Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học

doc 19 trang skquanly 01/08/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học
 Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học
MỤC NỘI DUNG TRANG
 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
 1 Lí do chọn đề tài 1
 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tải 1
 3 Đối tượng nghiên cứu 1
 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 1
 5 Phương pháp nghiên cứu 1
 PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
 6 Cơ sở lí luận 2
 7 Cơ sở thực tiễn 3
 8 Thực trang 3,4,5
 9 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 5
 10 Phân tích, đánh gia các vấn đề về thực trạng 6
 11 Giải pháp, biện pháp 6
 12 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 7
 13 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7
 a. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
 b. Xây dựng kế hoạch 8
 c. Sắp xếp thời khóa biểu 9
 d. Chuẩn bị các hồ sơ biểu mẫu
 g. Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV 11
 h. Tổ chức các phong trào nhằm n/ cao chất lượng dạy và học 14
 i. Các công tác khác
 J. Công tác kiểm tra
 14 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 16
 15 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 16
 16 Kết quả 17
 17 Phần kết luận, kiến nghị 17
 Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 1 Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu văn bản để 
hiểu được cơ sở lý luận về quản lí chuyên môn ở trường tiểu học. 
 - Phương pháp quan sát: Thông qua việc kiểm tra nội dung, cách thức quản lí 
cũng như hiệu quả trong chuyên môn để có những số liệu về thực trạng giúp cho 
việc nghiên cứu.
 - Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, chia sẻ với các cán bộ quản lý và giáo viên 
tiểu học để thu thập thông tin phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tập hợp lại những kinh nghiệm nghiên 
cứu và thực tiễn về đánh giá đề xuất các biện pháp. 
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận
 Công cụ lao động của giáo viên vừa là những tri thức mà giáo viên truyền đạt 
cho học sinh, hoạt động mà giáo viên thu hút học sinh tham gia một cách tích cực. 
Đồng thời chính nhân cách của họ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh. Vậy thì 
điều đầu tiên mà người cán bộ quản lí có quan điểm nhất quán là muốn chất lượng 
giáo dục phát triển phải xây dựng được những con người lao động “ Vừa hồng vừa 
chuyên”. Nhiệm vụ của người cán bộ quản lí là phải tạo điều kiện cho giáo viên có 
trong tay công cụ tốt để thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục. Cần thông cảm và 
xử lí công việc có lí có tình, làm mọi việc có thể để giúp giáo viên tập trung toàn bộ 
tâm trí vào lao động, giải phóng cho họ những tư tưởng cũng như công việc thứ yếu 
không cần thiết. Muôn nâng cao chất lượng, trước hết phải nâng cao trình độ tay 
nghề và năng lực của giáo viên. Đây là công việc đòi hỏi người cán bộ quản lí phải 
có năng lực và bản lĩnh, nhận thức đúng đắn từ đó có biện pháp tác động tốt phù hợp 
mới thúc đẩy được sự phát triển của Nhà trường.
 *Cơ sở nghiên cứu.
 - Điều lệ trường Tiểu học; 
 - Căn cứ Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng 
Bộ Giáo dục & Đào tạo quy địh về chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh tiểu học.
 - Căn cứ Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT hướng dẫn về thực hiện đánh giá, 
nhận xét học sinh Tiểu học.
 - Công văn số 9832/BGD&ĐT-GDTH, ngày 01/9/2006 của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5.
 - Công văn số 9890/BGD&ĐT-GDTH, ngày 17/9/2007 của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo về việc Hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn 
cảnh khó khăn.
 Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 3 Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học
 2.1. Thuận lợi – Khó khăn
 * Thuận lợi.
 - Được sự quan tâm sâu sát của cấp ủy Đảng, PGD Krông Ana; sự quan tâm hỗ 
trợ nhiệt tình của Ban đại diện CMHS. 
 Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, năng động trong công việc.
 - Đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, có ý thức tự học, tự rèn, 100% giáo viên 
có trình độ chuẩn, ý thức được việc nâng cao chất lượng, giáo dục học sinh phát 
triển toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong công tác giảng dạy. Giáo viên 
có kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
 - Học sinh chăm ngoan, có ý thức, chịu khó vươn lên trong học tập, đa số là con 
em người Kinh, học sinh DTTS ít.
 - Trường được thực hiện dạy học theo Mô hình trường học mới từ năm học 2013-
2014, đến nay đã 3 năm; Mô hình VNEN này có nhiều ưu thế vượt trội bởi phương 
pháp dạy học tích cực.
 b. Khó khăn
 - Gần 100% GV của trường công tác xa nhà ( cách trường từ 20-30 km) và đều là 
GV nữ đang ở độ tuổi nuôi con nhỏ nên việc phát triển các phong trào cũng như các 
hoạt đông khác gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
 - Xã Dray Sáp là một xã thuần nông, nên đa số học sinh là con em gia đình làm 
nông, việc quan tâm, chăm lo học tập cho con em của phụ huynh cũng như việc tiếp 
thu kiến thức của các em có phần hạn chế.
 - Ở tại Phân hiệu Đồng Tâm, rất nhiều gia đình, vì hoàn cảnh gia đình quá khó 
khăn về kinh tế, cha mẹ các em gửi con cho ông bà nội, ngoại đã già để đi làm ăn xa 
nên việc quản lí việc học tập cũng như giáo dục con em mình còn nhiều hạn chế. 
 - Có không ít gia đình có mẹ là những phụ nữ đơn thân cách nhìn nhận hay quan 
niệm về cuộc sống có phần đơn giản phần nào ảnh hưởng đến việc xây dựng nhân 
cách cho con trẻ, đặc biệt là sự học của các em rất bị ảnh hưởng.
 2.2. Thành công – Hạn chế
 * Thành công: Trường đã được công nhận Đạt chuẩn quốc gia từ tháng 12/2014, 
trường lớp khang trang, phụ huynh phấn khởi, tin tưởng tập thể sư phạm khi gửi 
gắm con em mình.
 - Đa số đội ngũ GV còn trẻ, giàu nhiệt huyết, có đủ điều kiện về kinh tế, có sức 
khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ.
 - Được sự thống nhất cao, đồng lòng, đồng sức trong việc xây dựng phong trào.
 Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 5 Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học
 * Chủ quan:
 - Cơ sở vật chất của trường được khang trang giúp giáo viên an tâm công tác, 
phấn khởi cống hiến sức mình cho giáo dục. Với phương pháp dạy học lấy học sinh 
làm trung tâm theo Mô hình trường học mới, học sinh tự khám phá, tự chiếm lĩnh, 
học sinh được phát triển nhiều kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng sống dưới sự hỗ trợ 
hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên tư tưởng cá biệt số ít giáo viên còn ngại sáng 
tạo trong phương pháp dạy học, chưa hiểu hoặc hiểu chưa đúng việc tự chiếm lĩnh, 
tự khám phá kiến thức của học sinh dưới sự hỗ trợ của giáo viên mà phó thác cho 
học sinh tự trao đổi.
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng
 Thống kê chất lượng học sinh qua các năm gần đây
 Năm TS Giỏi Khá TB Yếu
 học HS SL % SL % SL % SL %
2012- 270 63 23,3 65 24,1 138 51,1 4 1,5
2013
2013 262 61 23,3 71 27,1 127 48,5 3 1,1
2014
2014- 262 68 26,0 72 27,5 121 46,2 1 0,4
2015
 Trường Tiểu học Hà Huy Tập là một trường có nhiều đặc thù. Thứ nhất gần 
100% GV có gia đình và sống ở thành phố Buôn Ma Thuột, cách nơi công tác 20-30 
km . Thứ hai đa số GV trẻ còn đang ở độ tuổi nuôi con nhỏ, chồng phần nhiều là bộ 
đội công tác xa nhà nên phần nào cũng đã ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ 
chung. Những năm trước đây trường TH Hà Huy Tập là một trường nằm trong số 
các trường có nhiều khó khăn, khó khăn về con người, về địa hình, địa lí, đời sống 
của người dân cũng còn nhiều khó khăn vì vậy phần nào ảnh hưởng đến chất lượng 
học của học sinh.
 3. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP CHỦ YẾU
 Nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm nâng cao chất lượng dạy-học ở trường 
Tiểu học. Công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học 
cần tập trung các biện pháp sau:
 Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 7 Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học
 - Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh” lồng ghép với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo 
đức tự học và sáng tạo”. 
 Phong trào thi đua này ẩn sâu bên trong chứa đựng những thành tựu của nền 
giáo dục, cũng là lương tâm, trách nhiệm và tình thương của thầy, cô giáo. Thầy cô 
giáo giảng bài phải bằng trái tim và trí tuệ của mình. Sự trân trọng đối với nghề, 
đức hi sinh tất cả vì học sinh thân yêu sẽ làm nên hình ảnh cao đẹp của nhà giáo 
 b. Xây dựng kế hoạch
 Ngay đầu năm học, tôi kiểm tra lại các số liệu để xây dựng kế hoạch cho năm 
học. Kế hoạch hoạt động chuyên môn rất quan trọng, nó là một bộ phận của kế 
hoạch năm học của Nhà trường gồm các mục tiêu có lien quan chặt chẽ với nhau, 
thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây dựng 
trước một giai đoạn nhất định. Kế hoạch chuyên môn là chương trình hành động của 
tập thể giáo viên được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ chung của Nhà trường.
 c. Sắp xếp thời khóa biểu.
 Trường Tiểu học Hà Huy Tập là một trường có nhiều đặc thù về hoàn cảnh gia 
đình, nơi công tác xa nhà, trường có 14 lớp nhưng lại có đầy đủ GV dạy môn 
chuyên, trong đó có 2 GV dạy tiếng Anh. Môn tiếng Anh từ lớp 3-5 dạy học theo Đề 
án 4 tiết / tuần, các lớp còn lại tiếng Anh làm quen. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để thấy 
được việc sắp xếp thời khóa biểu khoa học, hợp lí là cả một vấn đề.
 Từ các điều kiện trên mới thấy được chất lượng dạy học ảnh hưởng rất nhiều 
đến việc sắp xếp thời khóa biểu. Chất lượng của thời khóa biểu chi phối đến toàn bộ 
quá trình giảng dạy của Nhà trường. Nếu sắp xếp không khoa học thì chất lượng tiết 
dạy không cao. Việc sắp xếp TKB còn phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó chú ý nhiều 
đến tâm lí học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho GV ở xa có đủ thời gian, khoảng cách 
đi từ nhà đến trường mà vẫn đảm bảo an toàn cho GV.
 Ví dụ: - Sáng thứ Hai và sáng thứ Sáu hằng tuần, tôi thường sắp xếp 100% là 
GVCN đứng lớp để họ có điều kiện nắm bắt, cập nhật các hoạt động của học sinh 
cũng như của Nhà trường. Đặc biệt vào các ngày học 1 buổi/ ngày thì không thể 
thoát li 2 môn Toán và Tiếng việt, vì sao ? Vì HS phải được học 5 tiết Toán/ tuần, 
nghĩa là 1 tiết Toán/ ngày, tuyệt đối không để 2 tiết Toán chính/ ngày
 Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 9 Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học
khích phát huy những cái sáng tạo đồng thời bổ cứu những cái chưa hiệu quả cao 
trong tiết dạy là nhiệm vụ hết sức quan trọng. 
 Ví dụ: - Qua một tiết dạy, GV trực tiếp dạy sẽ đưa ý kiến đánh giá mặt mạnh 
và phương pháp đã sử dụng hiệu quả cao trong tiết dạy, hiệu quả đã tập trung vào 
học sinh được chiếm lĩnh hay chưa hay tiết dạy đang sa vào diễn ?
 - Hoạt động hay phương pháp, hình thức tổ chức nào chưa đạt hiệu quả, do 
đâu ? Và nếu có hiệu quả thì đã triệt để hay chưa ? Nếu giả sử GV sử dụng phương 
pháp khác thì hiệu quả sẽ cao hơn như thế nào ?,.
 Từ những ý kiến phân tích góp ý đó, GV như được trải lòng mình, vỡ ra nhiều 
điều còn hạn chế của mình.
 Bản thân tôi cũng sắp xếp công việc một cách khoa học dành nhiều thời gian 
để thường xuyên dự giờ, thăm lớp, đặc biệt ở những GV tay nghề còn non, GV mới 
ra trường.
 * Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thông qua các 
buổi họp tổ chuyên môn và các tiết thao giảng
 Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt đúng định kì 2 lần / tháng theo quy định và 
quy chế chuyên môn đã xây dựng, nội dung sinh hoạt phải phong phú, bám sâu vào 
chuyên môn. 
 Ví dụ: Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn:
 + Đầu năm sinh hoạt thảo luận, thống nhất cách sắp xếp thời khóa biểu hợp lí, 
lập kế hoạch lồng ghép cụ thể vào tháng theo chủ điểm, theo tuần học và theo nội 
dung mỗi bài học.
 + Thống nhất sắp xếp lịch dạy thay trong tổ khoa học theo định mức giờ dạy 
của Nhà trường. 
 + Thực hiện các báo cáo nhanh đầu năm chính xác với minh chứng cụ thể; 
trao đổi thảo luận cách sử dụng một số phương pháp hình thức tổ chức dạy học hiệu 
quả nhất; cách trang trí lớp học theo Mô hình trường học mới,
 Hàng tháng tổ chuyên môn có kế hoạch Thao- Hội giảng của tổ, báo cáo lên 
nhà trường lịch cụ thể, các tiết thao giảng có thể được thực hiện đều trong khối, 
cũng có thể được tổ chức tách ra trong buổi chiều thức 6 ( thứ 6 học 1 buổi/ ngày)
 Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_li_chi_dao_chuye.doc