Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học

1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, hiền/dữ, v.v. trong phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt mà đôi lúc còn được gọi là giá trị đạo đức. Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn, triết học và luật pháp của một xã hội. Hay nói một cách dễ hiểu, đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng, xã hội khiến cho mọi người chung quanh được an vui, lợi ích và chuyển hóa. Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi. Đạo đức là gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài. Tức là con người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật hiện tượng. Để có được nhận thức đúng cần phải có Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục như Bác Hồ đã nói: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên". Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải được thực hiện ngay từ lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học. Trong nhiều năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thực trạng giáo dục đạo đức hiện nay: Việc quan tâm bồi dưỡng và rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chưa thất sự được chú trọng nhiều còn dưới dạng hô hào chưa thường xuyên liên tục, thời gian gần đây hiện tượng vi phạm đạo đức của học sinh trong các nhà trường làm cho xã hội đáng lo ngại cụ thể như: học sinh mê game, đánh nhau, có thái độ, tư tưởng lệch lạc, rủ rê bạn bè chơi bời, lười học nên việc quan tâm, chu đáo rèn đạo đức hay rèn kỹ năng sống gần gũi, thân ái mọi lúc mọi nơi để hình thành niềm tin, ký năng sống hàng ngày cho học sinh tiểu học là nhu cầu cấp bách hiện nay. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện” nên trường tiểu học nơi tôi đang công tác cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ mải làm ăn, lo kiếm tiền, ít quan tâm, chăm lo đến sự học hành, đời 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Ở phương Tây, nhà triết học Socrat (470-399-TCN) đã cho rằng đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau. Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết, do vậy chỉ sau khi có hiểu biết mới trở thành có đạo đức. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức trong các nhà trường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”, “Con người cần có bốn đức: cần - kiệm - liêm - chính, mà nếu thiếu một đức thì không thành người”. Kế thừa tư tưởng của Người, có rất nhiều tác giả nước ta đã nghiên cứu về vấn đề này như: Phạm Minh Hạc, Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đức Minh, Phạm Hoàng Gia và nhiều tác giả khác. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. Gồm 4 chức năng cơ bản: Dự báo và lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; lãnh đạo/chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá. Gồm các nguyên tắc sau: Nguyên tắc mục tiêu; thu hút sự tham gia của tập thể; kết hợp hài hoà giữa các lợi ích; tiết kiệm và hiệu quả cao; thích ứng linh hoạt; khoa học hợp lý; phối hợp hoạt động các bên có liên quan. Đạo đức là một hệ thống những quy tắc, những chuẩn mực mà qua đó con người tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi ích của tập thể và cộng đồng. 1. Mục tiêu giáo dục đạo đức Chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật, của nhà trường. Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu, chủ trương, chính sách của Đảng, sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau. 2. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học - Mục đích: Giúp học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý 5 ý thích từ đó mà hình thành lên các thói quen tự do. Nếu không được giáo dục dễ bị sai lệch. Về phía gia đình: Nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái; sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; sử dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân; có các hoàn cảnh éo le hoặc hay bị sử dụng bằng vũ lực... đã tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Về phía nhà trường: Một số cán bộ quản lý, giáo viên và bạn bè thường có những định kiến, thiếu thiện cảm; sử dụng các biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công bằng; sự phối hợp không đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục... đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. II. Cơ sở thực tiễn Trường tiểu học Nam Trung Yên nằm trong khu đô thị mới, phường có tới 3 trường tiểu học công lập và 1 trường tiểu học ngoài công lập. 1.Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường tiểu hoc Qua khảo sát cho thấy: Hầu hết cán bộ quản lý, và giáo viên nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh khi cho ở mức độ rất quan trọng với các nội dung: Giáo dục đạo đức để phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh (86.3%); Giáo dục đạo đức nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh (79.0%)Tuy nhiên, vẫn còn có những giáo viên hiểu một cách chưa đầy đủ về ý nghĩa của công tác này khi cho một số nội dung là không quan trọng như: Giáo dục đạo đức để học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, để học sinh có ý thức giữ gìn của công , biết chào hỏi lễ phép(16.5%) do đó phần nào có ảnh hưởng tới quá trình triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường. - Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh: phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây là yếu tố thuận lợi cho trường trong triển khai công tác giáo dục đạo đức học sinh. - Nhận thức của học sinh: Hầu hết học sinh cho rằng cần và rất cần các phẩm chất mà nội dung giáo dục đạo đức mang lại: học sinh thực hiện đầy đủ theo 5 điều Bác Hồ dạy. Đây là yếu tố quan trọng để học sinh chủ động, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục và rèn luyện đạo đức của nhà trường. 7 Việc tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức đối với phụ huynh đã được nhà trường thực hiện nhưng chủ yếu là từ Ban giám hiệu (93,6%) và giáo viên chủ nhiệm lớp (86,8%) qua các cuộc họp phụ huynh đầu năm, hết học kỳ I và cuối năm, từ học sinh hay các phương tiện thông tin đại chúng được thực hành qua các giờ thực hành, qua ngoại khoácòn ít. Do đó những thông tin về giáo dục đạo đức của nhà trường chỉ mang tính thời vụ, chưa thường xuyên và liên tục nên hiệu quả chưa thật cao. - Quản lý nội dung, hình thức hoạt động giáo dục đạo đức Kết quả khảo sát cho ta thấy: 50% GV và 58% HS đánh giá hình thức: Giáo dục thông qua các giờ dạy văn hoá trên lớp có mức độ thường xuyên. Còn lại các hình thức khác mức độ thường xuyên chưa cao. Việc quan tâm đến việc thực hiện các nội dung, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh chưa thật kỹ. Tuy vậy, học sinh thích và rất thích các nội dung và hình thức giáo dục đạo đức của nhà trường như: Giáo dục thông qua hoạt động tham quan, ngoại khoá, trải nghiệm có 93.0%; Giáo dục thông qua hoạt động văn hoá, xây dựng tiểu phẩm, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, từ thiện nhân đạo có 92.0% trở lên. Do đó quản lý nhà trường cần hết sức lưu ý để đưa ra những hình thức giáo dục phù hợp với sở thích của các em để có kết quả giáo dục cao. 2.4. Quản lý phương pháp giáo dục đạo đức Qua khảo sát chúng tôi thấy giáo viên nhà trường chưa thường xuyên sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh như: Kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt, phê phán hành vi xấu, kỷ luật; Tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn, kết bạn; phương pháp về tổ chức hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen Như vậy việc quản lý thực hiện các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của giáo viên nhà trường vẫn chưa được thực hiện tốt. 2.5.Kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức Qua khảo sát thấy: Có 63.4% cho rằng việc xây dựng được chuẩn kiểm tra đánh giá là tốt; 54.5% cho rằng Nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra đánh giá cụ thể là tốt và thông báo công khai và xử lý kết quả kiểm tra đánh giá có 46.7% cho là tốt. Không có ý kiến nào cho là không thực hiện. 2.6. Thực trạng sự phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường . Thực trạng vai trò của các lực lượng giáo dục đạo đức 9 Gia đình các em học sinh hầu hết là gia đình bán nông, chưa chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế thị trường nên học sinh ít bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội; có các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục- Đào tạo và Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội hướng dẫn cụ thể về đánh giá, xếp loại học sinh, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học; tập thể hội đồng sư phạm nhà trường đồng tâm chung sức trong công tác giáo dục đạo đức học sinh; cán bộ các khu trong vùng tuyển sinh của trường và phụ huynh học sinh đều ủng hộ và giúp sức nhà trường trong các hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh. 3.4. Khó khăn Một số phụ huynh chưa biết giáo dục con; còn nuông chiều hay quá kỳ vọng ở con, gây áp lực cho con, cơ chế thị trường thâm nhập, làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, tạo nên những hành vi vi phạm của học sinh; cán bộ quản lý chưa thực sự tập trung vào công tác giáo dục đạo đức mà chủ yếu tập trung vào giáo dục văn hoá để đạt các chỉ tiêu thi đua hàng năm; một số giáo viên chưa thực sự nhận thức và thấy được vài trò của giáo dục đạo đức cho học sinh. III. Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học. 1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, tổ hành chính, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Ban đại diện cha mẹ học sinhDo đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải luôn có tính đồng bộ trong mọi hoạt động và phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn của nhà trường. Những nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ học sinh, của học sinh và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên các tổ chức trong nhà trường. Hiệu quả của công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh được xét trên quy chế đánh giá, xếp loại học sinh và các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Thước đo của hiệu quả chính là tất cả học sinh học xong chương trình ở nhà trường tiểu học có đầy đủ các phẩm chất, năng lực theo mục tiêu giáo dục phổ thông trong Luật giáo dục đã quy định. 2. Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường nơi tôi đang công tác. Biện pháp 1: Tăng cường quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối giáo dục đạo đức của Đảng, Nhà nước tới cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_giao.doc
1. Bìa.doc
2. Đơn - SKKN năm học 2020 2021.doc
3. Phục lục- SKKN 2021.doc