Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí quá trình dạy và học trong trường Tiểu học

docx 13 trang skquanly 01/08/2024 710
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí quá trình dạy và học trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí quá trình dạy và học trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí quá trình dạy và học trong trường Tiểu học
 Sáng kiến: “Một số biện pháp quản lí quá trình dạy và học trong trường tiểu học”.
 4. Các giải pháp thực hiện và kết quả đạt được: 
 4.1. Quản lý quá trình dạy của người thầy:
 4.1.1. Chỉ đạo quản lý chương trình dạy học:
 Người phó hiệu trưởng có trách nhiệm chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện 
đúng yêu cầu của chương trình dạy học. Muốn vậy, phó hiệu trưởng cần: 
 - Nghiên cứu chương trình toàn cấp học, các môn học, dự kiến tiến trình 
thực hiện chương trình (chú ý đến thời điểm quan trọng: Khai giảng, kết thúc học 
kỳ I, kết thúc năm học). Những vấn đề trọng tâm trong việc thực hiện chương 
trình theo sự chỉ đạo của cấp trên.
 - Dự kiến những vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện chương trình và giải
pháp có thể thực thi, những điều kiện vật chất cần cung cấp để việc thực hiện 
chương trình không bị trở ngại.
 - Trong các cuộc sinh hoạt chuyên môn hàng tháng cần hướng dẫn giáo 
viên những vấn đề khó trong chương trình, giải đáp những thắc mắc, giúp giáo 
viên điều chỉnh nội dung dạy học, bổ sung đồ dùng dạy học, sách vở tài liệu cần 
thiết cho việc thực hiện đúng, đủ chương trình. Đồng thời triển khai những thay 
đổi (nếu có) về nội dung, phương pháp dạy học, những sửa đổi trong chương trình 
và sách giáo khoa theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
 - Xây dựng các công cụ để theo dõi việc thực hiện chương trình như: Kế 
hoạch giảng dạy, kế hoạch bài dạy của các tổ chuyên môn, của các giáo viên, sổ 
dự giờ, ... Theo dõi giáo viên thực hiện thời khóa biểu.
 Chỉ có thực hiện đúng, đủ chương trình dạy học thì những cơ sở khoa học, 
tính chất giáo dục toàn diện, mục đích đào tạo của chương trình dạy học mới trở 
thành hiện thực, như ý kiến của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn chỉ rõ: “Yêu cầu 
cơ bản nhất, quan trọng nhất bao trùm toàn bộ chương trình giảng dạy là đào 
luyện con người toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, là xây dựng cho học sinh thành 
con người mới, có tình cảm tốt đẹp, có tri thức đầy đủ để đáp ứng được những 
đòi hỏi của việc xây dựng chế độ mới của chúng ta”. 
 4.1.2. Chỉ đạo chất lượng kế hoạch bài dạy của giáo viên:
 Quản lý quá trình dạy - học gồm nhiều khâu mà khâu cơ bản là quản lý chất 
lượng kế hoạch bài dạy của giáo viên. Một kế hoạch bài dạy chuẩn bị không tốt 
không thể dẫn đến việc dạy tốt. Một giờ dạy tốt không thể có được khi kế hoạch 4.1.3. Chỉ đạo giờ dạy trên lớp của giáo viên:
 Để nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên, tôi đã thực hiện một 
số biện pháp sau:
 - Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp: Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp là một 
việc làm cần thiết, tiêu chuẩn này trước hết là cơ sở để giáo viên tự đánh giá kết 
quả công việc của họ mà phần lớn không có người chứng kiến ngoài học sinh, 
nhưng ý nghĩa và tác dụng đối với sự tiến bộ nghề nghiệp, đối với chất lượng dạy 
học lại rất lớn. Chuẩn này cũng có thể dùng để đánh giá việc giảng dạy của giáo 
viên. Vì vậy, khi xây dựng chuẩn cần đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn phù 
hợp với trình độ của giáo viên. Chuẩn giờ lên lớp cũng là một quyết định quản lý 
của nhà trường, nó gắn liền với thực tế trình độ của giáo viên trong từng giai 
đoạn. Những căn cứ để xây dựng chuẩn là:
 + Yêu cầu về kiến thức kĩ năng các môn học được quy định trong chương 
trình;
 + Tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
 + Những quy định về các loại bài (lí thuyết, luyện tập - thực hành);
 + Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học;
 + Các phương pháp, kĩ thuật mới trong giảng dạy.
 - Tổ chức việc dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên: Quản lý 
hoạt động dạy học thông qua việc dự giờ của giáo viên và rút kinh nghiệm giờ 
dạy để trên cơ sở đó đề ra những quyết định quản lý phù hợp nhằm thúc đẩy mọi 
hoạt động của nhà trường, đó là chức năng trung tâm của phó hiệu trưởng, đây 
cũng là nét đặc thù của quản lý trường học. Tư tưởng chỉ đạo đối với việc quản 
lý giờ lên lớp của phó hiệu trưởng càng tác động trực tiếp vào giờ lên lớp càng 
tốt, dự giờ dạy của giáo viên là biện pháp trực tiếp nhất, quan trọng nhất trong 
các biện pháp quản lý giờ lên lớp. Muốn quản lý được quá trình dạy học thông 
qua việc dự giờ, bản thân người phó hiệu trưởng cần:
 + Nắm vững lý luận dạy học nói chung và lý luận về bài học nói riêng;
 + Hiểu được bản chất cấu trúc - chức năng của giờ lên lớp;
 + Có kiến thức về phương pháp phân tích sư phạm.
 Để công tác dự giờ đạt kết quả, tôi đã tổ chức tốt công tác dự giờ và rút viên thảo luận những vấn đề mới và khó trong chương trình, thống nhất những 
vấn đề trọng tâm. Tổ trưởng chuyên môn dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh 
trong quá trình thực hiện chương trình, dự kiến biện pháp giải quyết theo khả 
năng của giáo viên, những điều kiện vật chất kĩ thuật nếu có. Tổ trưởng chuyên 
môn theo dõi việc thực hiện chương trình của tổ mình và báo cáo đầy đủ các 
thông tin theo yêu cầu của Ban giám hiệu. Tổ trưởng chuyên môn yêu cầu giáo 
viên nghiên cứu kĩ chương trình ở các khối lớp được phân công giảng dạy, 
đồng thời nghiên cứu thêm chương trình toàn cấp học để thấy được vị trí, yêu 
cầu về kiến thức mà tổ mình cần đạt. Trên cơ sở đó xác định những vấn đề cần 
tập trung rút kinh nghiệm cho bản thân hoặc cần thảo luận thêm trong tổ. 
 - Các hoạt động giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy có chất lượng tốt: Đầu 
năm học tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên trong tổ trao đổi những 
vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị cho giảng dạy để có định hướng chung 
thống nhất trong tổ sau đó tổng hợp và báo cáo cho Ban giám hiệu những việc 
cần phải làm của tổ trong cả năm học. Trên cơ sở những yêu cầu về việc chuẩn 
bị giờ lên lớp, tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên thảo luận kĩ những 
vấn đề cần thiết như:
 + Xác định rõ mục tiêu của chương trình và từng bài, có sự thống nhất 
trong tổ, nhóm chuyên môn;
 + Thảo luận kĩ nội dung chương trình để phát hiện những vấn đề khó khi 
giảng dạy, phân tích các phương pháp có thể vận dụng, nêu rõ những chỗ mạnh, 
chỗ yếu của mỗi phương pháp, xem xét khả năng của từng giáo viên trong việc 
vận dụng phương pháp, tuyệt đối không gò ép tất cả mọi giáo viên phải tuân 
theo một phương pháp duy nhất;
 + Tổ chức cho giáo viên trao đổi các tài liệu tham khảo;
 + Tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng dạy học, nghiên cứu sử dụng có
 hiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có của nhà trường. 
 Hàng tuần, tổ trưởng chuyên môn kiểm tra việc soạn bài của giáo viên 
trong buổi sinh hoạt chuyên môn (có báo cáo kết quả kiểm tra trong biên bản 
sinh hoạt tổ chuyên môn). Kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên cho tuần 
sau (nên kiểm tra vào thứ sáu để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết). Sau khi 
kiểm tra phải có nhận xét, góp ý một cách cụ thể giúp giáo viên rút kinh nghiệm 
soạn bài tốt hơn.
 - Các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên: thành các modul của chương trình tập huấn và bồi dưỡng giáo viên của Bộ 
GD&ĐT trên nền tảng tập huấn nhà xuất bản giáo dục tại địa 
chỉ: https://taphuan.csdl.edu.vn/. Để tham gia quá trình tự bồi dưỡng, mỗi giáo 
viên được cấp 01 tài khoản trên hệ thống LMS. Giáo viên tự đăng nhập tài 
khoản và mật khẩu để vào trang học tập cá nhân. Sau khi đăng nhập thành công 
vào hệ thống, giáo viên nghiên cứu các thông tin trên trang học tập. Giáo viên 
phải nghiên cứu kỹ từng nhiệm vụ cụ thể, điền đầy đủ các thông tin cá nhân. 
Lựa chọn môn học, điền các thông tin như: chức vụ, trình độ đào tạo, chuyên 
ngành, khối, chọn môn tham gia bồi dưỡng, ...
 - Bồi dưỡng tại trường: Thông qua các hình thức như: Hội thảo, thao 
giảng, chuyên đề, tự học, sinh hoạt chuyện môn định kỳ,...Trước hết, cần tạo 
ra một phong trào thi đua dạy tốt, nâng cao chất lượng giờ dạy, say mê với 
nghề nghiệp trong đội ngũ giáo viên. Không thể có những buổi sinh hoạt 
chuyên môn có chất lượng cao khi giáo viên chưa say sưa với giờ dạy trên lớp, 
chưa đầu tư vào kế hoạch bài dạy; nền nếp chuyên môn của trường lỏng lẻo. 
Hoạt động chuyên môn, nền nếp ổn định là cái nền để nâng cao chất lượng 
giảng dạy. Nhà trường đã mời tiến sĩ Lê Thị Thu Hương, trưởng khoa tiểu học 
trường đại học sư phạm Thái Nguyên triển khai phương pháp kỹ thuật dạy học 
phát huy năng lực, phẩm chất học sinh cho toàn thể cán bộ, giáo viên. Vì vậy, 
việc tìm các tình huống có vấn đề từ thực tế giảng dạy của giáo viên là nguồn 
“Nguyên liệu” dồi dào nhất để “thiết kế” những bài giảng có hiệu quả cao. Ví 
dụ như: Dạy học phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, phát huy tính 
tích cực của học sinh ở phần tìm hiểu bài; phần luyện đọc trong phân môn Tập 
đọc như thế nào? Dạy học phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, tổ chức 
trò chơi trong môn Toán ra sao? Thời lượng sử dụng hoạt cảnh ở môn Đạo đức 
là bao nhiêu? Cách khắc phục lỗi phát âm sai ở địa phương?... Qua các buổi 
dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, hội thảo sẽ định hướng cho mỗi giáo viên. Hoặc 
thảo luận chuyên đề, thi trình bày bảng lớp, thi đọc diễn cảm, hội thảo nâng 
cao chất lượng dạy học. Những nguồn “Nguyên liệu” đó do Ban giám hiệu 
định hướng cho giáo viên khai thác. 
 Tự bồi dưỡng thường xuyên của mỗi giáo viên là giải pháp có ý nghĩa 
quyết định trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ. Để tạo 
điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng, trước hết nhà trường cần phải cung cấp 
cho họ những tư liệu hỗ trợ cần thiết như mạng Internet, ti vi, máy chiếu, sách 
giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, Chuẩn kiến thức, kỹ năng của
các môn học, tạp chí giáo dục Tiểu học, ... có thể coi đây là những tài liệu cẩm 
nang của mỗi giáo viên. Không ngừng chăm lo sức khỏe, tạo điều kiện nâng 
cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên để họ yên tâm, phấn 
khởi, toàn tâm toàn ý chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Tăng cường công tác 
thanh tra, kiểm tra chuyên môn để nắm bắt kịp thời thực trạng chất lượng đội Hình ảnh: Tiết dạy minh họa phương pháp kỹ thuật dạy học phát huy 
 năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Hình ảnh: Tiết dạy minh họa phương pháp kỹ thuật dạy học phát huy 
 năng lực, phẩm chất cho học sinh. - Tổ chức học tập; 
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập, sử dụng và bảo vệ đồ dùng học tập;
 - Quy định khen thưởng, kỷ luật việc thực hiện nội quy học tập, việc theo 
dõi, kiểm tra, nhận xét tình hình thực hiện nội quy học tập của học sinh phải được 
tiến hành thường xuyên, chặt chẽ.
 5.2. Phát động phong trào thi đua học tập:
 Kết hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phát động các đợt thi 
đua theo chủ điểm với các nội dung thi đua cụ thể nhằm thu hút học sinh vào học 
tập và các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích. Thông qua các đợt thi đua mà nhà 
trường thường xuyên động viên tinh thần học tập của học sinh bằng hình thức khen 
thưởng. Động viên, khen thưởng đối với học sinh có ý nghĩa giáo dục cao, vì vậy 
cần đặt ra các tiêu chuẩn khen thưởng với nhiều mức độ và nhiều hình thức khen 
thưởng rộng rãi, tiến hành thường xuyên định kỳ tháng, học kỳ, cuối năm, khen ở 
lớp, ở trường, cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có 
thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những 
việc làm tốt, đồng thời cần hết sức chú ý nêu gương và xây dựng những gương điển 
hình vượt khó học tốt.
 5.3. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm:
 Vào đầu năm học, phó hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp tiến 
hành điều tra cơ bản về tình hình chất lượng học tập của học sinh, phân tích đánh 
giá tình hình học tập của lớp mình chủ nhiệm. Nội dung điều tra như sau:
 - Thái độ đối với việc học tập: Xem xét học sinh có ham muốn học tập tốt 
hay không; tình cảm biểu hiện khi học tập tốt hoặc khi chưa đạt yêu cầu; về xu 
hướng thực hiện các yêu cầu và chỉ dẫn của giáo viên (hưởng ứng - không hưởng 
ứng - phản đối).
 - Sự phát triển trí lực: Xem xét về sự chú ý, trí nhớ, tư duy, kỹ năng nêu 
được các nội dung chính trong bài học; về nhịp độ lĩnh hội các kiến thức, tính độc 
lập tư duy và vận dụng các kiến thức trong khi giải các bài tập (đây là nội dung 
quan trọng nhất để biết học sinh đó hiểu bài đến đâu mà từ đó có giải pháp khắc 
phục).
 - Các thói quen lao động học tập: Xem xét học sinh về mặt kỹ năng tổ chức 
hợp lý việc học tập ngoài giờ học trên lớp; có tự giác hay không việc tự học; về 
xu hướng khắc phục khó khăn trong học tập (khi có bài khó có cố gắng hoàn 
thành hay không).

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_li_qua_trinh_day.docx