Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
UBND HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON XÃ HỮU HÒA MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực: Khác Cấp học: Mầm non Tên Tác giả: Vũ Thị Chang Chức vụ: Nhân viên Đơn vị công tác: Trường mầm non xã Hữu Hòa Năm học: 2022 -2023 A. ĐẶTVẤN ĐỀ Khoa học và thực tiễn đã chứng minh, trẻ em lứa tuổi từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh, mạnh mẽ về thể lực và trí lực cũng như toàn bộ cơ thể. Đó là giai đoạn khám phá, trải nghiệm, hình thành những kĩ năng cần thiết cho cả cuộc đời, vì vậy trẻ rất hiếu động và luôn có sự mày mò tìm hiểu trong cuộc sống hàng ngày, chính khả năng hiếu động, tính tự tin và tò mò trong khi trẻ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong việc tự phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc trẻ bị tai nạn bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, cách chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng hoặc không có phương pháp cũng dẫn tới các sang chấn về tâm lý - gây ra các tai nạn về tinh thần đối với trẻ. Vì vậy, việc quản lý bảo vệ an toàn, phòng chống tai nạn cho trẻ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong trường mầm non. Trong những năm gần đây, tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ em rất nhiều. Ngày 04 - 5 - 2012, lễ công bố kết quả khảo sát quốc gia tai nạn thương tích tại Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội đã nêu rõ: “Tai nạn thương tích là một vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam với tỉ lệ tử vong và thương tích cao so với các bệnh lây nhiễm và không lây, trong đó, tai nạn giao thông đường bộ và đuối nước là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho cộng đồng Việt Nam”. Trong đó, “5 nguyên nhân tai nạn thương tích gây tử vong hàng đầu ở nhóm trẻ em/vị thành niên từ 0-19 tuổi là: tai nạn giao thông, ngã, động vật tấn công, vật sắc và bỏng”. Chính vì vậy, việc phòng, chống tai nạn thương tích là một việc hết sức cấp bách hiện nay, đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em nước ta, đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước. Để ngăn chặn và phòng chống tai nạn thương tích – đảm bảo an toàn cho trẻ, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 1408 ngày 1 tháng 9 năm 2009 về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, chỉ thị đã nêu rõ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, không có bạo lực”; tiếp tục triển khai sâu rộng và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường Nắm vững tinh thần đó, Ngày 15/4/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số: 13/2010/TT-BGD&ĐT Qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, nêu rõ “Mục đích xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích” là “để đảm bảo an toàn cho trẻ, khi trẻ được chăm sóc, nuôi, dạy tại cơ sở giáo dục mầm non.”, và ngày 20 tháng 12 năm 2010, Bộ gửi Công văn số: 8511/BGDĐT-GDMN tới các B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. Tai nạn là tình huống xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn của chúng ta, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể, hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp. Trẻ ở lứa tuổi mầm non vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Vì vậy, khi vui chơi hoặc trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương để lại những hậu quả không tốt thậm chí có thể nguy hại đến tính mạng trẻ. Hiện nay gia đình sống ở chung cư nhiều nhà cao tầng dễ xảy ra việc trẻ bị ngã, chủ yếu các ông bà ở nhà chăm sóc trẻ. Bố mẹ do bận công việc nên ít có thời gian trò chuyện với con về việc tự bảo vệ mình và cách nhận biết những nguy hiểm xung quanh mình. Đây cũng là một hạn chế trong việc giúp trẻ phóng tránh tai nạn thương tích tại gia đình. Một số phụ huynh còn chưa tích cực trong việc phối hợp cùng giáo viên để giáo dục trẻ. II. Thực trạng vấn đề: 1. Đặc điểm tình hình chung: - Trường mầm non nơi tôi công tác nằm trên địa bàn ngoại thành Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa. - Nhà trường đã được công nhận kiểm định chất lượng cấp độ 2 và công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 01/2021. - Công tác y tế học đường trong trường học luôn được lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo sâu sát và triển khai thực hiện đúng theo các văn bản hướng dẫn. Qua nhiều năm làm công tác y tế học đường ở trường mầm non, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: 2. Thuận lợi: Các điểm trường đều có phòng y tế riêng được trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế cũng như đầy đủ các loại thuốc để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe trẻ. Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường đã đầu tư mua sắm đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị cho 100% các lớp như: thảm trải nền, rèm cửa che nắng, điều hòa, cây nước nóng ấm... cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc. Các nội dung đó bao gồm: Các loại tai nạn thương tích thường gặp đối với trẻ mầm non: + Các tai nạn do ngã: Chủ yếu do trơn trựơt, vấp ngã do đường đi mấp mô và thường xảy ra ở nơi vui chơi. + Đuối nước: Do trẻ bị ngã vào xô, chậu có nước, bị ngã khi đến gần ao hồ, khi đi tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, những khu vực nguy hiểm... là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đuối nước + Các tai nạn do ngộ độc: Chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc, thức ăn có dược phẩm độc hại, do uống nhầm thuốc + Tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn: Thường xảy ra ở nơi vui chơi do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc nhau. Trẻ vô tình chọc vào mắt gây chấn thương mắt rất nguy hiểm. + Tai nạn gây ngạt đường thở: Do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt, quả nhỏ, thậm chí có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn vào tai. Trẻ còn ngậm đồ chơi vào mồm và có thể gây rách niêm mạc miệng, gãy răng hoặc hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn + Tai nạn thương tích do súc vật và động vật hoang dã (chó, rắn, ong ): Trong đó chủ yếu do súc vật cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy ra ở gia đình. + Tai nạn do bỏng: Chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước uống nhầm vào nước nóng, khi ăn, uống, trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo, súp .) mang từ bếp lên còn đang rất nóng, nếu không chú ý mà ăn, uống ngay sẽ gây bỏng cho trẻ. Có trường hợp trẻ bị bỏng do cháy, hoả hoạn + Tai nạn giao thông: Đối với trẻ mầm non các tai nạn thương tích chủ yếu do trẻ được đèo bằng xe đạp và bằng xe máy, trẻ mải chơi chạy ra đường. VD: + Tháng 9: Tuyên truyền và phối kết hợp với các bậc phụ huynh phòng tránh tai nạn do ngã + Tháng 10: Tuyên truyền và phối kết hợp với các bậc phụ huynh phòng tránh tai nạn do đuối nước + Tháng 11: Tuyên truyền và phối kết hợp với các bậc phụ huynh phòng tránh tai nạn do ngộ độc + Tháng 12: Tuyên truyền và phối kết hợp với các bậc phụ huynh phòng tránh tai nạn vật sắc nhọn gây ra + Tháng 1: Tuyên truyền và phối kết hợp với các bậc phụ huynh phòng tránh tai nạn ngạt đường thở + Tháng 2: Tuyên truyền và phối kết hợp với các bậc phụ huynh phòng tránh tai nạn bỏng, điện giật Bằng việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công tác bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho giáo viên, nhân viên như vậy, đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường tôi về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Cán bộ, giáo viên, nhân viên đã có những hiểu biết về nội dung, các biện pháp và sự cần thiết của việc đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. Không những vậy, qua các buổi tập huấn, cán bộ, giáo viên, nhân viên trường tôi đã nắm được các kỹ năng xử trí các tai nạn thường gặp, không chỉ để chăm sóc trẻ ở trường, mà còn chăm sóc được con em mình tại gia đình. 3. Hướng dẫn cách xử trí tai nạn thương tích qua các video clip Bản thân đã sáng tạo xây dựng video hướng dẫn cách phòng chống, xử trí tai nạn thương tích cho trẻ. Các video này vô cùng đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức. Các video sau khi được biên tập hoàn chỉnh sẽ được tải lên trên các nhóm zalo lớp để phụ huynh xem và hướng dẫn trẻ. Mặc dù chỉ được thấy cô trên màn hình điện thoại, máy tính nhưng rất nhiều trẻ tỏ ra thích thú như đang được học tại trường. Với hình thức quay video hướng dẫn cách phòng chống, xử trí tai nạn thương tích cho trẻ rất hữu ích, được nhiều phụ huynh đánh giá cao. Các video này có nội dung rất phong phú, dễ hiểu. Không chỉ có cô y tế xuất hiện trong clip, để tạo sự thân thuộc mà song song với lời hướng dẫn của nhân viên y tế còn có những hình ảnh sinh động minh họa cho lời hướng dẫn rất phù hợp, bổ ích với trẻ em. Đó là các video về phòng tránh tai nạn thương tích như: xử trí hóc dị vật, điện giật, làm gì khi xảy ra cháy, Trẻ bình tĩnh, biết tìm kiếm sự trợ giúp và biết cách xử lí khi gặp các tình huống và không sợ hãi, lo lắng Ảnh minh họa 3.1: Hình ảnh hướng dẫn phòng chống TNTT * Hiệu quả của giải pháp Thông qua, các video clip như thế này, nhà trường đã chia sẻ, đồng hành với phụ huynh học sinh trong thời gian trẻ chưa thể đến trường, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các bậc phụ để phụ huynh hướng dẫn cho trẻ trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid -19. Phụ huynh cũng sẵn sàng, đồng hành cùng con trong những hoạt động trải nghiệm này.Qua đó, vừa gắn kết giữa nhà trường và phụ huynh, vừa giúp các bé có những hoạt động vô cùng bổ ích khi ở nhà, góp phần tích cực trong việc giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ tại nhà 4. Tạo môi trường an toàn cho trẻ. Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm hàng ngày là việc dễ làm và đơn giản giúp phòng tránh tai nạn thương tích và dị vật đường thở cho trẻ rất hiệu quả, nhờ việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng đồ chơi nguy hiểm đồ dùng đồ chơi luôn đảm bảo được an toàn cho trẻ. Luôn cẩn trọng với đồ dùng như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nếnkhi dùng song phải cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm tay với của trẻ. Loại bỏ đồ chơi đã bị hư hỏng, sắc nhọn rất nguy hiểm. Cơ thể trẻ còn rất non yếu, làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị trầy sước vì thế khi chơi dễ gây ra nguy hiểm cho thang hở, độ hở giữa các bậc phải an toàn để trẻ không bị chui lọt qua, bề mặt bậc thang chống trượt. * Hiệu quả của giải pháp Thông qua việc tạo môi trường an toàn sẽ tránh cho trẻ nững tai nạn thương tích xảy ra cho con, dần dần con có những kỹ năng bảo vệ chính mình. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua một năm thực hiện đề tài: Tôi đã thu được kết quả khảo sát như sau: Bảng kết quả khảo sát trẻ cuối năm của trẻ như sau: Đầu năm Cuối năm Tỉ TT Nội dung Số Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Đạt CĐ Đạt lệ CĐ trẻ (%) (%) (%) (%) Nhận ra các đồ vật, 1 địa điểm có thể gây 510 228 44.7 282 55.3 374 73,3 136 26.7 nguy hiểm Biết tránh xa các mối 2 347 163 32 nguy hiểm 510 177 34.7 333 65.3 68 Bình tĩnh, biết tìm 3 kiếm sự giúp đỡ của 510 169 33.1 341 66.9 268 52.5 242 47.5 người lớn Sau một năm thực hiện đề tài tôi thấy khả năng ứng phó trước các nguy cơ không an toàn của trẻ nâng cao rõ rệt. Không còn tình trạng trẻ bị ngã do chạy nhảy, va đập, bị đứt tayBên cạnh đó ý thức tránh xa các đồ vật, địa điểm không an toàn của trẻ cũng được hình thành. Bản thân tôi cũng có thêm những kỹ năng làm việc vô cùng quý giá, điều này giúp tôi thực hiện tốt hơn việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích nói riêng và kỹ năng sống cho trẻ nói chung. 2. Khuyến nghị và đề xuất Để thực hiện “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non” được hiệu quả, tôi xin khuyến nghị và đề xuất một số vấn đề như sau: * Đối với giáo viên và phụ huynh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phong_tranh_tai_nan_t.doc