lao động sư phạm là 
đào tạo ra những con người mới với nhân cách hoàn chỉnh. Chính vì vậy, Đảng và 
nhà nước ta xác định “Phát triển Giáo dục& Đào tạo là một trong những động lực 
quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên 
quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng 
trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, thông qua việc đổi mới toàn diện Giáo dục & 
Đào tạo, đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy học theo hướng “chuẩn 
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", phát huy tính sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành 
của người học.
 Việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, có phần đóng góp quan trọng của 
bậc học mầm non, bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng 
cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và tham mỹ cho trẻ em. 
Giáo dục mầm non có đặc thù riêng, khác với các cấp học khác. Cô giáo, ngoài giờ 
học phải quan tâm chăm sóc học sinh trong các hoạt động chơi, ăn, ngủ, chăm sóc 
sức khỏe, theo dõi sự phát triển của trẻ. Trẻ mầm non coi cô giáo là tấm gương để 
học tập. Khi tấm gương ấy thực trong sáng, thì những tiêu cực sẽ hạn chế và sớm bị 
loại trừ. Tuy nhiên, trên thực tế còn tồn tại hạn chế trong giao tiếp ứng xử của giáo 
viên mầm non với trẻ do kỹ năng giao tiếp ứng xử của giáo viên chịu ảnh hưởng của 
nhiều yếu tố, như nhận thức, quan điểm giáo dục, tính chất công việc và mối quan 
hệ trong công việc...Hiện nay, một số hành vi, vi phạm về đạo đức nhà giáo được 
đăng tải ngày càng nhiều trên các trang báo, trên các phương tiện thông tin đại 
chúng.vẫn còn một số giáo viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa hết lòng 
với học sinh; một số giáo viên trẻ, kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm còn hạn 
chế, tạo thành những ấn tượng không tốt, không đẹp về hình ảnh người giáo viên, 
ảnh hưởng đến danh dự nhà giáo và uy tín của ngành Giáo dục mầm non. Chính vì 
vậy, chúng ta hãy nâng cao phẩm chất đạo đức của nhà giáo theo tấm gương đạo đức 
Hồ Chí Minh, mỗi một cô giáo phải hiểu, thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Bác II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận
 Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt 
nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho 
trẻ em. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần 
tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Những kỹ năng 
mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng 
cho việc học tập và thành công sau này của trẻ, là nguồn nhân lực chất lượng cao 
cho đất nước.
 Đối với trẻ mầm non cô giáo phải là người vừa dạy, vừa dỗ, vừa là người mẹ 
chăm sóc vừa là bạn cùng chơi với trẻ, để từ đó mới có những biện pháp giáo dục 
thích hợp với từng đối tượng trẻ mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ, để từ đó mới có 
những biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng trẻ mang lại hiệu quả tốt 
nhất cho trẻ.
 Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo về sửa đoi, bo sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban 
hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng 
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đoi, bo sung tại Thông tư số 44/2010/TT-
BGDĐT ngày 30/12/2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10/02/2011 
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rõ nhiệm vụ của giáo viên mầm 
non: Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, 
thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các 
quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Quyết 
định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo đã đưa ra Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, 
lối sống :
 - Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một 
nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ To quốc: Tham gia học tập, nghiên 
cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước; Yêu nghề, tận 
tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ; Giáo dục trẻ yêu 
thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè và biết yêu 
quê hương; Tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước góp phần 
phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, cộng đồng. gian suy nghĩ, lựa chọn lời lẽ, cách trò chuyện, hành động vì trẻ, đảm bảo thỏa mãn 
các nhu cầu của trẻ để giúp trẻ phát huy những tiềm năng khả năng của bản thân.
 + Tạo một môi trường an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ
 + Giao tiếp với phụ huynh: Ngoài việc giao tiếp hàng ngày với học sinh thì 
giáo viên mầm non còn phải giao tiếp với phụ huynh học sinh. Việc giữ mối quan 
hệ giao tiếp tốt với phụ huynh sẽ giúp giáo viên mầm non có thể hiểu hơn về tâm tư, 
suy nghĩ của trẻ; mong muốn của phụ huynh và truyền đạt tốt thông tin các hoạt 
động của nhà trường dành cho trẻ đến với quý phụ huynh
 + Giao tiếp với đồng nghiệp: Mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp cũng giúp 
cho giáo viên mầm non dễ dàng hoàn thành công việc của mình hơn. Một mối quan 
hệ tốt với đồng nghiệp giúp tâm trạng bạn vui vẻ hơn, thêm động lực để cống hiến 
và gắn bó với nghề.
 2. Thực trạng đạo đức nhà giáo, năng lực giao tiếp ứng xử sư phạm của 
cán bộ, giáo viên nhà trường trong bối cảnh hiện nay
 2.1. Đặc điểm tình hình
 Trường mầm non Dương Hà nằm ở trung tâm xã Dương Hà, thuận tiện cho 
công tác đưa đón trẻ của các phụ huynh.
 Toàn trường có 02 khu với 13 lớp học
 Tổng số trẻ: 401 trẻ ( Trẻ nhà trẻ: 63, Mẫu giáo: 338)
 Tong số cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB - GV- NV): 46 đồng chí, trong đó: 
Ban giám hiệu có 3 đồng chí, giáo viên có 28 đồng chí, cô nuôi có 8 đồng chí, 01 
nhân viên y tế, 01 nhân viên văn thư, 01 nhân viên kế toán, 04 nhân viên bảo vệ.
 2.1.1. Thuận lợi
 Được sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Gia Lâm, đặc 
biệt là các đồng chí trong tổ mầm non về chuyên môn.
 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, nhiệt 
tình yêu nghề, mến trẻ.
 Được sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của ban đại diện cha mẹ học sinh và các 
bậc phụ huynh trong trường. báo chí những dư luận xã hội đang hết sức bất bình đối với một bộ phận giáo viên 
thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện vi phạm về đạo đức, lối sống nhà giáo; xói 
mòn lương tâm nghề nghiệp, dùng những “độc chiêu” để ép học sinh học thêm. Có 
những giáo viên bị cuốn theo lối sống thực dụng, vì lợi ích cá nhân, vô cảm, thiếu 
trách nhiệm, bạo hành, quát tháo, dọa dẫm và đánh đập học sinh...
 Một số giáo viên vì lợi ích cá nhân chưa đầu tư trong công việc, bớt xét thời 
gian soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, chưa có ý thức học tập để nâng cao trình độ 
chuyên môn. Chưa thực sự yêu nghề còn có những suy nghĩ sai lệch về nghề nghiệp, 
không thực hiện tốt các quy định chung của nhà trường, hoặc nếu thực hiện còn đối 
phó so đo. Lối sống lạnh lùng, ích kỷ, hẹp hòi của bộ phận giáo viên trong nền kinh 
tế thị trường là vấn đề rất đáng lo ngại. Không hoặc ít quan tâm đến vấn đề chính trị, 
kinh tế xã hội xảy ra xung quanh, lạnh lùng trước những mất mát kho đau của những 
người xung quanh, luôn tìm mọi cách để bảo vệ quyền lợi cá nhân, không quan tâm 
đến quyền lợi của người khác, của tập thể, của xã hội. Chưa thực sự yêu thương học 
sinh, đối xử học sinh còn thiên vị, chưa công bằng, chưa chấp nhận sự khác biệt của 
trẻ. Giáo viên còn chưa quan tâm đến nhu cầu của học sinh, chưa đưa ra lời khuyến 
khích cho trẻ trong các hoạt động. Thời gian làm việc dài, khối lượng công việc lớn 
khiến giáo viên đôi khi còn nóng nảy, mất bình tĩnh nên còn có những lới nói, hành 
vi chưa phù hợp với trẻ. Một số cô giáo còn có những quan niệm sai lầm trong công 
tác giáo dục trẻ như: Trẻ hư thì phải có biện pháp mạnh trẻ mới ngoan, nghe lời. 
Trong quan hệ với đồng nghiệp họ thường đố kỵ, ganh tị gây mất đoàn kết nội bộ. 
Dù chỉ là những trường hợp cá biệt, nhưng dễ làm lệch đi cái nhìn về đạo đức nhà 
giáo nói chung. Những hiện tượng nói trên đã làm méo mó hình ảnh cao đẹp của 
người thầy, làm van đục truyền thống “tôn sư trọng đạo” đã được xây đắp từ công 
sức, mồ hôi của biết bao thế hệ nhà giáo và làm giảm uy tín của nhà trường.
 Để nâng cao chất lượng đạo đức nhà giáo, năng lực giao tiếp ứng xử sư phạm 
của đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp giáo dục đào tạo như 
xã hội mong đợi: giáo dục và đào tạo trở thành "quốc sách hàng đầu" để phát triển 
kinh tế xã hội của đất nước, công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo đảm 
trách sự nghiệp "trồng người" có ý nghĩa quyết định. Tôi xin đề xuất một số giải pháp 
nhằm góp phần xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có đạo đức nhà giáo, 
năng lực ứng xử sư phạm trong giai đoạn hiện nay.
 * Số liệu khảo sát trước khi thực hiện các biện pháp:
 Mức độ thực hiện (%)
TT Nội dung
 Tốt Khá TB Yếu Kém lớp mầm non hạnh phúc”
 3.2. Phát động phong trào xây dựng "Trường học hạnh phúc"
 “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô, học sinh và phụ huynh đều được hạnh 
phúc. Nơi ấy không có bạo lực, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không 
có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo. Đây chính là 
kết quả của việc tạo dựng các hành vi ứng xử chuẩn mực của những thầy cô có đạo 
đức trong sáng, lòng yêu nghề và sự tận tâm, tận lực với học sinh, tâm huyết với sự 
nghiệp trồng người.
 Phát động phong trào xây dựng "Trường học hạnh phúc" nhằm tạo cơ hội cho 
giáo viên đổi mới, thực hiện phương pháp giáo dục và ứng xử các tình huống sư phạm 
phù hợp, đảm bảo các quy định về đạo đức nhà giáo và giáo dục học sinh đạt hiệu 
quả. Góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô và đất 
nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
 Xây dựng môi trường giáo dục tôn trọng sự phát triển của học sinh. Học sinh 
không bị bạo lực, được thể hiện cái tôi của mình, được đối xử với nhau thân thiện, 
không phân biệt đẳng cấp hay xếp hạng. Từ đó, trẻ được phát triển tối đa năng lực 
của mình, được tôn trọng, không ai bị bỏ rơi. Trường học còn phải là môi trường dân 
chủ, ở đó mọi người được thể hiện ý kiến của mình.
 Giáo viên phải được sáng tạo, được đổi mới phương pháp dạy học, được dân 
chủ đóng góp ý kiến. Phải gợi cho các cô giáo sự sáng tạo vì sáng tạo sẽ tạo nên môi 
trường hạnh phúc.
 Cán bộ quản lý trên cương vị của mình sẽ làm cho các cô giáo và học sinh tự 
hào về ngôi trường của mình, làm ngôi trường được tôn trọng của phụ huynh học 
sinh, địa phương mà ngôi trường đóng.
 Trường học hạnh phúc là nơi thầy cô, học sinh cũng như cha mẹ học sinh đều 
cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học. Đó là nơi tình yêu thương giữa các 
nhà giáo với nhau, giữa cô giáo và học sinh, giữa học sinh với nhau được trân trọng 
và bồi đắp hằng ngày.
 Giáo viên cần tích cực tự học, tự rèn luyện, bo sung kỹ năng nghiệp vụ để nâng 
cao năng lực ứng xử sư phạm, tiến tới khắc phục hoàn toàn hiện tượng nhà giáo vi 
phạm đạo đức, có hành vi ứng xử phản sư phạm; biến những khó khăn, thách thức 
trong nghề thành những cơ hội để khẳng định phẩm chất, năng lực của bản thân trước 
phụ huynh, đồng nghiệp và học sinh. Mạnh dạn áp dụng những phương pháp mới, 
đồng thời cũng không đánh mất vai trò trung tâm của người thầy, giáo viên cần chủ 
đạo định hướng, gợi mở cho trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động. Không đặt 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_nham.docx