Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học

doc 10 trang skquanly 29/04/2025 531
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học
 Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ỏ trường tiểu học
 PHẦN I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lí luận
 Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn 
tại và phát triển của nhà trường. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơi 
thực thi nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh. Một nhà trường chỉ có thể thay 
đổi bằng chính nội lực của mình. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát 
triển chính là mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và 
sự nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân.
 Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, 
nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn 
trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên 
môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, 
thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang 
tính thức tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra 
những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, 
từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Sinh hoạt chuyên 
môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 
Tiểu học. Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Đó chính là những 
vấn đề xoay quanh câu hỏi “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất 
lượng học tập của học sinh?”.
 Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt 
được mục tiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa 
học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí khả thi nhất phù hợp điều kiện thực 
tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm của nhà 
trường.
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1 Thực trạng chung
 Thực tiễn cho thấy, trường nào mà công tác quản lí, chỉ đạo sinh hoạt tổ 
chuyên môn có hiệu quả thì sinh hoạt của tổ chuyên môn có nền nếp, nội dung 
sinh hoạt bám sát yêu cầu, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình, sách giáo 
khoa và nhiệm vụ năm học, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình 
thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên, phong trào thi đua dạy và học tốt, 
chất lượng học tập của học sinh từng bước được nâng lên. Ngược lại, trường nào 
công tác quản lí thiếu khoa học, buông lỏng quản lí việc sinh hoạt tổ chuyên 
môn thì việc sinh hoạt tổ chuyên môn không đảm bảo thời gian, thời lượng, nội 
dung sơ sài, không thu hút được giáo viên, nền nếp và chất lượng ở trường đó 
không cao.
 Một giáo viên tiểu học nhất là giáo viên văn hoá làm công tác chủ nhiệm 
và dạy các môn của một lớp rất bận. Mỗi tuần dạy 8 buổi, soạn bài, chấm bài, 
chuẩn bị phương tiện thiết bị dạy học và làm công tác chủ nhiệm và các công 
việc khác chiếm rất nhiều thời gian. Làm thế nào để giáo viên hào hứng tham 
gia sinh hoạt tổ chuyên môn là cả một vấn đề cần quan tâm của công tác quản lí 
chuyên môn trong nhà trường, đòi hỏi phải có sự quản lí chặt chẽ về mặt thời 
 3 Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ỏ trường tiểu học
 PHẦN II
 NỘI DUNG, MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO
 VIỆC SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
 1. Chỉ đạo tổ trưởng xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn
 Kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch 
năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Khi xây 
dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo 
viên, điều kiện về cơ sở vật chất và thực tiễn học sinh trong tổ. Trong kế hoạch 
tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một phần quan trọng. 
Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ 
sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc nảy sinh như tăng cường biện pháp 
bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu sau mỗi lần kiểm tra định kì; dạy 
học theo nhóm đối tượng học sinh, theo nhóm sở thích; những vấn đề giáo viên 
chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy đặc biệt quan tâm 
đến những giáo viên mới ra trường hoặc năng lực chuyên môn còn hạn chế. 
 Năm học này, tôi chỉ đạo tập trung vào vấn đề thực hiện các nội dung của 
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; dạy học 
theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học; ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy 
học; dạy học hòa nhập đối với học sinh khuyết tật; bồi dưỡng về kiến thức, kĩ 
năng cho giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quyết định 
14/ 2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/5/2007. Tôi chỉ đạo tổ trưởng nghiên cứu về 
về giáo viên của tổ, những giáo viên nào năm trước đã ở tổ và năm nay mới bổ 
sung, đặc điểm của mỗi giáo viên đó, nghiên cứu hồ sơ năm trước tổ đã làm 
được những chuyên đề gì, chuyên đề nào đã áp dụng thành công, chuyên đề nào 
cần tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh, cần tổ chức mới những chuyên đề nào 
 2. Bồi dưỡng cho tổ trưởng
 Tổ trưởng chuyên môn thường là những giáo viên có phẩm chất đạo đức 
tốt, có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt, được hiệu trưởng tin tưởng, giáo 
viên tin cậy nhưng lại chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí như hiệu 
trưởng hay phó hiệu trưởng. Vì vậy tôi quan tâm đến bồi dưỡng năng lực tổ 
chức, chỉ đạo chuyên môn trong tổ. Đó là các kiến thức, kĩ năng xây dựng và tổ 
chức thực hiện kế hoạch tổ theo năm học, tháng, tuần; bồi dưỡng về nghiệp vụ 
kiểm tra nội bộ: kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình, thời khóa 
biểu của các thành viên trong tổ; kiểm tra hiệu quả giáo dục của các thành viên 
trong tổ; kiểm tra việc sử dụng sách, thiết bị dạy học của các thành viên trong tổ; 
tham gia kiểm tra toàn diện giáo viên theo sự điều động của hiệu trưởng nhà 
trường.
 Bồi dưỡng cho tổ trưởng kĩ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề 
nghiệp giáo viên Tiểu học.
 Bồi dưỡng những kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên 
môn cho cả năm học, cho từng buổi cụ thể. Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều 
hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong 
tổ; một số kĩ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kì, 
 5 Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ỏ trường tiểu học
 Mô hình 1. Thảo luận để nắm vững và vận dụng vào thực tiễn công tác 
những văn bản chỉ đạo như công văn 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 về 
đổi mới công tác quản lí, phân quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm cho hiệu 
trưởng và giáo viên; chỉ đạo điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp với 
đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản theo quy 
định; Quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 về Chương trình giáo 
dục phổ thông cấp Tiểu học; công văn 10398/BGD&ĐT-GDTH ngày 28/9/2007 
về việc hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho đối 
tượng học sinh giỏi ở Tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thảo luận, tìm biện 
pháp có hiệu quả để phụ đạo học sinh yếu hoàn thành kiến thức, kĩ năng cơ bản, 
sử dụng thiết bị dạy học, thiết kế phiếu học tập, cách hình thành động cơ học tập 
cho học sinh
 Mô hình 2. Cả tổ chuyên môn dự giờ 1 tiết, rút kinh nghiệm một cách tỉ 
mỉ, cụ thể từ lí luận phương pháp dạy học đến điều kiện trang thiết bị dạy học, 
tình hình thực tế của học sinh trong tổ. Thời gian còn lại bồi dưỡng kiến thức 
lịch sử, văn hóa cho giáo viên.
 Mô hình 3. Nghiên cứu, thảo luận 2- 4 tiết dạy khó trong 2 tuần kế tiếp.
 Mô hình 4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Nội dung này là 
một phần trong kế hoạch thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học 
thân thiện, học sinh tích cực" và thực hiện nhiệm vụ năm học "Đẩy mạnh ứng 
dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học". Căn cứ tình hình thực tế, tôi 
chỉ đạo làm từ bước khởi điểm, đó là bồi dưỡng cho giáo viên đã biết soạn thảo 
văn bản tập soạn giáo án điện tử, khi đã tương đối thành thạo tôi chỉ đạo thảo 
luận, trao đổi kĩ thuật làm sao cho nhanh, dễ sử dụng, tiếp đó đến sử dụng các 
phần mềm khác như Violet để tạo bài trình chiếu hoặc các bài trắc nghiệm, các 
trò chơi học tập, khai thác mạng tìm tư liệu và hướng dẫn giáo viên tổ chức 
cho học sinh tham gia giải toán trên mạng, trang 
 Mô hình 5. Đánh giá mức độ nắm kiến thức, kĩ năng môn đánh giá bằng 
điểm số sau mỗi kì kiểm tra định kì. Tôi chỉ đạo các tổ và giáo viên thống kê 
từng kiến thức, kĩ năng một ở mức độ học sinh đạt được, từ đó bàn biện pháp 
tăng cường bồi dưỡng, giúp đỡ để học sinh tiến bộ.
 Mô hình 6. Tổ chức chuyên đề
 Chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu sâu cả về lí luận và 
thực tiễn, được xem xét toàn diện và thực hiện trong một thời gian tương đối 
dài, các biện pháp đưa ra phải được kiểm chứng trước khi báo cáo và áp dụng. 
Chuyên đề thương xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác như dạy học theo 
chuẩn kiến thức kĩ năng, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, dạy học 
theo nhóm đối tượng học sinh Chuyên đề phải có báo cáo bằng văn bản, có 
thể được dạy minh hoạn tùy theo nội dung. Các chuyên đề dự định làm trong 
năm học phải được xây dựng, dự kiến từ đầu năm học, phân công người thực 
hiện. Báo cáo chuyên đề phải được phô-tô-cop-py gửi đến các thành viên tham 
gia trước 3- 5 ngày để nghiên cứu trước.
 Cách tiến hành buổi sinh hoạt chuyên đề:
 - Tổ trưởng tập trung các thành viên tham dự, nêu mục đích, nội dung 
buổi sinh hoạt.
 7 Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ỏ trường tiểu học
 a) Giáo viên đã xác định đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng cho học sinh 
chưa?
 b) Giờ dạy đã đảm bảo tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, đối 
với học sinh yếu đã hướng dẫn quan sát, phân tích các hiện tượng chính tả tỉ mỉ 
chưa, đã quan tâm sửa ngọng nhất là ngọng l/n chưa, đã giúp học sinh củng cố 
nghĩa từ chưa?
 c) Đọc chính tả cho học sinh viết đã đúng kĩ thuật chưa? Học sinh có nghe 
rõ không?
 d) Hướng dẫn làm bài tập có đảm bảo các phương pháp dạy học Tiếng 
Việt chưa, có sáng tạo không, sáng tạo ở chỗ nào?
 e) Kết quả học sinh viết chính tả như thế nào? Có bao nhiêu học sinh viết 
không sai hoặc sai 1 lỗi, sai 2- 3 lỗi, sai 4-5 lỗi, sai nhiều hơn 5 lỗi là bao nhiêu?
 g) Sau khi viết bài, giáo viên có cho học sinh soát lỗi không? Học sinh 
phát hiện ra lỗi ở mức độ như thế nào?
 h) Học sinh khá giỏi được phát triển ở mức độ như thế nào, đã giúp học 
sinh phát triển khả năng tư duy: phân tích, so sánh, liên tưởng chưa và thực hiện 
ở mức độ như thế nào?
 Phần thứ hai: Làm việc theo nhóm. Các giáo viên cùng khối nghiên cứu, 
thảo luận dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với phân môn Tập đọc, Luyện từ 
và câu, Tập làm văn
 5. Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn và đánh giá sinh hoạt tổ 
chuyên môn hàng tháng, hàng kì
 Mỗi tháng tôi tham gia sinh hoạt cùng một tổ chuyên môn một lần. Khi 
tham gia sinh hoạt tôi đóng vai trò là thành viên chứ không phải cán bộ quản lí 
đến giám sát để tạo không khí bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh 
hoạt, không áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến của người khác, lắng 
nghe ý kiến của mọi thành viên với thái độ trân trọng. Tôi cũng nhận một phần 
việc như chuẩn bị tài liệu, báo cáo, phân tích hoặc làm rõ một số điểm mới đối 
với những văn bản chỉ đạo hoặc những thuật ngữ khó hiểu, hỗ trợ giáo viên khi 
cần thiết. Trong quá trình dự sinh hoạt, tôi ghi chép các nội dung chính, hoặc 
những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc.
 Từ những thông tin thu thập được sau mỗi lần dự sinh hoạt cùng các tổ, 
tôi chỉ đạo, góp ý cho tổ trưởng cần bổ sung những nội dung nào giáo viên còn 
yếu, phát huy thế mạnh, năng lực sở trưởng của giáo viên nào để có thể nghiên 
cứu sâu hơn.
 Trong các cuộc họp chuyên môn hàng tháng, tôi đều đánh giá hoạt động 
của các tổ chuyên môn. Đánh giá những việc đã làm được và những việc chưa 
làm được, đánh giá thi đua giữa các tổ. Mỗi năm học có khen thưởng cho tổ 
chuyên môn làm tốt nhiệm vụ, khen thưởng cho nhóm giáo viên làm chuyên đề 
có giá trị. Những việc làm đó có tác dụng điều chỉnh và bổ sung kế hoạch tổ 
chuyên môn và việc sinh hoạt chuyên môn có chất lượng, có hiệu quả thiết thực. 
Tham mưu với Hội đồng thi đua khen thưởng đưa nội dung sinh hoạt tổ chuyên 
môn là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua tổ, thi đua cá nhân. Khen thưởng 
đối với những cá nhân có nhiều đóng góp trong sinh hoạt tổ.
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_li_chi_dao_nham.doc