Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê
PHÒNG GD&ĐT TP HƯNG YÊN TRƯỜNG MN BẢO KHÊ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê”. Lĩnh vực: Quản lý Đồng tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hằng- Vũ Đức Chuyền Điện thoại: 0985570910 Đơn Vị: Trường mầm non Bảo Khê Bảo Khê, tháng 3 năm 2016 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm tới công tác giáo dục. Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập của các thế hệ thanh, thiếu niên; Bác Hồ cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Bác đã từng nói trong bài thơ “Nửa đêm” (Nhật ký trong tù): “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Câu nói trên chính là sự chiêm nghiệm của Bác về con người. Trước hết, Bác phủ nhận quan điểm cho rằng, đức tính con người là “tính sẵn”. Con người, do ảnh hưởng phần nhiều của sự giáo dục và môi trường sống, cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn. Những suy nghĩ của Người về vai trò giáo dục trong quá trình phát triển nhân cách. Kẻ hiền, người dữ trên đời đều không phải khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp của sự giáo dục trong xã hội: “Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Quan điểm này cũng hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau. Mỗi cá nhân con người đều có những năng lực tiềm ẩn. Làm thế nào để phát hiện, khơi dậy và phát huy những năng lực ấy? Đó là một trong những mục đích cao cả của giáo dục, của các nhà trường, các nhà giáo. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Bởi vậy, giáo dục được xem là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và sâu sắc nhất. Cũng chính vì thế: “Nếu được giáo dục chu đáo không con người nào không có cái tốt, cái tuyệt hảo” . Mặt khác, quá trình hình thành và phát triển nhân cách thực chất là sự tác động qua lại giữa các nhân tố bên trong, bên ngoài. Vì vậy, cần có sự nỗ lực, tích cực, tự 1 trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ Trường Mầm non. Với nhiệm là người cán bộ quản lý chúng tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao; cần phải chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên để họ duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường; phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì quản lý chuyên môn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng có vai trò đặc biệt to lớn tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Vì thế người hiệu trưởng phải là hạt nhân chủ yếu trong việc ứng dụng khoa học quản lý. Vận dụng linh hoạt sáng tạo các biện pháp quản lý, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục. Vì vậy hơn lúc nào hết, những người làm công tác quản lý Giáo dục trong giai đoạn hiện nay cần thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ và nghiệp vụ quản lý, cải tiến các biện pháp quản lý, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể trong đơn vị quản lý của mình.Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê”. 2. Phạm vi nghiên cứu: Trường mầm non Bảo Khê. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê. 4. Phương pháp nghiên cứu: 3 Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin, có khả năng tự lựa chọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đặt trên vai ngành Giáo dục, đòi hỏi ngành phải có đội ngũ hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên giỏi, vì đội ngũ hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các Trường Mầm non. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục để theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, có lương tâm nghề nghiệp và nhân cách nhà giáo, có lòng nhân ái tận tuỵ, thương yêu trẻ hết mình, tất cả những điều đó được thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để cải tiến nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi cán bộ, giáo viên. Làm sao để thúc đẩy bản thân mỗi hiệu trưởng, giáo viên bậc học đều phải suy nghĩ làm thế nào để đưa trường mình trở thành một đơn vị tốt, muốn thế trước hết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng nòng cốt, quyết định chất lượng giáo dục ở mỗi nhà trường chính vì vậy mà chúng tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng giáo viên để ngành học có một đội ngũ cán bộ, giáo viên đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, chất lượng chuyên môn cao, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy say sưa với công việc, coi trường như nhà, quý trẻ như con, có như vậy thì ở nơi đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao. 2. Thực trạng việc chỉ đạo xây dựng và bồi dường cán bộ giáo viên ở trường mầm non Bảo Khê thành phố Hưng Yên. Đội ngũ giáo viên mầm non Bảo Khê luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, nhiều tấm gương các thầy cô giáo đã vượt qua khó khăn về đời thường để bám trường, bám lớp, đạt được nhiều danh hiệu thi đua trong các năm học. Tuy nhiên, 5 làm cho giáo viên và cán bộ trong trường nhận thức rõ tính cấp thiết của phát triển đội ngũ giáo viên: - Một mặt, làm cho tập thể sư phạm thống nhất nhận thức rằng đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, là hạt nhân, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục; - Mặt khác, cần coi đây là thách thức về đội ngũ mà đội ngũ cần phải đáp ứng, nhưng cũng là cơ hội phát triển của mỗi giáo viên và của mỗi nhà trường. b. Nội dung biện pháp: Nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý về vai trò của việc phát triển đội ngũ giáo viên đối với nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường; Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trong việc phát triển đội ngũ giáo viên; Nâng cao ý thức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, lòng yêu nghề, yêu ngành tất cả vì học sinh thân yêu ;Phát huy tính dân chủ, vai trò trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đối với việc phát triển đội ngũ GV. c. Cách thức thực hiện: Đầu năm học, nhà trường tổ chức cho đội ngũ CBQL, giáo viên học tập chính trị, chính sách của Đảng, Nhà nước về yêu cầu của việc phát triển đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, quán triệt việc thực hiện các cuộc vận động của ngành, qua các đợt học tập giáo viên phải viết thu hoạch của bản thân, nêu được nhận thức của mình về vấn đề phát triển đội ngũ và có phương hướng tự học tự bỗi dưỡng phù hợp. Nhà trường tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia học tập các lớp triển khai các Nghị quyết, truyền đạt nội dung công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, nói chuyện thời sự, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, lòng yêu nghề, yêu ngành tất cả vì học sinh thân yêu, qua đó cho giáo viên tích cực phấn đấu rèn luyện để trở thành người thầy có đầy đủ phẩm chất, năng lực, hoàn thành nhiệm vụ của mình đó là giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. 7 b. Nội dung: - Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị: Bồi dưỡng tư tưởng chính trị Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên - Bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Bồi dưỡng kiến thức: Khoa học cơ bản. Bỗi dưỡng kĩ năng: Kĩ năng lập kế hoạch dạy học; kĩ năng dạy học trên lớp; kĩ năng giao tiếp với học sinh,với đồng nghiệp và với cộng đồng Bồi dưỡng về nội dung đổi mới phương pháp giáo dục, dạy học. c. Cách thức thực hiện: - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên: Hiệu trưởng đưa ra mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng chung cho toàn trường về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị và kiến thức, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho tổ viên. Trên cơ sở đó mỗi cá nhân có kế hoạch bồi dưỡng cho mình, coi đó là mục tiêu phấn đấu, là chương trình hành động, đồng thời là chỉ tiêu thi đua của các cá nhân. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng: + Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị Nhà trường tổ chức các đợt học tập chính trị về chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về giáo dục cho đội ngũ giáo viên. Nhà trường tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành: “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo”, “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” để từ đó mỗi giáo viên trong nhà trường phải gương mẫu, có tinh thần làm chủ tập thể, giàu tình yêu thương và trách nhiệm với trẻ, sống trung thực, giản dị, khiêm tốn, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, xây dựng được mối đoàn kết, 9 dựng kế hoạch bồi dưỡng trong tổ và yêu cầu mỗi cá nhân xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho riêng mình. Tạo điều kiện về các nguồn lực phục vụ cho công tác bồi dưỡng. - Kiểm tra đánh giá việc bồi dưỡng Hiệu trưởng cần thường xuyên theo dõi và khuyến khích các tổ chuyên môn và các cá nhân thực hiện đúng kế hoạch bồi dưỡng của bản thân. Có những điều chỉnh động viên hoặc phê bình kịp thời đối với những tổ chuyên môn và cá nhân thực hiện đúng kế hoạch bồi dưỡng. Cuối năm nhà trường có tổng kết, đánh giá khen thưởng và có kế hoạch ứng dụng các kết quả của cá nhân và tập thể. Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên đã nêu trên có mối quan hệ tác động hỗ trợ lẫn nhau làm cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả tối ưu. Vì vậy, cần bồi dưỡng cho giáo viên tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, coi đó là một nhu cầu, là mục đích sống của bản thân. d. Điều kiện thực hiện biện pháp: Đảm bảo tính hệ thống và chủ trương bồi dưỡng của Phòng giáo dục thành phố, Sở Giáo dục và đào tạo. Hiện nay giáo viên mầm non phải bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng giáo viên triển khai đại trà chương trình giáo dục mầm non mới. Đảm bảo tính tích cực chủ động, sáng tạo của giáo viên trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài, thực hiện yêu cầu lâu dài là sự đảm bảo vững chắc cho tương lai của từng giáo viên và cả đội ngũ của trường nói riêng, cả ngành học nói chung. Đảm bảo vai trò quản lý và ý thức trách nhiệm của người quản lý trong công việc. 3.3. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên a. Mục đích: Nhằm đánh giá đúng trình độ chuyên môn, việc tuân thủ Quy chế chuyên môn và các quy định khác có liên quan, phát hiện kinh nghiệm tốt để phổ biến; kết quả kiểm tra, đánh giá là căn cứ để hiệu trưởng bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_nang.doc