Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Mầm non Liên Thủy

docx 8 trang skquanly 13/06/2024 890
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Mầm non Liên Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Mầm non Liên Thủy

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Mầm non Liên Thủy
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ 
 ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO 
 DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON LIÊN 
 THỦY
 I. PHẦN MỞ ĐẦU:
 Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan 
tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi 
mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong hoạt 
động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc tổ 
chức các hoạt động cho trẻ, giúp trẻ chủ động đạt được các yêu cầu đề ra của tiết học.
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng 
đầu tiên của ngành Giáo dục Đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm 
non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học khác
 Nhiệm vụ quan trọng của bậc học mầm non nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể 
chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người 
mới XHCN Việt Nam. Và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu 
học được tốt.
 Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo 
dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi 
dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích.
 Vì vậy, Trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập, 
sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý phải nhận thức 
đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của 
Ngành học giao.
 Năm học 2010 - 2011 là năm học toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động 
“Hai không” với 4 nội dung; Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong 
giáo dục; không vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp; Và cuộc vận động 
học tập làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt việc chỉ đạo, nâng cao 
chất lượng giáo dục là nội dung hàng đầu trong năm học 2010 - 2011.
 Tuy vậy, việc chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường mầm non Liên Thủy 
cũng không mấy thuận lợi.
 Tổng số giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đạt trên chuẩn 
còn nhiều. Giáo viên vừa đi học, vừa đi làm nên ảnh đến chất lượng giáo dục và hiệu quả 
công tác. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên không đồng đều. Nhiều Liên Thủy quyết tâm phấn đấu, duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia. Vì vậy, ngoài việc mua 
sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Cần phải có 
nhiều biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Song việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ có những thuận lợi và khó khăn sau:
 *. Thuận lợi:
 - Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, yêu thương các cháu. 
Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm 
cho bản thân.
 - Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học có sự tăng trưởng, đáp ứng yêu cầu 
giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
 - Hội phụ huynh quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các cháu, tích cực tham gia 
vào các hoạt động của Nhà trường.
 - Tỷ lệ huy động trẻ đạt kế hoạch 100%. Cụ thể: Trong năm học 2010-2011 Trường 
mầm non Liên Thủy có 330 cháu và 11 nhóm, lớp. Trong đó: 9 lớp mẫu giáo và 02 nhóm 
trẻ. Tất cả các lớp đều thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới .
 *. Khó khăn:
 a 1 a
 - §éi ngò gi4o vi n cã n"ng lùc sù ph m kh«ng ®âng ®Òu, mét sè gi4o vi n m í i chưa 
có kinh nghiệm trong giảng dạy.
 - NhiÒu gi4o viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn ảnh hưởng đến chất lượng 
công tác.
 - Chất lượng khảo sát đầu vào quá thấp. Cụ thể như sau:
 Trung bình 
 TT Khối, lớp Khá - Giỏi Yếu Ghi chú
 trở lên
 1 Nhà trẻ 14,7% 50,0% 50,0%
 2 Mẫu giáo 29,7% 80,7% 19,3%
 Qua khảo sát chất lượng quá thấp, so với yêu cầu thì chưa đảm bảo. Trước tình hình 
thực trạng về chất lượng của Nhà trường, tôi suy nghĩ tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm 
nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tốt:
 3. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trong Trường mầm 
non Liên Thủy:
 * Biện pháp 1: Nâng cao hoạt động chuyên môn:
 Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường thì phải tổ chức mọi hoạt động 
của hội đồng chuyên môn vì hội đồng chuyên môn là nơi thực hiện chuyên môn tốt nhất để 
hoàn thành nhiệm vụ năm học.
 Trường tôi có tổng số là 25 giáo viên thì có 4 giáo viên nằm trong hội đồng chuyên 
môn, hội đồng chuyên môn là những đồng chí giáo viên giảng dạy giỏi cấp Tỉnh, cấp 
Huyện, những đồng chí tổ trưởng chuyên môn và ban giám hiệu. Vào đầu năm học chúng 
tôi tổ chức họp hội đồng chuyên môn dự thảo kế hoạch hoạt động của hội đồng chuyên Vào đầu năm học tôi lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động chuyên môn, kế hoạch tháng, 
năm, tuần. Sau khi lên kế hoạch xong tôi tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn với hội đồng 
giáo viên để thông qua kế hoạch cho toàn thể giáo viên nắm rõ và góp ý kiến xây dựng kế 
hoạch.
 Thống nhất cách xây dựng chương trình giảng dạy. Chỉ đạo 100% các lớp thực hiên 
chương trình giáo dục mầm non mới. Hướng dẫn cho giáo viên soạn bài phù hợp với kế 
hoạch đã lên. Tôi duyệt kế hoạch bài soạn các lớp theo chủ đò (góp ý kiến cụ thể.)
 Để tổ chức một tiết dạy phải tùy nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác định 
cách tổ chức hoạt động cho trẻ làm thế nào để có kết quả cao nhất.
 VD: Nêu mục đích của bài dạy chủ yếu rèn kỹ năng thì coi trọng cách học cá nhân 
của trẻ.
 Cần phải giúp giáo viên hiểu được đổi mới phương pháp không có nghĩa là loại bỏ 
hoàn toàn phương pháp cũ mà về cơ bản vẫn phải tuân thủ các bước trong suôt tiến trình 
của tiết học, vẫn phải dựa trên phương pháp dạy đặc trưng của các bộ môn. Đổi mới phương 
pháp là cách họ “ Lấy trẻ làm trung tâm””, dựa trên sự hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ 
mà ta đưa ra nội dung bài dạy, kiến thức cho phù hợp với trẻ. Hình thức tổ chức tiết học đa 
dạng, phong phú tùy vào sự sáng tạo của mỗi giáo viên để tiết học trở nên nhẹ nhàng, không 
gò bó áp đặt trẻ theo đúng tính nhất định “ Học mà chơi, chơi mà học” của trẻ mầm non.
 * Đối với trẻ:
 Phải khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động cũng cố, giúp trẻ tự tin trong 
giao tiếp, tạo sự gần gủi giữa cô và trẻ, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ khi bước vào giờ hoạt 
động.
 Giúp trẻ chủ động, tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho tất cả 
các trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi khám phá tri thức. Trẻ được thể 
hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động cụ thể.
 Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tốt góp một phần vào việc thực hiện tốt 
cuộc vận động “Hai không”. Đưa chất lượng giáo dục trẻ ngang tầm với yêu cầu giáo dục 
trong thời kỳ đổi mới.
 * Biện pháp 3: Chỉ đạo chuyên môn
 - Chỉ đạo điểm là đòn bẩy phong trào, là cơ sở để nâng cao năng lực chuyên môn và 
chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Từ đó để nhân ra diện rộng về chất lượng giáo dục 
trong toàn trường. Trong năm học 2010 - 2011đã chỉ đạo được 1 cụm điểm (Quy Hậu), 
điểm toàn diện về chất lượng giáo dục: lớp cô Hương (MG Lớn), Cô Nguyễn Phương (MG 
Nhỡ); Điểm về từng mặt: Lớp cô Hoài Thu (MG bé); Điểm về nề nếp, thói quen vệ sinh, 
học tập: Lớp cô Diệc (lớp MGL). Với các lớp chỉ đạo điểm Nhà trường đã có kế hoạch chỉ 
đạo ngay từ đầu năm học, chỉ đạo về công tác tăng trưởng về CSVC, đồ dùng trang thiết bị 
dạy học, đồ chơi. Công tác chỉ đạo trang trí lớp, tạo môi trường giáo dục. Chỉ đạo việc thực 
hiện tổ chức các hoạt động, xây dựng bộ hồ sơ, giáo án tốt (Lớp cô Hương, cô Thảo).
 Qua chỉ đạo điểm, giáo viên đã học tập thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Chất 
lượng giáo dục trẻ được nâng lên.
 - Đánh giá chất lượng giáo dục cuối độ tuổi, khảo sát chất lượng: Đánh giá đúng, thực - Tham gia xây dựng kế hoạch GD của nhà trường, của lớp.
 - Phối kết hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc, GD trẻ của trường, của lớp.
 - Theo dỏi và phát hiện những tiến bộ, thay đoi những biểu hiện của trẻ diễn ra 
 hàng ngày, trao đổi kịp thời với GV điều chỉnh nội dung và phương pháp chăm sóc trẻ.
 - Tham gia đống góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương pháp chăm 
 sóc, GD trẻ. Đề xuất với nhà trường, với cô giáo hướng dẫn các bậc cha mẹ thực hiện 
 việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn.
 - Đóng góp ý kiến về các mặt như: Môi trường học tập, cơ sở vật chất, trang thiết 
 bị, đồ dùng, đồ chơi của lớp, thái độ, tác phong, hành vi ứng xử của GV của trẻ và phụ 
 huynh.
 * Hình thức phối hợp:
 - Qua bảng thông báo hoặc qua góc Tuyên truyền: Thông tin tuyên truyền với phụ 
 huynh các kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ hoặc thông báo nội dung mà gia đình phối 
 hợp với cô giáo.
 - Tổ chức họp phụ huynh định kỳ.
 - Trao đổi với GV trong giờ đón trẻ.
 - Thông qua các hội thi, ngày hội, ngày lễ, hoạt động văn hóa văn nghệ.
 - Phụ huynh tham quan dự giờ hoạt động của lớp.
 - Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng...
 Nhờ sự phối hợp mà giúp cho phụ huynh nắm được một số kiến thức giáo dục, rèn 
 luyện cho trẻ có thói quen, hành vi văn minh trong giao tiếp, biết yêu thương quý trọng 
 cô giáo, bố mẹ, người lớn. Có thói quen nề nếp trong học tập, trong các hoạt động, từ đó 
 chất lượng giáo dục được tăng lên, trẻ nắm vững các kiến thức, kỹ năng, trả lời nhanh, 
 mạnh dạn, tự tin.
 4. Kết quả đạt được:
 Trong năm học 2010 - 2011 nhờ có biện pháp chỉ đạo, xây dựng kế hoạch một cách 
 khoa học, đã nâng cao được chất lượng giáo dục trẻ năm sau cao hơn năm trước. Phòng 
 giáo dục thanh tra toàn diện kết quả trẻ đạt từ TB trở lên Nhà trẻ 100%, khá giỏi 80%; 
 MG; 97.7%; KG 69.3%; Kết quả khảo sát chất lượng cuối năm, mặt bằng chất lượng từ 
 Trung bình trở lên: Đối với Nhà trẻ đạt 98,3%, Khá - Giỏi đạt 70; Đối với Mầu giáo TB 
 trở lên đạt 98,5%, Khá - Giỏi đạt 75%.
 Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
 ĐẦU NĂM HỌC KỲ I CUỐI NĂM
TT Khối
 KG TB Yếu KG TB Yếu KG TB Yếu
 1 Nhà trẻ 14,7% 50,0% 50,0% 65,6% 92,4% 7,6% 70% 98,3% 1,7%
 2 29,7% 80,7% 19,3% 64,9% 94,9% 5,1% 75% 98,5% 1,5%
 Mầu giáo
 Qua khảo sát chất lượng cuối năm tỷ lệ Khá - Giỏi đối với Nhà trẻ tăng 55,5% so với 
 đầu năm; MG tăng 45,3% so với đầu năm.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_nang.docx