Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo Xây dựng Thư viện Xuất sắc ở trường Tiểu học

doc 18 trang skquanly 02/08/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo Xây dựng Thư viện Xuất sắc ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo Xây dựng Thư viện Xuất sắc ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo Xây dựng Thư viện Xuất sắc ở trường Tiểu học
 1
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề Tài:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG THƯ VIỆN XUẤT 
 SẮC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”
 Lĩnh vực : Thư Viện
 Cấp học : Tiểu học
 Tên tác giả : Kiều Đức Quang
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Chu Minh
 Chức vụ : Hiệu trưởng
 3
 2. Mục đích nghiên cứu
 Hướng dẫn cho học sinh và giáo viên biết sử dụng sách tham khảo, sách giáo 
khoa, sách nghiệp vụ, các loại báo trong thư viện. Từ thực tế, thư viện có nhiều sách 
báo, giáo viên và học sinh ham mê đọc sách, góp phần quyết định chất lượng và 
nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen 
tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng 
tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường. Thư viện còn 
giúp các em xây dựng được phương pháp học tập, và phong cách làm việc khoa học. 
Việc bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học. Hướng dẫn các em biết 
cách nghiên cứu sách báo và lựa chọn tài liệu, biết sử dụng kho sách. Các nội dung 
trong đề tài đã được áp dụng vào thực tế trong hoạt động thư viện của trường tôi và 
đã đạt được những hiệu quả tích cực góp phần không nhỏ trong toàn bộ nội dung 
hoạt động của thư viện để xây dựng thư viện đạt thư viện Xuất sắc.
 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
 3.1.Khách thể nghiên cứu: Hoạt động thư viện trong trường Tiểu học.
 3.2.Đối tượng nghiên cứu: xây dựng các hoạt động thư viện trường Tiểu học tiến 
tới xây dựng thư viện Xuất sắc thông qua công tác quản lí.
 4. Phạm vi nghiên cứu
 Công tác Thư Viện trường Tiểu học nơi tôi đang công tác.
 Thời gian: Từ tháng 8/2019 
 Nội dung: Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo Xây dựng Thư viện Xuất sắc ở 
trường Tiểu học
 5. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các nhóm phương pháp 
nghiên cứu sau đây:
 - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm thu thập các thông tin có liên 
quan đến đề tài nghiên cứu.
 - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm điều tra thực trạng công tác 
thư viện trong trường Tiểu học để phát hiện những vấn đề cần nghiên cứu, cần tìm ra 
giải pháp.
 - Nhóm các phương pháp phân tích thống kê nhằm xử lí những số liệu thu được 
từ thử nghiệm sư phạm. 5
tác này, hoặc quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến hiệu quả công tác thư viện chưa đạt hiệu 
quả cao.
 Thực tế hiện nay, một số thư viện hầu như chưa thực sự tổ chức có hiệu quả 
các hoạt động, chủ yếu mới dừng lại ở việc cho GV, HS mượn sách theo nhu cầu, 
chưa thu hút được bạn đọc. Đặc biệt, cơ sở vật chất của thư viện chưa đảm bảo, 
phòng đọc, kho sách có diện tích hẹp, vốn tài liệu còn ít, chưa phong phú về chủng 
loại và số lượng. Nhiều thư viện không tổ chức được các hoạt động tuyên truyền giới 
thiệu sách, không có các hình thức thư viện xanh, hoạt động tặng sách, để phục vụ 
bạn đọc tại chỗ nên không lôi cuốn được HS và GV tham gia vào các hoạt động của 
thư viện.
 Làm cách nào để thư viện xứng đáng là trái tim của nhà trường? Và cần có 
những giải pháp nào để xây dựng thư viện trường từ thư viện đạt chuẩn nhanh chóng 
trở thành thư viện xuất sắc? Cùng với những trải nghiệm trong những năm làm công 
tác quản lý giáo dục và với trách nhiệm công tác được giao, tôi luôn nỗ lực cố gắng, 
mạnh dạn đổi mới, chủ động tổ chức nhiều hoạt động giáo dục, huy động nguồn lực 
với mong muốn quyết tâm xây dựng thư viện nhà trường đạt danh hiệu Thư viện 
xuất sắc.
 Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài "Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo Xây dựng 
Thư viện Xuất sắc ở trường Tiểu học”. 
 Với những giải pháp áp dụng vào thực tiễn, tôi đạt được thành quả rất khả quan, 
thư viện nhà trường đã đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội công 
nhận danh hiệu “Thư viện Xuất sắc” năm học 2020-2021.
 Với mong muốn được sẻ chia những giải pháp đã được trải nghiệm thực tiễn 
có tính khả thi. Tôi xin được trình bày các giải pháp đã áp dụng với mong muốn 
nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và Hội đồng khoa học các cấp 
giúp cho công tác quản lý của tôi ngày một hiệu quả hơn, góp phần đưa chất lượng 
giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên vững mạnh.
 3. Vai trò của thư viện trong trường Tiểu học
 - Thư viện trường học có vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng . 
Mà hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong trường phổ thông là giảng dạy 
và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách báo. Sách báo chỉ có 
thể được quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trên cơ sở tổ chức 
tốt công tác thư viện. Vì vậy tổ chức hoạt động thư viện nhằm thoả mãn nhu cầu về 
sách, báo cho giáo viên và học sinh là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được. 
Hoạt động của thư viện phải gắn liền với chương trình, nội dung học tập của từng 
loại trường, đồng thời gắn liền với nội dung đào tạo con người mới – Con người toàn 
diện theo mục tiêu của cấp học, bậc học.Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, 
báo, thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất 7
biệt là phòng đọc của GV và HS, bên cạnh đó là phòng kho chứa tài liệu và hệ thống 
tủ, giá, kệ đựng sách báo, tài liệu và phòng máy để xây dựng Thư viện điện tử. Xác 
định rõ vấn đề đó nên nhà trường đã huy động mọi nguồn vốn để đầu tư xây dựng 
phòng đọc và hệ thống tủ, giá cho thư viện. 
 Để có được nguồn kinh phí cho Thư viện, chúng tôi đã huy động nhiều 
nguồn vốn khác nhau. Trước hết, nhà trường trích nguồn kinh phí từ ngân sách 
nhà nước để đầu tư cho việc xây dựng Thư viện. Ngoài ra, nhà trường còn thực 
hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành 
đoàn thể trong địa phương, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh và sự ủng hộ của 
cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường. Cán bộ giáo viên nhà trường cũng tình 
nguyện ủng hộ mỗi người 01 ngày lương để nhà trường xây dựng thư viện xuất 
sắc. Mỗi bạn học sinh ủng hộ ít nhất một cuốn truyện. Có được sự đồng thuận và 
sự ủng hộ của cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh, nhà trường đã hoàn thiện 
được hệ thống phòng đọc và hệ thống tủ giá, đủ số lượng sách báo theo qui định 
đảm bảo yêu cầu của Thư viện xuất sắc.
 Trong việc xây dựng phòng đọc, chúng tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và nghiên 
cứu để tìm ra giải pháp tối ưu nhất, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và thân thiện. Do 
vậy chúng tôi đã sáng tạo trong việc xây dựng phòng đọc của HS. Chúng tôi chọn 
phòng đọc của HS ở tầng 1. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn như vậy là để thuận tiện cho 
giáo viên và HS dẽ dàng tiếp cận được với thư viện. Ngoài hai phòng thư viện, 
chúng tôi đã tận dụng khu vườn hoa ngay cạnh hành lang phòng thư viện để làm 
tăng diện tích phòng đọc. Như vậy, tổng diện tích phòng đọc cuả học sinh từ 70 
m2 đã tăng lên rất nhiều. Phần diện tích hành lang này đủ chỗ cho các nhóm HS 
đọc sách và có nhu cầu giải trí, thư giãn trong các giờ ra chơi. Hệ thống sách báo, 
tài liệu, truyện thiếu nhi, truyện cười, truyện dân gian  được sắp xếp trên các 
giá sách trong thư viện giúp HS thuận lợi trong việc đọc sách.
 Dưới đây là hình ảnh thư viện xanh được sử dụng làm tăng diện tích phòng đọc 
cho HS :
 ( Hình ảnh: Thư viện xanh) 9
hay” phong trào phát động trong toàn trường giáo viên và học sinh cùng tham 
gia. Để phong trào được tập trung và chất lượng sách quyên góp đảm bảo chất 
lượng, số lượng, chúng tôi chỉ đạo đồng chí tổng phụ trách phối hợp với cán bộ 
thư viện soạn thảo bảng thông báo và có quy định cụ thể.
 Để động viên phong trào, chúng tôi có khen thưởng kịp thời những lớp, cá 
nhân làm tốt.
 Năm học 2020- 2021, nhà trường đã nhận được tổng số gần 400 đầu sách tài 
trợ, và một số hiện vật khác ủng hộ từ 02 cá nhân và tập thể cụ thể: 
 + Một là bà Đinh Thị Dung - Công ty cổ phần truyền thông và Thiết bị giáo 
dục Hà Nội (100 quyển sách tham khảo các loại).
 + Hai là Tổ chức THE UP PROJEC - trao tặng: 265 quyển truyện. Một tivi 
42 inch, 2 giá sách. Trong đó có các cuốn sách có giá trị và hiếm, như: “Nhật kí 
Đặng Thùy Trâm”, “Mãi mãi tuổi 20”, các cuốn sách về biển đảo Việt Nam, 
những đầu sách song ngữ..... 
 (Hình ảnh: Bạn trưởng nhóm của dự án The Up Project 
 tặng quà cho thư viện)
 3. Biện pháp thứ ba: Chỉ đạo Cán bộ Thư viện sắp xếp bố trí các tủ, 
giá và các góc Thư viện một cách phù hợp và hiệu quả.
 Để Thư viện nhà trường hoạt động hiệu quả, thu hút được bạn đọc và phục 
vụ bạn đọc được tốt nhất và hiệu quả nhất, thì việc sắp xếp, bố trí các tủ, giá và 
phân bố các góc thư viện làm sao cho phù hợp, đẹp mắt, dễ tìm, dễ thấy, thuận 
lợi ... là rất cần thiết. Cùng là danh mục sách tham khảo, nếu không biết cách 
phân chia theo môn loại hợp lí mà xếp chung vào một tủ thì bạn đọc sẽ rất khó 
tìm, cán bộ thư viện cũng sẽ khó quản lí. Do vậy, chúng tôi đã chỉ đạo cán bộ 
thư viện vào sổ đăng kí cá biệt chia nhỏ theo môn loại và sắp xếp tài liệu trên tủ 
giá theo từng nội dung.
 Đối với các sách tham khảo, sách nghiệp vụ, sách giáo khoa chúng tôi chỉ 
đạo thủ thư tiến hành xử lý nghiệp vụ theo quy định của công tác nghiệp vụ thư 11
động có phong phú đa dạng hay không phụ thuộc rất nhiều vào vai trò chỉ đạo 
của hiệu trưởng và sự năng động sáng tạo của nhân viên thư viện.
 (Hoạt động: Hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời, ngày hội đọc sách)
 Hoạt động “ Trao sách gửi yêu thương”, với những phần giao lưu giới thiệu 
sách cũng được thư viện trường Tiểu học Chu Minh tổ chức vào tháng 01/2021. 
Đây là một hoạt động có ý nghĩa và rất thiết thực. Mỗi cuốn sách là một tấm 
lòng cũng là mong muốn các thầy cô giáo và các anh chị học sinh trường THCS 
Chu Minh sẽ tìm đọc, áp dụng những điều hay lẽ phải trong sách để không 
ngừng vươn lên, từ đó làm cho cuộc sống của mình thân ái và tốt đẹp hơn.
 ( Hoạt động: Giao lưu giới thiệu sách và tặng sách 
 với trường THCS Chu Minh)
 Sẽ là thiếu sót nếu như trong công tác xây dựng thư viện xuất sắc chúng ta 
không kể đến vai trò của việc tự học, tự nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của 
các trường đi trước. Những cách xây dựng và phát triển thư viện của trường 
Đoàn Thị Điểm - Hà Nội đã được họ thực hiện và chia sẻ. 13
 (Hoạt động: Hs Hoàng Thị Yến Hường lớp 5A2 
 tham gia thi kể chuyện theo sách)
 6. Biện pháp thứ sáu: Xây dựng hệ thống Cộng tác viên thư viện.
 Ngay từ đầu năm học tổ thư viện trường học được thành lập do đồng chí 
hiệu phó làm tổ trưởng, bí thư chi đoàn, ban phụ trách đội cùng với các đồng chí 
giáo viên chủ nhiệm, và một số em HS lớp 4, 5 làm cộng tác viên. Năm học vừa 
qua chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi TTGT sách rất thành công, tổ chức cuộc thi 
với các hình thức đa dạng phong phú như thi kể chuyện theo sách, đố vui đọc 
sách, theo chủ đề "Thiếu niên vui khoẻ - tiến bước lên đoàn"...
 Một trong những hội thi có ý nghĩa đó là thư viện tổ chức cuộc thi kể 
chuyện theo sách, làm chuyên đề giới thiệu sách mới theo chủ đề. Chuyên đề 
này đã thu hút được toàn thể giáo viên của nhiều trường về dự để tham quan và 
học hỏi, góp phần không nhỏ vào các hoạt động của thư viện trong toàn huyện. 
Đối với học sinh thì đây là một chuyên đề mang đầy ý nghĩa giáo dục.
 Ngoài việc giúp cán bộ thư viện làm chuyên đề, tổ thư viện còn tuyên truyền 
 sách một cách thật tích cực. Tổ thư viện đọc trước những cuốn sách mới, sau đó 
tuyên truyền cho các bạn đọc khác. Hàng tuần vào thứ 3 các em trong tổ thư 
viện lên mượn sách mang về tận lớp cho các bạn đọc. Làm như vậy lượng sách 
được luân chuyển nhiều hơn, số bạn đọc được nhân lên rất đông. Hơn nữa tổ 
công tác thư viện còn là nơi tư vấn tin cậy cho bạn đọc mỗi khi mượn đọc sách, 
cho cán bộ thư viện mỗi khi bổ sung sách mới. Đây là công việc không đơn giản 
chút nào vì nó luôn đòi hỏi ở người cán bộ thư viện không ngừng nâng cao 
chuyên môn nghiệp vụ của mình, cũng như cập nhật những tin tức hàng ngày. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_li_chi_dao_xay_d.doc