Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác xã hội hóa, từ thiện, nhân đạo ở trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác xã hội hóa, từ thiện, nhân đạo ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác xã hội hóa, từ thiện, nhân đạo ở trường Tiểu học

1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Giáo dục và Đào tạo là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển tới một xã hội tốt đẹp, là điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ, hợp tác trí tuệ và tôn trọng lẫn nhau. Chính vì vậy, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, các Chính phủ đều coi Giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Với các chức năng đó, giáo dục không thể tách rời đời sống xã hội, giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Đảng và Nhà nước chỉ đạo và định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục, đã khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”. Nghị quyết Trung ương 4(khoá VII) đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, khoa học và công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển, đổi mới nhanh cơ chế quản lý Giáo dục & Đào tạo, khoa học công nghệ phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn chặt sự phát triển các lĩnh vực nàyvới sản xuất và các mục tiêu kinh tế khác, có chính sách để toàn dân và các thành phần kinh tế cùng làm và đóng góp vào sự nghiệp này”. Có thể khẳng định: Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước ta; Đó là sự đúc kết từ những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng nền giáo dục cách mạng, truyền thống hiếu học, đề cao việc học và chăm lo việc học hành của nhân dân ta suốt hàng ngàn năm lịch sử. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở cuộc vận động toàn dân tham gia giáo dục; Ngoài sự ưu tiên đầu tư của nhà nước cho giáo dục, chúng ta còn phải huy động và tổ chức các lực lượng toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng thụ thành quả do giáo dục đem lại, cần huy động sức mạnh của toàn xã hội góp sức xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục. Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Đảng về cuộc vận động xã hội hóa công tác giáo dục, đặc biệt từ khi triển khai Nghị quyết Trung ương 2(KhoáVIII) về định hướng chiến lược phát triển Giáo dục & Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3 giáo dục đạo đức cho học sinh về tinh thần tương thân tương ái trong lớp, trong trường và ngoài xã hội. III. Đối tượng nghiên cứu Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các bậc phụ huynh học sinh, học sinh và cơ sở vật chất trường Tiểu học Nam Trung Yên Cầu Giấy Hà Nội. IV. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát, nắm bắt, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các đối tượng nghiên cứu, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bậc phụ huynh học sinh và học sinh trong toàn trường. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 3 năm 2022 tại trường Tiểu học Nam Trung Yên. V. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu - Khảo sát - Trắc nghiệm - Trực quan 5 dục, góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc xây dựng cơ sở vật chất giáo dục. Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành đã tạo thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao, đã huy động có hiệu quả sức mạnh của toàn xã hội chăm lo cho công tác giáo dục. Trường Tiểu học Nam Trung Yên, trong thời gian qua công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được quan tâm, hàng năm đã huy động nhiều nguồn lực cùng nhà trường để giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng bị bão lũ, thiên tai, đẩy mạnh các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Xác định rõ vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục, công tác từ thiện, nhân đạo trước thực trạng còn khó khăn nhiều bề, giải pháp tối ưu, có tính chất đột phá đã sử dụng trong nhiều năm qua đưa lại hiệu quả thiết thực là phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, công tác từ thiện nhân đạo để tạo đà, tạo thế cho phong trào giáo dục của nhà trường vững bước tiến lên. II. Thực trạng 1.Thuận lợi, khó khăn 1.1.Thuận lợi : Văn bản chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục, văn bản chỉ đạo về việc triển khai chương trình “ Sóng và Máy tính cho em” được các cấp hướng dẫn cụ thể, kịp thời cùng với sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy cho nhà trường nên phụ huynh tin tưởng và khơi dậy được tinh thần tự nguyện đóng góp của phụ huynh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và hầu hết các bậc cha mẹ học sinh nhận thức sâu sắc về mục tiêu và ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục, công tác từ thiện, nhân đạo ở trường học. Trường Tiểu học Nam Trung Yên nhiều năm liền đã làm tốt công tác xã hội hóa, ủng hộ và từ thiện, như triển khai việc ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do thiên thai . Phụ huynh học sinh của nhà trường luôn nhiệt tình, tin tưởng vào chủ trương và chỉ đạo của nhà trường. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thường xuyên bám sát và tuyên truyền đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp về các chương trình xã hội hóa, từ thiện, nhân đạo và đặc biệt là phát động chương trình“Sóng và máy tính cho em” vào đầu năm học 2021-2022, 7 3.1. Mặt mạnh : Hiệu quả rõ nét nhất trong việc nghiên cứu là các bậc cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên nhân viên của trường, các tổ chức xã hội đều hướng về nhà trường bằng cả tâm huyết để học sinh có môi trường học tập và sinh hoạt được tốt hơn, có điều kiên học tập tốt hơn , nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các con học sinh tiểu học chưa được tiêm, chưa được đến trường học trực tiếp. Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Phòng Giáo dục & Đào tạo Quận Cầu Giấy và chính quyền địa phương phường Yên Hòa luôn quan tâm đến giáo dục và sự phát triển của nhà trường. 3.2. Mặt yếu : Trong quá trình nghiên cứu, các vấn đề cơ bản là thuận lợi song vẫn còn những mặt yếu đó là chưa khơi dậy được triệt để tinh thần tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động khác của nhà trường. III. Giải pháp, biện pháp 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Phân tích được thực trạng, đề ra giải pháp, biện pháp thực hiện phù hợpvới tình hình thực tế của nhà trường nhằm huy động tối đa tinh thần tự nguyện đóng góp của các nguồn lực trong và ngoài nhà trường. 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về công tác Xã hội hóa giáo dục từ trung ương đến địa phương để triển khai thực hiện việc xã hội hóa trong nhà trường. Vì là trường công lập nên các trang thiết bị, cơ sở vật chất như hệ thống đèn điện chiếu sáng, quạt mát đều được lắp đặt tại các lớp học và nhà thể chất, các phòng chức năng. Còn điều hòa sử dụng trong các lớp học hiện nay là thành quả của việc xã hội hóa từ nhiều năm học trước. Riêng nhà thể chất thì một vài năm gần đây một số phụ huynh của các lớp học sinh khối 5 khi ra trường muốn dành tình cảm và muốn có vật kỷ niệm để tặng nhà trường đã ủng hộ trên tinh thần tự nguyện một số điều hòa phục vụ cho lứa học sinh kế tiếp. Nhà trường cũng có những biên bản trao tặng từ phía phụ huynh học sinh. Trong năm học 2020-2021 ngoài việc chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đồng bào miền Trung còn bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ tụt. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, trường tiểu học Nam Trung Yên cũng đã phát động trong Cán bộ, giáo viên, nhân viên 9 Giải pháp đầu tiên có tính then chốt đối mà trường tiểu học Nam Trung Yên triển khai đó là công tác tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngay sau khi có văn bản chỉ đạo, ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức các cuộc họp: họp Ban giám hiệu, Ban Liên tịch và Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, họp Hội đồng sư phạm nhà trường để triển khai nội dung công văn. Đặc biệt là cuộc họp với ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, tuyên truyền để họ hiểu được ý nghĩa của chương trình đồng thời thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh giúp nhà trường rà soát những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để từ đó có kế hoạch sử dụng đúng mục đích số tiền hay máy tính, . huy động được. Cuộc họp với toàn thể giáo viên chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm hiểu được mục đích của chương trình, từ đó giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền tới 100% phụ huynh học sinh của trường về chương trình này cũng hết sức quan trọng. Vì giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường và gia đình. Khi cả giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh hiểu được mục đích của chương trình thì việc tuyên truyền mới có hiệu quả. 2.2 Giải pháp thứ hai: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ rà soát các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ máy tính và thiết bi học trực tuyến. Giải pháp thứ hai vô cùng quan trọng đó là tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của phụ huynh học sinh trong thực hiện triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” Bởi đây là năm học triển khai dạy trực tuyến ngay từ những ngày học đầu tiên, các con học sinh chưa có cơ hội được làm quen thầy, quen bạn; việc sử dụng các thiết bị học tập còn vô cũng bỡ ngỡ... và bắt buộc mỗi học sinh đều cần phải có trang thiết bị tối thiểu để học, đó là : Máy tính, Điện thoại IPAD. Nhưng trong số học sinh của thủ đô nói chung , học sinh của nhà trường nói riêng nhiều em còn chưa có thiết bị để học, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ của thày cô và quý phụ huynh. Nếu phụ huynh học sinh không ủng hộ, không phối hợp không hiểu về mục đích của chương trình thì cũng rất khó khăn trong việc nhà trường kêu gọi ủng hộ. Chính vì vậy, trước khi triển khai thực hiện chương trình này, nhà trường đã tiến hành ngay các cuộc họp với ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, ban đại diện phụ huynh học sinh các lớp, với toàn thể phụ huynh học sinh nhà 11 Sóng và máy tính cho em.” của phòng Giáo dục & Đào tạo Cầu Giấy được đài phát thanh truyền hình Hà Nội ghi lại và phát trên sóng truyền hình Hà Nội. 2.5 Giải pháp thứ 5: Xã hội hóa giáo dục nhằm đầu tư chất lượng dạy học và giáo dục Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường, mục đích của huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất nhằm đáp ứng điều kiện dạy học và giáo dục cho nhà trường, nhiệm vụ chính của nhà trường được khẳng địnhbằng chất lượng thì việc đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất từ các nguồn lực là xứng đáng ; bởi vậy sự tạo lập uy tín của nhà trường bằng chính nội lực của nhà trường và sự phấn đấu của mỗi thầy, cô giáo trong quá trình giảng dạy, phải biến trình tự giảng dạy của thầy, cô giáo thành trình tự học tập của họcsinh. Tạomột bầu không khí ở nhà trường thật vui tươi phấn khởi, để học sinhmỗi ngàyđến trường được học, được vui chơi một cách thoải mái và tiếp thu bài học có hiệu quả. Xây dựng cho mỗi giáo viên trong giảng dạy phải thể hiện bằng cả tình thương và trách nhiệm của mình, để học sinh có được tự tin hơn khi được đến lớp, đến trường. Nhà trường phải xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết, tăng cườngcôngtácthanh tra, kiểm tra một cách nghiêm túc, duy trì và thực hiện tốt phong trào thi đua trường học thân thiện học sinh tích cực và các cuộc vận động do các cấp phát động. Chú trọng việc dạy thật, học thật, chất lượng cao. Để vận động cha mẹ học sinh sẵn sàng đóng góp ủng hộ nhà trường, vì sự nghiệp giáo dục và vì tương lai con em, nhà trường quan tâmviệc xây dựng trang Web để quảng bá hình ảnh nhà trường, trao đổi thông tin với các đơn vịbạn để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, qua đó đăng tin những hoạt động nổi bật, hội thi trọng điểm của trường để cha mẹ học sinh, những người quan tâm đến học sinh được biết. Xây dựng mối quan hệ thầy trò trong quá trình giáo dục học sinh, quan hệ thầy trò là quan hệ thể hiện tình thương yêu và tinh thần trách nhiệm. Phải giữgìn, phát huy được truyền thống đoàn kết, hiếu học, kính trọng người Thầy, tìnhcảm yêu thương học sinh; các thầy cô giáo phải thực sự chămsóc tậntình, âncần, chu đáo; điều đó thể hiện trong việc giáo dục nhân cách, tronggiảngdạy, tổchức nhận thức và cả trong chia sẻ cuộc sống đời thường cho người học.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_cong.docx
BB CHAM SKKN năm học 2021 - 2022.doc
ĐON - SKKN năm học 2021 - 2022.doc
QUANLY- BIA -TRANVANHA-thnamtrungyen.doc.doc
QUANLY- TAI LIEU THAM KHAO 22.doc
QUANLY-MUC LUC-TRANVANHA-thnamtrungyen.doc.doc
QUANLY-PHU LUC- TRANVANHA-thnamtrungyen.doc.doc