Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: Mầm Non Tên tác giả: Phạm Thị Phương Anh Đơn vị công tác: Trường mầm non Tiên Phong Ba Vì- Hà Nội Chức vụ: Hiệu trưởng Năm học 2018-2019 Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: a. Về cơ sở lý luận Bác Hồ kính yêu đã viết “Giáo dục mầm non tốt, sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”, Vì vậy trong trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu trở thành người công dân có ích là những chủ nhân tương lai của đất nước. Trường mầm non phải giáo dục cho các cháu có được những thói quen, hành vi tốt trong vui chơi, học tập và sinh hoạt theo một chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học và nề nếp. Muốn thực hiện được điều đó trong nhà trường cần phải có một đội ngũ sư phạm lành mạnh, quy củ “Vừa hồng vừa chuyên”, thực hiện đúng kỷ cương và mẫu mực từ lời nói đến việc làm. Người cán bộ quản lý phải chỉ đạo một cách toàn diện về mọi mặt chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải luôn nhận thức đúng đắn yêu cầu, nhiệm vụ của ngành học và cần phải hiểu rõ các quy chế hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó để tìm ra những biện pháp hữu hiệu và tốt nhất nhằm chỉ đạo tập thể sư phạm nhà trường thực hiện tốt nhiêm vụ đã đề ra; đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có những giải pháp hợp lý; đổi mới trong công tác chỉ đạo nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy năng lực sư phạm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; đổi mới trong quản lý con người, quản lý tài sản, tài chính, các chế độ chính sách của nhà giáo, của trẻ...để chỉ đạo, điều hành đội ngũ CBGVNV tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao, có tinh thần tập thể, phối hợp tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu lớn của nhà trường. b. Về cơ sở thực tiễn Thực tế trường mầm non nơi tôi công tác chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong mấy năm học qua còn nhiều hạn chế; chất lượng chuyên môn chưa đồng đều, kỹ năng tuyền truyền vận động phụ huynh về công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình mầm non hiện nay còn yếu, thiếu kinh nghiệm. Nhận thức của phụ huynh học sinh chưa đầy đủ, chưa hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của phụ huynh trong việc phối hợp với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và chưa thực sự quan tâm đúng mức đến con em mình. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ còn nhiều thiếu thốn. Đặc biệt là nhận thức của một số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường chưa đúng đắn, tư tưởng còn mang nặng tính cá nhân “bình quân chủ nghĩa”, bè phái cục bộ, ý thức thực hiện kỷ cương nề nếp chưa cao; chưa chủ động, nỗ lực, tự giác thực hiện nhiệm vụ và tham gia các hoạt động của nhà trường dẫn đến nội bộ nhà trường mất đoàn kết. Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ chất lượng chưa được cao; Phụ huynh chưa tin tưởng, ảnh hưởng đến uy tín nhà trường. Với cương vị, trách nhiệm của một người Hiệu trưởng trong nhà trường, Tôi đã nhận thức được công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường là vô cùng cần thiết, một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong năm học. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên có động cơ phấn đấu đúng đắn, xác định đúng được chức năng, nhiệm vụ của bản thân, đồng thời luôn ý thức về vai trò của mỗi người trong môi trường sư phạm, có ý thức học tập tu dưỡng đạo đức nhà giáo, giao tiếp ứng xử đúng mực; chấp hành tốt 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trườngMN xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội; Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn về việc thực hiện công tác BDTX hằng năm đối với cán bộ quản lý và giáo viên mầm non; Kế hoạch số 932/KH-PGD&ĐT Ba Vì, ngày 30 tháng 12 năm 2016, Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý Ngành Giáo dục huyện Ba Vì giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 743/KH-GD&ĐT-MN ngày 31 tháng 8 năm 2018 Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 cấp học mầm non huyện Ba Vì; Hướng dẫn số 755/PGD&ĐT-GDMN ngày 06 tháng 9 năm 2018 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn Cấp học mầm non năm học 2018- 2019; Công văn số ' 1005/CV- PGDĐT-VP Ba Vì, ngày 27 tháng 12 năm 2017 V/v chấn chỉnh việc tiếp nhận, xử lý văn bản; tăng cường thực hiện kỷ cương hành chính của Phòng GDĐT Ba Vì; , Kế hoạch số 158/KH-PGD ngày 09/03/2018 của Phòng GD&ĐT Ba Vì ,về triển khai thực hiện “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị năm 2018”; II. Khảo sát thực trạng: + Đặc điểm tình hình nhà trường: Địa điểm của trường nằm trung tâm đồi gò của xã. Là trường mẫu giáo dân lập ra đời tháng 12 năm 1997, được chuyển đổi từ trường bán công sang trường công lập năm 2009 Trường có 2 điểm trường, cách nhau hơn 2 km gồm 14 nhóm lớp, 490 trẻ. Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên: 57 đồng chí. + BGH: 03 (Biên chế: 03) + Giáo viên: 39 (Biên chế: 34; dân tộc Tày: 01); trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 86% + Nhân viên: 15 (Biên chế: 02; Hợp đồng: 13) - Độ tuổi cán bộ, giáo viên, nhân viên; - Từ 30 đến 40: 52 đồng chí - Từ 41 đến 50: 05 đồng chí 1. Thuận lợi. - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, Đảng ủy và chính quyền địa phương; sự quan tâm chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì - Đội ngũ Ban giám hiệu 03 đồng chí đều có trình độ đại học, đã qua lớp bồi dưỡng chuyên viên, quản lý giáo dục và trung cấp lý luận chính trị. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, trẻ về tuổi đời - Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh nhiệt tình, tích cực phối hợp với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Khó khăn - Trường có 2 điểm trường cách xa nhau hơn 2 km nên công tác quản lý, chỉ 1. Tự bồi dưỡng trình độ quản lý, chỉ đạo cho bản thân 2. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm cho đội ngũ cán bộ, gíáo viên, nhân viên trong nhà trường 3. Xây dựng mối đoàn kết, môi trường làm việc thân thiện 4. Xây dựng kỷ cương - nề nếp trong nhà trường 5. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên 6. Đánh giá, động viên, khen thưởng 7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học 8. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục IV. Biện pháp từng phần: 1. Tự nâng cao trình độ quản lý, chỉ đạo cho bản thân Tại sao phải nâng cao trình độ quản lý, chỉ đạo cho bản thân? Vì: Trước đây, khi chưa xác định được đầy đủ yêu cầu của người cán bộ quản lý, người đứng đầu đơn vị; tôi nhìn sự việc thật đơn giản, luôn nghĩ rằng làm cán bộ quản lý thật dễ ràng; người cán bộ quản lý chỉ cần có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn vững vàng thế là đủ. Nhưng khi bước vào lĩnh vực quản lý, tôi mới dần hiểu rằng: Là người cán bộ quản lý, người đứng đầu trong đơn vị có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn vững vàng là chưa đủ mà người đứng đầu đơn vị, một cán bộ quản lý thực thụ ngoài những yêu cầu trên cần phải năng động, sáng tạo, đảm bảo hội tụ đầy đủ các yêu cầu đó là: - Có tầm nhìn, biết xây dựng kế hoạch năm học và hướng phấn đấu của nhà trường trong tương lai, phân công hợp lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, minh bạch trong thu chi tài chính của trường. Sẵn sàng quyết đoán mọi công việc, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Xây dựng được một tập thể đoàn kết, một môi trường thân thiện, mọi người yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Quy định rõ chức năng, quyền hạn của mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Có kế hoạch tham gia các lớp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và yêu cầu mới. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến đóng góp của giáo viên, nhân viên; tìm cách nâng cao cải thiện và nâng cao đời sống cho giáo viên. Biết cách xử lý khéo các tình huống, tôn trọng và không trù dập, định kiến trong nhận xét, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đặc biệt người đứng đầu nhà trường cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Xác định được các yêu cầu như trên, tôi nhận thấy: Muốn quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, bản thân cần phải luôn nỗ lực phấn đấu, tích cực học tập, bồi dưỡng, trang bị kỹ năng quản lý, chỉ đạo cho mình. Tôi đã tiến hành tự bồi dưỡng bằng hai hình thức là: + Về lý thuyết: Bồi dưỡng kiến thức lý thuyết thông qua các tài liệu học tại các lớp quản lý giáo dục, trung cấp lý luận chính trị, chuyên viên, chuyên đề “Quản lý trường mầm non”; Tài liệu bồi dưỡng thuờng xuyên cán bộ quản lí và giáo viên mầm non, hướng dẫn thực hiện áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong truờng mầm non; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và một số tài liệu khác. + Về thực tiễn: Bản thân không coi nhẹ việc học tập từ bạn bè đồng nghiệp mà luôn tích cực trau dồi, đề cao việc chọn người để học hỏi kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo từ các đồng chí có thâm niên trong công tác lãnh đạo của các nhà trường trong huyện đoàn kết trong nội bộ, giáo dục đội ngũ, để họ thấy rõ vai trò to lớn của sự đoàn kết - Đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ” bằng những việc làm cụ thể, triển khai 100% cán bộ, đảng viên đăng ký học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Quán triệt trong chi bộ, hội đồng nhà trường những việc cán bộ, giáo viên, nhân viên được làm và những việc không được làm. Góp ý trực tiếp cá nhân có những biểu hiện hoặc hành vi “không đẹp”trong phong cách nhà giáo. Kịp thời biểu dương cán bộ, giáo viên, nhân viên có biểu hiện, hành vi tích cực, có tính chất xây dựng nhà trường trước tập thể và trước phụ huynh. - Lồng ghép các nội dung nhận thức tư tưởng, đạo đức, lối sống tác phong cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thành tiêu chí cứng trong thi đua hàng tháng. - Cung cấp tài liệu và áp dụng đánh giá đúng chuẩn nghề nghiệp đối với từng cán bộ, giáo viên và đánh giá công chức, viên chức người lao động hàng năm. - Coi trọng công tác phát triển Đảng, phát động các phong trào phù hợp với từng đoàn thể để các tổ chức đều phát huy vai trò giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống phù hợp với đoàn thể của mình. Kết quả: Cán bộ, giáo viên, nhân viên đã nắm được mục tiêu giáo dục mầm non; tham gia học tập các nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước đầy đủ; tác phong sư phạm đúng mực, không có trường hợp mặc quần áo không đúng quy định, thông tin nội bộ được đảm bảo trong nhà trường. Năm học qua đã kết nạp được 03 đảng viên mới và có 02 giáo viên vừa học xong lớp cảm tình Đảng quý 1 năm 2019. 3. Xây dựng mối đoàn kết, môi trường làm việc thân thiện Thực trạng trước khi chưa thực hiện đề tài: Cuối năm học 2015-2016 tôi được điều động, bổ nhiệm nhận công tác tại trường. như đã đề cập đến ở trên. Tiền sử của trường là mất đoàn kết, nội bộ lục đục, bè phái cục bộ, bằng mặt mà không bằng lòng làm ảnh hưởng không ít đến toàn bộ các hoạt động và chất lượng uy tín của nhà trường nên nhà trường không đạt được các chỉ tiêu thi đua như mong muốn. Qua tìm hiểu và thu thập nhiều nguồn thông tin, bản thân tôi đã xác định được mấu chốt của vấn đề mà trong đó những nguyên nhân chính dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong mâu thuẫn nội bộ, cần được giải quyết và khắc phục là: - Nguời đứng đầu của nhà trường khi giao nhiệm vụ và quyền hạn chưa đúng vị trí việc làm, chưa được cụ thể và rõ ràng nội dung công việc. Có thành viên trong Ban Giám hiệu chưa nắm rõ được nguyên tắc làm việc, nhất là làm việc liên quan đến tài chính, quyền hạn của từng cá nhân, phân công lao động chưa được công tâm, còn có tính thiên vị. Trong quan hệ giao tiếp chưa được thân thiện, thiếu lòng vị tha. - Phong cách làm việc có lúc có nơi chưa phù hợp với vị trí người quản lý. Qua đó bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân mình và luôn khắc sâu câu nói của Bác Hồ kính yêu đã dạy “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”. Đoàn kết là động lực của thành công. Xây dựng tập thể đoàn kết là yếu tố quan trọng trong quá trình bồi dưỡng nâng cao 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trườngMN chất lượng đội ngũ. Mục tiêu Đoàn kết chỉ thực hiện được trong môi trường dân chủ, bình đẳng.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_nang.docx