Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường tiểu học

docx 18 trang skquanly 11/09/2024 550
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường tiểu học
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu 
quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường tiểu học.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực quản lí giáo dục.
 3. Tình trạng và giải pháp đã biết:
 3.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.
 Trường Tiểu học xã Mường Mô đóng chân trên địa bàn xã Mường Mô - xã thuộc 
vùng 135, địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác không đều, điều kiện kinh tế nghèo nàn, 
lạc hậu, người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng nương rãy. Trường quản lí 11 điểm 
bản, trong đó có 7 điểm bản mở lớp học. Cơ sở vật chất phòng lớp học cơ bản đủ phục 
vụ cho việc dạy - học của nhà trường( 5 phòng học kiên cố, 11 phòng bán kiên cố, 8 
phòng học tạm). Năm học 2012 - 2013 nhà trường có 20 lớp học, với 286 học sinh, cơ 
bản đủ phòng học, bàn ghế, bảng chống lóa cho học sinh; có các phòng chức năng như 
phòng Hiệu trưởng, 1 phòng phó hiệu trưởng, 1 phòng Hội đồng( các phòng chức năng 
khác không có, không có phòng thư viên, thiết bị). Phòng thư viện - thiết bị tuy chưa có 
song nhà trường đã tận dụng nhà ở công vụ( chưa sử dụng đến) để làm phòng thư viện 
và phòng được bố trí gọn gàng, khoa học, ngăn nắp. Tuy số lượng và chất lượng chưa 
thực sự đầy đủ nhưng cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy - học của đơn vị.
 Tóm lại, tuy cơ sở vật chất của nhà trường còn nghèo nàn, chưa thực sự đáp ứng 
được những tiêu chuẩn của yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay nhưng khuôn viên 
và cảnh quan sư phạm nhà trường tương đối hợp lý, đảm bảo môi trường sư phạm “Xanh 
- Sạch - Đẹp”.
 Về đội ngũ CB, GV, NV của nhà trường trong năm học 2012- 2013 là 36 đồng 
chí( trong đó: BGH 3 đồng chí, GV 29 đồng chí, NV 4 đồng chí), có đủ giáo viên chuyên 
ngành thể dục, âm nhạc, mĩ thuật, tiếng Anh và Tổng phụ trách Đội, giáo viên đảm bảo 
tỉ lệ trên lớp theo quy định 1,5 giáo viên/lớp đối với 12 lớp dạy 2 buổi/ ngày và 1,2giáo 
viên/lớp đối với 8 lớp dạy thêm buổi/tuần. Hầu hết đội ngũ được đào tạo đúng chuyên 
ngành, có kinh nghiệm trong công tác quản lí và dạy học( hiệu trưởng làm công tác quản 
lí 6 năm; hiệu phó 3 năm; tuổi nghề của hiệu trưởng và hiệu phó 10 năm; giáo viên trung 
bình 13 năm trong nghề). Hàng năm tỉ lệ giáo viên giỏi cấp trường chiếm 50% trở lên, 7 
giáo viên giỏi cấp huyện, không có giáo viên yếu về chuyên môn.
 Về số lượng và chất lượng học sinh:
 * Số lượng học sinh
 BẢNG 3: SÔ LƯỢNG HỌC SINH
 STT Khối lớp Số lớp Số học sinh
 1 Khối 1 5 65 Do TBGD được cấp còn thiếu nhiều như vậy nên hàng năm nhà trường cũng có 
kế hoạch mua sắm thêm một số trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục trong 
nhà trường như tăng âm, loa máy, đầu video,... nhưng những thiết bị này chỉ phục vụ cho 
các hoạt động ngoại khoá, các buổi lễ, hội nghị là chủ yếu, chưa có tác dụng thiết thực 
đối với từng tiết dạy.
 Ngoài ra hàng năm nhà trường cũng đã tổ chức thi làm đồ dùng dạy học nhưng 
những đồ dùng do giáo viên tự làm cũng chỉ là những tranh vẽ đơn giản, bảng tính, các 
mẫu vật để giới thiệu, minh họa âm vần lớp 1, nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, chỉ đáp 
ứng được kiến thức của 1 tiết dạy nào đó, độ bền lại kém nên không thể sử dụng được 
lâu dài. Ở điểm lẻ do cách xa khu trung tâm khoảng ít nhất là 1,5km và xa nhất là 20km, 
không đảm bảo về an ninh nên TBGD không để tại lớp( nhiều phòng học tạm). Các giáo 
viên chủ nhiệm ở điểm lẻ, 1 tuần đến khu trung tâm 1 đến 2 lần để sinh hoạt chuyên môn 
và dự họp có rất ít thời gian xuống thư viện để mượn TBGD, còn các giáo viên dạy hát 
nhạc, mỹ thuật thì lại ngại mang TBGD từ khu trung tâm về điểm lẻ. Vì vậy các lớp ở 
điểm lẻ học sinh rất ít được học với TBGD, giáo viên dạy chay là chủ yếu.
 Tóm lại, việc trang bị TBGD của nhà trường chủ yếu dựa vào nguồn NSNN cấp 
phát, số lượng còn thiếu, không có các TBGD hiện đại nên giáo viên chưa có cơ hội được 
tiếp xúc với các thiết bị này vì thế không biết cách sử dụng. TBGD tự làm không đáng 
kể, giá trị sử dụng chưa cao do đó chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho việc dạy học 
trong giai đoạn hiện nay.
 * Thực trạng về sử dụng TBGD:
 Hiện nay nhà trường chủ yếu sử dụng các TBGD được cấp phát. Qua tìm hiểu 
thực trạng nhà trường thấy rằng:
 TBGD được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất là ở các môn Toán và Tiếng 
Việt lớp 1. Do học sinh lớp 1 còn nhỏ đòi hỏi giải thích kiến thức bằng trực quan là dễ 
hiểu nhất nên những bộ chữ học vần, bộ học toán, những tranh ảnh minh hoạ được sử 
dụng rất hiệu quả. Ngược lại, TBGD các môn TN- XH, môn thể dục, các môn nghệ thuật 
ít được sử dụng, thậm chí có những giáo viên trong suốt năm học không sử dụng các 
TBGD này lần nào.
 Ở các lớp 2,3,4 TBGD được sử dụng chủ yếu nhất là các bảng gài, bảng nỉ, bộ chữ 
dạy tập viết, bộ biểu diễn toán. Các bộ tranh đạo đức, TN - XH, mỹ thuật, thủ công, các 
bộ tranh dạy tập làm văn, tập đọc, kể chuyện,. rất ít được sử dụng.
 Các TBGD môn Hát nhạc, Mỹ thuật do giáo viên dạy các môn này là giáo viên 
chuyên biệt, các TBGD này không để ở tủ mỗi lớp học nên giáo viên rất ngại sử dụng. 
Giáo viên hát nhạc lên lớp chủ yếu sử dụng đàn ócgan nhỏ( dùng miệng thổi) nhà trường 
có sẵn còn các bộ dụng cụ học nhạc dân tộc, bộ kèn, thanh phách, mõ, song loan, trống 
hầu như ít sử dụng đến.
 Đặc biệt là các đĩa CD âm nhạc lớp 3, 4 , băng đĩa dạy các môn học lớp 1 hầu như 
không giáo viên nào sử dụng( vì không có thiết bị lắp điện lên trên lớp và nếu mua pin 
thì quá tốn kém).
 Như vậy, tình trạng dạy chay, học chay vẫn còn phổ biến, giáo viên vẫn quen với 
nếp cũ, lên lớp chủ yếu là thuyết trình, giảng giải, thầy đọc - trò chép, thầy giảng - trò nhiệm của giáo viên.
 Có thể nói, việc bảo quản TBGD ở Trường Tiểu học xã Mường Mô chưa được 
chú trọng đúng mức, tình trạng hư hỏng, thất thoát, lãng phí dẫn đến kém chất lượng và 
hiệu quả sử dụng còn xảy ra nhiều. Đây chính là vấn đề đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý 
và giáo viên, nhân viên nhà trường cần quan tâm chú ý.
 * Thực trạng về công tác quản lý TBGD:
 Hiệu trưởng nhà trường đã có sự quan tâm tới công tác TBGD, đã phân công đồng 
chí phó hiệu trưởng quản lý, theo dõi công tác thiết bị thư viện nhưng chưa có biện pháp 
giám sát chặt chẽ. Ban lãnh đạo nhà trường chưa chú ý TBGD để tại các phòng học giáo 
viên có sử dụng hay không , TBGD để ở thư viện tuy có sổ theo dõi mượn, trả nhưng 
ban giám hiệu cũng chưa thống kê xem giáo viên nào thường xuyên mượn TBGD, giáo 
viên nào ít mượn.
 Các đồng chí trong ban lãnh đạo nhà trường cũng đã chú ý nhắc nhở, động viên 
giáo viên sử dụng TBGD trong quá trình dạy học, giúp giờ học thêm sinh động hấp dẫn, 
nâng cao chất lượng giáo dục nhưng việc làm này chưa được tiến hành thường xuyên, 
đôi khi mới chỉ là “ đánh trống, bỏ dùi”.
 Chưa đưa việc sử dụng TBGD thành tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên, chưa có 
những hình thức thi đua khen thưởng thích đáng để giáo viên tích cực sử dụng TBGD. 
Vì vậy, việc sử dụng TBGD chưa thực sự trở thành nền nếp. Mặt khác việc dạy chay đã 
gần như là truyền thống, là lối mòn khó phá bỏ, giáo viên rất ngại sử dụng TBGD khi 
lên lớp mà người quản lý lại ít quan tâm đến việc tìm hiểu lý do, tâm lý giáo viên nên 
TBGD chưa được sử dụng đúng với vai trò, chức năng của nó.
 Hàng năm nhà trường đã có kế hoạch đầu tư trang bị CSVC và TBGD nhưng chủ 
yếu chỉ là kế hoạch về xây dựng CSVC còn TBGD đa số vẫn trông chờ việc cấp phát từ 
trên. Nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể về trang bị, bảo quản và sử dụng TBGD. Chưa 
chú ý đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên làm công tác thiết bị và 
bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên trực tiếp giảng dạy.
 Nói chung, công tác TBGD ở nhà trường đã được quan tâm song chưa đúng mức, 
chưa đáp ứng được sự phát triển của nhà trường và yêu cầu của sự đổi mới trong giai 
đoạn hiện nay.
 3.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
 Công tác TBGD của Trường Tiểu học xã Mường Mô còn một số bất cập, hạn chế 
như trên có thể nói một phần là do điều kiện khách quan nhưng phần lớn vẫn là do những 
nguyên nhân chủ quan từ phía nhà trường. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan 
có thể được kể đến như sau:
 * Nguyên nhân khách quan:
 Để đáp ứng yêu cầu của sự đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước 
ta cần có nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục lớn hơn rất nhiều song do nguồn ngân 
sách còn hạn hẹp nên Nhà nước không đủ kinh phí để có thể trang bị đồng bộ TBGD cho 
tất cả các trường học trên cả nước.
 Trong hoàn cảnh chung của đất nước như vậy, CSVC và TBGD của các nhà 
trường phụ thuộc vào ngân sách của các địa phương là chủ yếu. Với xã Mường Mô, là 4.2. Nội dung của sáng kiến:
 Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD, 
tôi nhận thấy rằng TBGD chịu sự chi phối của nội dung và phương pháp dạy học. Nội 
dung dạy học quy định những đặc điểm cơ bản của TBGD bởi lẽ TBGD phải tính đến 
một cách toàn diện các đặc điểm của nội dung, chương trình. Mỗi TBGD phải được cân 
nhắc, lựa chọn để đáp ứng được nội dung, chương trình, đồng thời cũng phải thoả mãn 
các yêu cầu về khoa học sư phạm , kinh tế, thẩm mỹ và an toàn cho giáo viên và học sinh 
khi sử dụng nhằm đạt kết quả mong muốn.
 Như vậy công tác quản lý TBGD càng khó khăn, nặng nề hơn trong thời kì công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi người hiệu trưởng nhà trường phải nắm chắc 
lý luận về TBGD, có quyết tâm cao chỉ đạo việc trang bị, sử dụng và bảo quản TBGD 
bằng những biện pháp phù hợp thì mới đem lại hiệu quả cao. Là một hiệu trưởng nhà 
trường khi đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm 
nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD ở trường tiểu học”, tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp 
quản lý của người hiệu trưởng với công tác này ở Trường Tiểu học xã Mường Mô, huyện 
Nậm Nhùn như sau:
 4.2.1.Tăng cường đầu tư trang bị TBGD:
 Với điều kiện CSVC của địa phương và nhà trường trong giai đoạn hiện nay, để 
nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế của nhà trường trong xã hội thì nhà trường không thể 
chỉ trông chờ vào các TBGD được cấp phát mà cần có kế hoạch đầu tư mua sắm những 
trang thiết bị, những phương tiện kĩ thuật dạy học, cần phải xây dựng một hệ thống 
TBGD tương xứng với với tầm phát triển của nhà trường và với yêu cầu của công tác 
dạy học trong giai đoạn hiện nay.
 * Xây dựng kế hoạch trang bị TBGD:
 Để đạt được một hệ thống TBGD hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của công tác giảng 
dạy là một việc làm tốn kém và lâu dài, nhà trường cần phải tập trung trí tuệ, công sức 
của nhiều người để xây dựng kế hoạch dài hạn trong khoảng 5 - 10 năm mới có thể hoàn 
chỉnh được. Kế hoạch về công tác TBGD cần được xây dựng lồng trong bản kế hoạch 
chung của nhà trường trong từng năm học, phải đưa thành mục tiêu phấn đấu cần hoàn 
thành trong chỉ tiêu năm học.
 Nói chung, người quản lý phải nắm được tình hình và thông tin có liên quan, 
những thuận lợi, khó khăn phục vụ cho việc lập và thực hiện kế hoạch. Kế hoạch phải 
nêu ra được hàng loạt các tình huống, các vấn đề và tìm cách giải quyết các vấn đề đó 
trong bối cảnh thực tế của trường bằng một mô hình các biện pháp khả thi.
 Với những yêu cầu và xu thế phát triển của thời đại hiện nay, trong điều kiện thực 
tế của trường tiểu học Mường Mô, hiệu trưởng nhà trường có thể tiến hành xây dựng kế 
hoạch trang bị TBGD theo các bước như sau:
 Cuối năm học hiệu trưởng cần chỉ đạo ban lãnh đạo nhà trường cùng cán bộ phụ 
trách thiết bị thư viện rà soát, kiểm kê lại số lượng, đánh giá chất lượng của từng loại 
TBGD nhà trường hiện có. Sau đó thăm dò ý kiến của giáo viên, học sinh, hội cha mẹ 
học sinh, ý kiến của chính quyền địa phương về việc trang bị các thiết bị cần thiết cho 
hoạt động dạy học của nhà trường. Nhà trường cần dần từng bước đầu tư trang bị từ cơ 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_li_cua_hieu_truo.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết.pdf