Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường Mầm non

doc 16 trang skquanly 01/11/2024 310
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường Mầm non
 Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam
 §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
 Tªn ®Ò tµi: 
mét sè biÖn ph¸p qu¶n lý chØ ®¹o kiÓm tra néi 
 bé cña hiÖu tr­ëng tr­êng mÇm non
 Hä vµ tªn: Vâ ThÞ TuyÕt
 Chøc vô: HiÖu tr­ëng
 §¬n vÞ c«ng t¸c: Tr­êng MÇm non Xu©n Thñy
 LÖ Thñy, th¸ng 5 n¨m 2017
 1 Hiệu trưởng phải hiểu được mục đích, hình thức, nội dung, phương pháp 
của công tác kiểm tra nội bộ trường học. Đặc biệt là đổi mới hình thức và nội 
dung kiểm tra. Khi kiểm tra phải hiểu được nội dung, đối tượng, tiến hành phải 
theo nguyên tắc, phương pháp, quy trình của kiểm tra. Mặt khác trong khi kiểm 
tra phải linh hoạt, trách rập khuôn, máy móc. Làm việc phải giữ được lý, nhưng 
phải giữ được tình. Có như vậy thì quá trình kiểm tra mới thật sự đem lại hiệu 
quả, thúc đẩy được sự phát triển mọi hoạt động trong nhà trường, làm cho nhà 
trường phát triển một cách bền vững. Đáp ứng yêu cầu của Ngành giáo dục trong 
giai đoạn mới.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 Kiểm tra nội bộ trường học ngoài việc xem xét và đánh giá ưu điểm, nhược 
điểm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà 
trường, còn phải phân tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp phát huy ưu 
điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Do đó nhằm tư vấn, thúc đẩy đối 
tượng điều chỉnh kịp thời, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ. Giúp cho 
việc động viên, khen thưởng các cá nhân, đơn vị chính xác, thực sự tiêu biểu.
 Kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu 
giáo dục. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp 
Hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác 
định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề 
ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Kiểm tra còn có tác dụng đôn 
đóc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có 
hiệu quả hơn.
 1. Thực trạng của vấn đề.
 Thực tế cho thấy trong những năm gần đây công tác kiểm tra nội bộ 
trường học nói chung và công tác kiểm tra nội bộ trường Mầm non nói riêng đã 
và đang cải tiến, những đổi mới tích cực, kết quả đạt được là chất lượng giáo dục 
được nâng lên rõ rệt. Nhà quản lý đã biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự 
kiểm tra, đánh giá của mỗi thành viên, mỗi bộ phận trong nhà trường, tạo ra 
được môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bên 
cạnh đó vẫn còn không ít trường, các nhà quản lý do làm công tác kiểm tra nội 
bộ trường học không đúng, không khoa học, dẫn đến nhiều tình huống tiêu cực 
trong các nhà trường như: Đánh giá xếp loại không công bằng, chưa công khai, 
thiên về cảm tính, có những động cơ, mối quan hệ cá nhân xen lẫn vào công 
 3 * Thực trạng: 
 Toàn trường có 12 nhóm lớp (NT 3 nhóm, MG 9 lớp) các cháu được tổ 
 chức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục khá chu đáo. 
 - Tất cả các nhóm lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
 - Đội ngũ trẻ, trình độ chuyên môn không đồng đều; một số giáo viên còn 
 hợp đồng.
 - Kết quả đầu năm. Nhìn chung cháu nắm kiến thức chưa chắc. Chất 
 lượng các chỉ số ở các lĩnh vực đạt 95,5%,
 - Mức ăn của trẻ 10.000đ/ngày/cháu. Tỷ lệ suy dinh dưỡng 7,9%; thấp còi 
 8,3%.
 - Trình độ giáo viên đạt chuẩn 100%; trên chuẩn 31/32 đ/c đạt 96,8%
 Về năng lực: Tốt 20 đ/c; khá 7 đ/c; ĐYC 1 đ/c
 Với những bất cập và số liệu trên của công tác kiểm tra nội bộ nhà trường. 
 Tôi mạnh dạn đưa "Một số biện pháp quản lý chỉ đạo kiểm tra nội bộ của Hiệu 
 trưởng trường Mầm non"
 2. Các biện pháp.
 2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ.
 Bất kỳ công việc gì đều bắt nguồn từ khâu xây dựng kế hoạch, xây dựng 
 được kế hoạch chi tiết, cụ thể, sát với thực tế. Giúp cho công tác quản lý của 
 người Hiệu trưởng thuận lợi rất nhiều. Nhờ đó mà công việc không chồng chéo, 
 không bị sót.
 Để xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ có tính khả thi, thì Hiệu trưởng 
 phải biết căn cứ vào đặc điểm tình hình nhà trường và thực trạng công tác kiểm 
 tra nội bộ năm học trước. Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra, Hiệu trưởng cần tập 
 trung đội ngũ kiểm tra viên để cùng bàn bạc thảo luận, góp ý cho bản kế hoạch. 
 Xây dựng kế hoạch dựa trên kế hoạch thanh tra của Phòng giáo dục và Sở 
 GD&ĐT.
 Bởi vậy kế hoạch phải được xây dựng một cách tỷ mỉ cho từng đối tượng, 
 khối lớp, thời gian thực hiện. Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học một cách cụ thể.
 Ví dụ: 
 THỜI NỘI DUNG ĐỐI TƯỢNG GHI 
 GIAN KT CHÚ
 - Kiểm tra số lượng, nề nếp - Trẻ
 Tháng - Kiểm tra cá nhân trẻ, vệ sinh môi trường - Trẻ và GV
 8/2016 - Kiểm tra công tác bán trú; VSATTP - Trẻ, GV, NV 
 DD
 - Kiểm tra các điều kiện chuẩn bị khai giảng – - GV, NV
Tháng 9 Trung thu
 5 - Đánh giá trẻ theo các chỉ số HK1 (MG bé, nhỡ) - 178 trẻ, GV
 - KT đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn PT đợt 2. - 75 trẻ, GV
 - KT, chỉ đạo 3 điểm trường "Xây dựng môi trường - GV, NV
 xanh, sạch, đẹp, an toàn”
 - Tổ chức hội thi “ Giáo viên dạy giỏi cấp trường” - 19 GV
 - Kiểm tra hồ sơ các tổ chuyên môn - 3 tổ (lớn, 
 - Kiểm tra vở tập tô, vở toán, vở tạo hình khối MG nhỡ bé và NT)
 lớn; 
 - Kiểm tra dự giờ đột xuất các hoạt động CSGD trẻ - GV, trẻ
 và thực hiện CTGDMN.
 - KT việc nâng cao nâng cao kỹ năng thực hiện - GV, trẻ
 chương trình GDMN; tổ chức tham quan, học tập 
 về mô hình trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm 
 ở một số đơn vị trong tỉnh cho cán bộ quản lý, 
 giáo viên cốt cán cấp tỉnh.
 - Kiểm kê tài sản cố định cuối năm - GV, NVKT
 - Kiểm tra VSATTP bếp ăn bán trú. - 3 bếp (NVDD)
 - Kiểm tra việc đánh giá trẻ tròn tháng khối NT - 84 cháu NT, GV
 Tháng - Kiểm tra TD: 2 GV, 1 NVDD; KT chuyên đề: 4 - GV, trẻ, 
01/2017 GV+1 NVDD LVPTNT (Toán) 3GV, LVNBPB 1 NVDD
 GV, VSATTP 1 NV.
 - Tổ chức “Ngày hội của Bé” cấp trường. - GV, trẻ MG
 - Tham gia Hội thi" Giáo viên dạy giỏi” cấp huyện - 4 GV 
 - Kiểm tra dự giờ đột xuất. - GV
 - KT chỉ đạo các điểm trường "Xây dựng môi - GV
 trường xanh, sạch, đẹp, an toàn”
 - Kiểm tra công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. - GV, trẻ
 - Kiểm tra đột xuất, dự giờ các lớp. - GV, trẻ
 - KT vở toán, vở tạo hình MG bé, nhỡ. - Trẻ khối bé, nhỡ
 Tháng - Kiểm tra hồ sơ giáo viên khối bé, nhỡ. - 12 GV
 02 - Kiểm tra TD 2 GV, 1 NVDD; KT chuyên đề - GV, NVDD
 LVPTNN 5 GV. 
 - KT đánh giá trẻ PT trẻ 5 tuổi giai đoạn 3. - 75 cháu, GV
 - Thao giảng LVPTTM - 8 GV
 - Tham gia hội thi “Ngày hội của bé” cấp huyện. - 16 trẻ
 - KT việc XD thực đơn theo mùa. - NVDD
 - Kiểm tra công tác Y tế học đường. - NVYT
 - Kiểm tra việc cân, đo trẻ, theo dõi cân nặng và Trẻ toàn 
Tháng 3 chấm biểu đồ các lớp. Kiểm tra công tác CSGD trẻ. trường, GV
 Công tác bán trú. 
 - Dự giờ một số giáo viên có năng lực còn hạn chế - 2 GV
 7 thời thấy rõ những khuyết điểm và những khó khăn để sửa đổi các khuyết điểm 
và tìm cách giúp đỡ để họ vượt qua mọi khó khăn". 
 Hiệu trưởng có thể tổ chức cho Hội đồng giáo viên cùng thảo luận học tập 
các văn bản, Nghị quyết có liên quan đến công tác kiểm tra để họ trao đổi. Giúp 
nhau đi đến hiểu đúng việc kiểm tra nội bộ trường mầm non. Cần phân tích 
chấm dứt tình trạng giáo viên có hành động đối phó với kiểm tra. Tuyên truyền 
để họ hiểu rằng công tác kiểm tra là rất quan trọng, để họ có ý thức biến quá 
trình kiểm tra của Hiệu trưởng thành quá trình kiểm tra của giáo viên. Nếu tất cả 
mọi người hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng của kiểm tra nội bộ trường học và tác 
dụng của nó thì công tác kiểm tra nội bộ của người Hiệu trưởng sẽ thuận lợi và 
hiệu quả. 
 Như vậy, hoạt động kiểm tra mới giúp cá nhân, bộ phận nâng cao tinh 
thần trách nhiện và ý thức tổ chức kỹ luật, vừa kịp thời biểu dương những người 
tốt, việc tốt, vừa kịp thời giáo dục xử lý đúng mức đối với những người mắc 
khuyết điểm sai lầm. Do đó những thông tin mà kiểm tra cung cấp cho cơ quan 
cấp trên, cho người lãnh đạo đòi hỏi độ chính xác rất cao. Muốn có được độ 
chính xác đó, thái độ của người kiểm tra là phải cẩn thận, xem xét một cách tỷ 
mỷ, thấu đáo và đánh giá một cách khách quan, không áp đặt theo ý chủ quan 
của mình, Người khẳng định: "Thái độ của người cán bộ là kiểm tra phải cẩn 
thận. Nghe không được thiên lệnh, nghe một bên, nên nghe người này, nghe 
người kia, phải khách quan. Chớ do ý muốn và suy đoán chủ quan của mình. 
Chống quan liêu. Kiểm tra muốn biết, muốn thấy, muốn hiểu rõ sự thật ở cá 
nhân, bộ phận nào đấy phải đến tận nơi, nghe ngóng, tìm tòi, chịu khó. Phải cẩn 
thận, khách quan, điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng, chịu khó.
 2.3. Hiệu trưởng xây dựng tổ chức lực lượng kiểm tra của nhà trường 
và phân cấp trong kiểm tra; chế độ kiểm tra
 Trong nhà trường Hiệu trưởng là người tổng hợp. Do vậy không phải lúc 
nào người Hiệu trưởng cũng tiến hành công tác kiểm tra trực tiếp và liên tục 
được, mà cần phải có lực lượng chuyên gia tham gia vào quá trình kiểm tra của 
Hiệu trưởng. Lực lượng này bao gồm những người có uy tín, có chuyên môn 
giỏi, có kinh nghiệm vì: Muốn kiểm soát có kết quả tốt phải có hai điều: "Một là 
kiểm tra phải có hệ thống, phải làm thường xuyên. Hai là người đi kiểm tra phải 
là những người rất có uy tín" và thực hiện tốt nguyên tắc "Tập trung dân chủ" 
trong trường học.
 Bồi dưỡng cho lực lượng kiểm tra về các văn bản pháp quy, hướng dẫn về 
nghiệp vụ kiểm tra như: Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Thủ 
tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số 
39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn 
 9 * Xây dựng chế độ kiểm tra: Hiệu trưởng quy định thể thức làm việc của 
Ban kiểm tra, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất, kiểm tra 
định kỳ, dự giờ ..... Ban kiểm tra hàng tuần báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ 
kiểm tra nội bộ, lập hồ sơ kiểm tra, trao đổi rút kinh nghiệm, đề xuất khen 
thưởng và điều chỉnh đối tượng kiểm tra. Đưa ra kế hoạch tuần tới. Cung cấp kịp 
thời những điều kiện vật chất, tinh thần tâm lý cho hoạt động kiểm tra, khai thác 
mọi khả năng sáng tạo của các thành viên trong ban kiểm tra.
 Hiệu trưởng nêu rõ mục đích, nội dung, của đợt kiểm tra và yêu cầu kiểm 
tra với tinh thần khách quan, thẳng thắn, Hiệu trưởng phải chấp nhận kết quả 
thực tế sau những đợt kiểm tra, kết quả đó có thể là tốt hoặc xấu để đưa ra biện 
pháp chỉ đạo sát sao, hiệu quả hơn.
 2.4. Xây dựng những chuẩn mực đánh giá, mục tiêu cho đối tượng 
kiểm tra. 
 * Xây dựng những chuẩn mực đánh giá: 
 Xây dựng chuẩn mục đánh giá có nghĩa quan trọng, làm cơ sở tin cậy cho 
việc kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả cao và mang tính khách quan trong kiểm tra.
 Căn cứ vào hướng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá trong giáo 
dục của Bộ giáo dục và đào tạo. Hiệu trưởng cần xây dựng các tiêu chí đánh giá 
cho phù hợp với trường mình quản lý.
 Công tác xây dựng chuẩn phải được thảo luận đóng góp của tập thể sư 
phạm nhà trường, được sự thống nhất của tập thể sư phạm và đưa vào Nghị 
quyết của nhà trường. Chuẩn kiểm tra phải được công bố công khai để mọi đối 
tượng kiểm tra thấy rõ và có sự phấn đấu đạt chuẩn và trên chuẩn. Giúp cho chủ 
thể kiểm tra căn cứ vào đó đánh giá chính xác hơn, giúp cho công tác kiểm tra 
nội bộ đạt hiệu quả. Biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra.
 * Đánh giá xếp loại chuẩn mực các đối tượng kiểm tra:
 Việc đánh giá có ý nghĩ hết sức quan trọng trong công tác kiểm tra. Vì nếu 
đánh giá không chính xác, thiếu trung thực, khách quan thì không những không 
thúc đẩy các hoạt động mà còn làm thui chột những nhân tố tích cực.
 Đánh giá phải dựa vào các tiêu chí, cần nêu rõ ưu điểm, tồn tại, nguyên 
nhân, hướng khắc phục giải quyết. Mọi kết quả đánh giá đều phải lưu hồ sơ đầy 
đủ.
 Các đối tượng được kiểm tra, được Ban kiểm tra thực hiện kiểm tra nhưng 
kết luận cuối cùng là Hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải xem xét kỹ càng trước khi 
kết luận. Vì Hiệu trưởng đã kết luận thì rất khó thay đổi lại mặc dù kết luận đó 
chưa chính xác lắm.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_kiem.doc