Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn giáo viên tiểu học thuộc phòng GD và ĐT Thị xã Lai Châu

docx 27 trang skquanly 11/09/2024 570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn giáo viên tiểu học thuộc phòng GD và ĐT Thị xã Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn giáo viên tiểu học thuộc phòng GD và ĐT Thị xã Lai Châu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn giáo viên tiểu học thuộc phòng GD và ĐT Thị xã Lai Châu
 UBND THỊ XÃ LAI CHÂU
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN
 GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ LAI CHÂU
 TỈNH LAI CHÂU
 Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục Tiểu học.
 Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Thùy.
 Chức vụ: Cán bộ chuyên môn.
 Sinh hoạt chuyên môn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Lai Châu.
 Thị xã Lai Châu, tháng 4 năm 2013 hiện các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn giáo viên tiểu học 
thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Lai Châu.
 2. Đối tượng:
 Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn giáo viên Tiểu 
học.
 III. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng 
chuyên môn giáo viên các trường tiểu học thị xã Lai Châu - tỉnh Lai Châu phù hợp với 
sự phát triển chung của ngành và điều kiện của thị xã.
 IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
 - Phân loại được chất lượng giáo viên để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
 - Đề xuất được các giải pháp có tính tích cực, khả thi để nâng cao chất lượng 
chuyên môn của giáo viên trên địa bàn thị xã.
 - 100% giáo viên tiểu học được bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng định kì 
nhằm nâng cao trình độ nhận thức, năng lực chuyên môn.
 - 100% giáo viên Tiểu học được tiếp cận với khoa học công nghệ giáo dục, biết 
sử dụng máy vi tính, khai thác thông tin trên mạng để phục vụ hiệu quả cho việc tự học, 
tự bồi dưỡng.
 - Bước đầu biết thiết kế và thực hiện bài giảng bằng giáo án điện tử.
 PHẦN NỘI DUNG
 I. Cơ sở lý luận:
 Nghị quyết Hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng khoá VIII đã nêu “Giáo viên là 
nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có 
đủ đức, đủ tài”. Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành 
Chỉ thị 40 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí 
giáo dục, Chỉ thị nêu rõ xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là một 
nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực 
hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước, Chỉ thị cũng đã 
khẳng định mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục, bảo đảm đủ 
số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học. Các yêu cầu này được quy 
định rõ trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
 Bồi dưỡng và nâng cao trình độ, năng lực, chất lượng chuyên môn giáo viên Tiểu 
học là đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân giáo viên. Bên cạnh đó, đối với ngành 
Giáo dục nói chung và giáo viên Tiểu học nói riêng thì phẩm chất đạo đức bao giờ cũng 
là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản lý. Đặc điểm lao động sư phạm đòi 
hỏi đội ngũ giáo viên phải thường xuyên học tập, rèn luyện, tu dưỡng và tự bồi dưỡng. 
Nhu cầu phát triển là một trong những nhu cầu cơ bản của mỗi con người. Phấn đấu để 
được xét công nhận giáo viên dạy giỏi các cấp và được xét nâng ngạch giáo viên là 
những nhu cầu chính đáng của mỗi giáo viên mà các nhà quản lí cần khuyến khích và 
tạo điều kiện hỗ trợ họ.
 Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và đảm bảo chất lượng chuyên 
môn đối với đội ngũ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và giáo dục tại các trường Tiểu 
học, tôi dồn tâm huyết để thực hiện đề tài này.
 II. Thực trạng của vấn đề:
 1. Thực trạng chung:
 Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp 
hoá - hiện đại hoá, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có phần 
chưa đáp ứng với yêu cầu đối mới giáo dục và phát triển kinh tế xã hội, một số giáo viên 
vẫn dạy theo cách nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực 
sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học; cá biệt còn có nhà giáo thiếu gương mẫu 
trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh noi theo.
 Học sinh tiểu học do chưa có kinh nghiệm về cuộc sống nên các em chưa biết 
chọn lọc cái tốt, cái xấu trong xã hội. Giáo viên tiểu học là người có uy tín, là thần tượng 
đối với các em. Lời thầy cô có sức thuyết phục, cử chỉ của thầy cô là mẫu mực, nhân 
cách thầy cô là tấm gương đối với các em. Vì vậy, giáo viên tiểu học giữ vai trò quyết 
định sự phát triển đúng hướng của nhân cách học sinh.
 *Một số thuận lợi và khó khăn chung:
 - Thuận lợi:
 Bản thân đã có nhiều năm được phân công phụ trách chuyên môn Tiểu học, trực 
tiếp phụ trách công tác bồi dưỡng chất lượng đội ngũ, bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh 2. Thực trạng cụ thể:
 Tong số trường Tiểu học trên địa bàn thị xã: 07 trường. Tong số học sinh năm 
học 2012 -2013: 2623 học sinh.
 Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 238. Trong đó cán bộ quản lý: 17; 
Giáo viên: 176 (Giáo viên Tiểu học 136; GV Thể dục 11 (01 hợp đồng); GV Âm nhạc 
07; GV Mĩ thuật 07, GV Ngoại ngữ 08 (01 hợp đồng); GV-Tổng Phụ trách Đội 07).
 + Ưu điểm:
 Trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã đã dần khắc phục được 
tình trạng thiếu giáo viên tiểu học. Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp 
các ngành, giáo viên được đi học nâng cao trình độ, hiện tại đã có gần 80% giáo viên 
tiêu học đạt trình độ trên chuẩn.
 + Hạn chế:
 Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về số lượng đội ngũ giáo viên tiêu học có một 
số đặc điêm đặc thù về chất lượng. Trình độ đào tạo ban đầu và năng lực chuyên môn 
của đội ngũ giáo viên tiêu học có sự không đồng đều, mặc dù tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn 
100%.
 về năng lực chuyên môn giáo viên tiêu học ở các vùng miền khác nhau, thậm chí 
ngay trong cùng thị xã, cùng một trường cũng có sự không đồng đều. Các giáo viên 
được đào tạo ở nhiều trình độ, nhiều hình thức khác nhau, năng lực chuyên môn của họ 
cũng khác nhau. Đặc điêm trên cũng bộc lộ rõ khi giáo dục tiêu học hoàn thành pho cập 
chuyên sang nâng cao chất lượng.
 Nguyên nhân hạn chế:
 Nhận thức của một số giáo viên tiêu học chưa sâu, chưa thực sự tâm huyết trong 
việc thực hiện nhiệm vụ.
 Chưa có các biện pháp hữu hiệu trong quản lý chuyên môn từ cấp cơ sở, việc tổ 
chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên chưa có nhiều các hình 
thức thiết thực, thu hút giáo viên.
 Công tác thi đua khen thưởng đôi khi chưa được quan tâm đúng mức.
 Đê có những đánh giá cụ thê tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng giáo viên của 
các trường Tiêu học trên địa bàn Thị xã Lai Châu, kết quả như sau:
 *Số lượng, chất lượng giáo viên Tiểu học đầu năm học 2012-2013: gia các hoạt động.
 Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên: Lòng nhân ái, tình 
thương yêu con người là cái gốc của đạo lý làm người, với người giáo viên thì tình 
thương yêu đó là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa vì lý tưởng nhân văn là đặc trưng cơ bản 
của giáo dục. Tình thương yêu trẻ em là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và 
làm cho giáo viên có trách nhiệm cao hơn với sứ mạng cao cả của mình. Đối với giáo 
viên tiểu học, lòng yêu nghề, sự say mê nghề, sự kiên trì bền bỉ và ý chí khắc phục khó 
khăn trong việc học tập, rèn luyện, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục là biểu hiện 
của đạo đức cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp. Những phẩm chất trên không chỉ hình 
thành trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm mà là kết quả của một quá trình học tập, 
rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện trong suốt cuộc đời.
 Nâng cao nhận thức cho giáo viên là rất quan trọng.
 2. Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội
ngũ giáo viên tiểu học.
 Bồi dưỡng cho giáo viên nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản liên quan đến 
các môn học trong chương trình tiểu học để dạy được tất cả các khối lớp của tiểu học 
đáp ứng các yêu cầu của đối tượng học sinh. Bồi dưỡng các kiến thức nghiệp vụ sư 
phạm như tâm lý học sư phạm về lứa tuổi tiểu học và phương pháp dạy học ở Tiểu học. bạn bè và những người xung quanh.
 Tổ chức trò chơi dân gian
 Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng dạy học trên lớp, kỹ năng to 
chức quản lý giáo dục học sinh, kỹ năng giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp và cộng 
đồng, kỹ năng lập hồ sơ tài liệu giáo dục giảng dạy.
 Đa dạng hoá nội dung bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng năng lực sư phạm cho 
giáo viên là một nội dung cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên. Năng 
lực sư phạm bao gồm năng lực tổ chức quá trình dạy học và năng lực tổ chức quá trình 
giáo dục. Tri thức khoa học sâu rộng là nền tảng của năng lực sư phạm vì vậy cần tập 
trung bồi dưỡng những nội dung sau:
 - Bồi dưỡng năng lực thiết kế giáo án. Thường xuyên cung cấp cho giáo viên 
những điều chỉnh hoặc đổi mới nội dung phương pháp giáo dục. Hiện nay thị xã đã có 
gần 100% giáo viên soạn giáo án bằng máy vi tính nên rất thuận lợi cho việc lưu giữ, 
chỉnh sửa nội dung thiết kế giáo án để giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học 
sinh.
 - Bồi dưỡng năng lực to chức hoạt động tập thể, năng lực thuyết phục cảm hoá 
học sinh. Công tác chủ nhiệm lớp.
 - Bồi dưỡng kĩ năng xử lý các tình huống sư phạm thường xuyên cho giáo viên Dạy học theo mô hình trường học mới tại trường Tiểu học Kim Đồng.
 Đội ngũ giáo viên trong nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn, có 
tổ trưởng, tổ phó phụ trách tổ. Trong quá trình giáo dục và đào tạo, hoạt động dạy học 
là hoạt động trung tâm, đó là quá trình thống nhất giữa giáo viên và học sinh, ở đó dưới 
tác động của người thầy (tổ chức, điều khiển), trò tự giác tích cực nhằm thực hiện tốt 
các nhiệm vụ dạy và học.
 Toàn xã hội, ngành giáo dục, các bậc cha mẹ đều đặt niềm tin, niềm hy vọng vào 
các thầy cô giáo tiểu học trong việc dạy dỗ con em mình để hình thành nhân cách quan 
trọng đầu tiên cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Thầy giáo, cô giáo dạy 
tiểu học phải thật sự là “tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Vì thế, các thầy cô cần 
phải không ngừng học hỏi, tìm tòi phát hiện các phương pháp dạy học tích cực, hiệu 
quả để nâng cao dần chất lượng giáo dục qua từng năm học.
 Bên cạnh việc dạy học theo mô hình trường học mới, thị xã cũng là một trong 
hai đơn vị của Tỉnh được chọn thí điểm và thực hiện thành công việc dạy học theo 
phương pháp "Bàn tay nặn bột". Đây là một phương pháp dạy học tích cực, chú trọng 
đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng việc quan sát, tìm tòi nghiên cứu, điều 
tra, thực hiện thí nghiệm... để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra 
trong cuộc sống. đơn vị trường trên địa bàn Thị xã.
 Bản thân tôi đã chủ động đề xuất với lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo thường 
xuyên tổ chức các chuyên đề (cấp trường, cấp thị xã) để thống nhất phương pháp giảng 
dạy, giúp giáo viên tháo gỡ những vướng mắc trong chuyên môn, trong năm học 2012-
2013 đã chỉ đạo tổ chức 43 chuyên đề cấp trường, 09 chuyên đề cấp thị xã, trong đó 02 
chuyên đề đăng kí cấp tỉnh.
 Bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên theo cụm trường. hành công đoàn, Đoàn thanh niên là yếu tố đầu tiên quyết định sự đoàn kết trong tập thể 
sư phạm nhà trường. Mỗi thành viên sống trong tập thể có sự kết hợp hài hoà, nhân ái 
giữa mục tiêu chung và mục tiêu riêng. Giữa các giáo viên trong các tập thể nhà trường 
cần có mối quan hệ bình đẳng phối hợp mọi giáo viên cùng hợp tác, tương thân tương 
ái, khoan dung độ lượng.
 Xây dựng và phát huy truyền thống đoàn kết trong tập thể của các nhà trường, 
thường xuyên to chức giao lưu trao đoi kinh nghiệm giảng dạy.
 3.3. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng.
 Công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường có vai trò đặc biệt quan trọng, 
đây là nguồn động viên rất lớn đối với giáo viên và học sinh. Đẩy mạnh công tác thi đua 
khen thưởng, khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời chính xác đối tượng là góp 
phần thúc đẩy phong trào giáo dục và củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ.
 Khen thưởng giáo viên dạy giỏi cấp Thị xã (bậc Tiểu học).

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_li_nham_nang_cao.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn giáo viên tiểu họ.pdf