Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
UBND HUYN KRÔNG ANA PHÒNG GIÁO DC VÀ ĐÀO TO Tên đề tài: Một số biện pháp phòng – Tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Lĩnh vực: Phát triển nhận thức ( Kỹ năng sống) Họ và tên tác giả: H’ Ruôi Niê Kdăm Đơn vị: Trường Mầm non Sơn Ca Dray Sáp, tháng 01 năm 2018 1 Dray Sáp, tháng 01 năm 2018 phải đánh đổi tính mạng, không ít trong số đó phải chịu tàn tật suốt đời, đây là một vấn đề nhức nhối, đáng lưu tâm của các cấp các nghành và đặc biệt nỗi đau của chính gia đình những trẻ bị tai nạn thương tích. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa, thậm chí ngăn chặn tuyệt đối tai nạn thương tích cho trẻ em nói chung và trẻ trong trường mầm non nói riêng,làm thế nào để cho các con tự mình biết được và phòng tránh được những nguy cơ mất an toàn đối với bản thân? Đó là câu hỏi mà tôi đang băn khoăn và đi tìm lời giải đáp. Bản thân là giáo viên mầm non, được sự phân công của nhà trường tôi đứng lớpChồi 1 (trẻ 4 - 5 tuổi), tôi nhận thấy được sự quan trọng hơn hết về vấn đề đảm bảo an toàn cho các con trong những giờ ở trên trường trên lớp, chính vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phòng- tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Các chuyên gia giáo dục đã nghiên cứu và khẳng định rằng với trẻ mầm non nếu chúng không được vận động, không trải nghiệm thì chúng sẽ trở thành những “chú gà công nghiệp”, và tương lai chúng sẽ trẻ thành một cỗ máy lỗi thời và cũ nát. Đúng như vậy, với một đứa trẻ nếu chúng thông minh, lanh lợi đương nhiên chúng là những đứa trẻ hiếu động. Vậy làm thế nào vừa giúp các con thỏa mãn được nhu cầu đúng với lứa tuổi của mình mà đồng thời lại đảm bảo được sự an toàn về tính mạng cũng như thể chất cho chúng? vấn đề này được rất nhiều các nhà lãnh đạo- quản lý trường học và các bậc phụ huynh quan tâm. Trường Mầm non Sơn Ca là trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của PGD, nhà trường, Đảng uỷ, UBND xã, và sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cùng với sự tin tưởng của các bậc cha mẹ học sinhluôn được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, của lãnh đạo nhà trường, của ban đại diện hội cha mẹ học sinh, chính vì vậy cơ sở vật chất tương đối khang trang, sạch, đẹp, đảm bảo sự an toàn khi trẻ đến trường đến lớp vui chơi. Tuy nhiên trường vẫn còn tồn tại nhiều những bất cập trong việc sắp xếp các khu vui chơi hợp lý, một số đồ dùng đồ chơi cũ chưa được sử sang thay thế kịp thời, một số lớp giáo viên chưa thận trọng trong việc bố trí các đồ dùng dạy học cũng như các ổ điện hợp lý nên dẫn đến việc mất an toàn cho trẻ khi tham gia vui chơi và học tập, một số bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm sát sao khi đón con 3 - Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non- PGS. TS Nguyễn Ánh Tuyết- NXB. Đại Học Sư Phạm. - Tài liệu hướng dẫn thực hiện CSDG trẻ chương trình mới của Bộ giáo dục và đàotạo. - Chương trình bồi dưỡng giáo dục thường xuyên cho giáo viên mầm non 2017 chuyên đề “Đảm bảo an toàn và phòng tránh TNTT trong các cơ sở giáo dục mầm non” của Thạc sĩ. Bs Vũ Yến Khanh. - Diễn đàn về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non https://bigschool.vn/chong-tai-nan-thuong-tich-cho-tre-o-truong-mam-non b. Phương pháp quan sát: Để đánh giá tính khả thi của đề tài, tôi tiến hành tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với những hình ảnh- video- tình huống về vấn đề phòng- tránh tai nạn thương tích cho trẻ từ đó quan sát những thay đổi, diễn biến tâm lý của trẻ để đưa ra những giải pháp tốt nhất giúp trẻ có ý thức tự phòng và tránh tai nạn thương tích cho bản thân, đồng thời cũng rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trong việc bố trí, sắp xếp lớp học hợp lý, khoa học đảm bảo an toàn- thẩm mĩ cho trẻ. c. Phương pháp thử nghiệm: Tôi đã thử nghiệm hoạt động phòn tránh tai nạn thương tích tại lớp tôi (lớpChồi 1 trường mầm non Sơn Ca. Xã Dray Sáp). Trên cở sở đó phân tích tính hiệu quả của phương án và rút ra bài học kinh nghiệm. II . Phần nội dung: 1.Cơ sở lý luận: Vấn đề đảm bảo an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích (TNTT) cho trẻ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong các cơ sở giáo mầm non. Nhưng vẫn có những trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra gây thương tích cho trẻ, thậm chí một số trường họp gây tử vong. Vì vậy rất cần có một môi trường sống an toàn, lành mạnh để đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ về thể lực cũng như tinh thần cho trẻ. Nhưng để hiểu rõ hơn về TNTT thì chúng ta cần tìm hiểu những khái niệm cụ thể về TNTT như sau: -Tai nạn là gì? Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể. - Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài 5 cho trẻ của giáo viên còn chưa thuần thục, kiến thức về xử trí khi có tai nạn của giáo viên chưa sâu, đôi khi còn lúng túng, việc lồng ghép giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích vào các hoạt động đôi khi còn chưa phù hợp, còn ngượng ép, các bài hát, bài thơ, câu truyện có nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích còn hạn chế, hay sự phối hợp với phụ huynh chưa thường xuyên, trực tiếp do cha mẹ trẻ đi làm, trẻ do ông bà, anh chị đưa đón. ...và đặc biệt là vấn đề một số trẻ được phụ huynh quan tâm, chăm sóc, bảo bọc nhiều nên đa số trẻ chưa có kỹ năng nhận biết các nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích, trẻ trong lứa tuổi này rất hiếu động, tò mò, khám phá xung quanh, thích trải nghiệm nên đôi khi xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Đây cũng chính là thực trạng chung của các trường mầm non, từ những thực trạng nêu trên tôi đã thực hiện khảo sát tình hình thực tế của trẻ của trường, lớp tôi trước khi thực hiện đề tài như sau: Bảng khảo sát thực trạng về việc phóng tránh TNTT của trẻ đầu năm học ( số lượng : 35 trẻ ) STT Nội dung Số lượng Tỉ lệ % 1 Trẻ có kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích 17/35 49% 2 Biết nhận ra những mối nguy hiểm cho bản thân 20/35 57% 3 Biết giúp bạn tránh xa những nơi nguy hiểm 16/35 46% Từ kết quả khảo sát thực trạng trên, tôi luôn suy nghĩ xem mình phải làm gì và làm như thế nào để nâng cao ý thức và kỹ năng phòng và tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4 – 5 tuổi, làm thế nào để nâng cao được kiến thức cho giáo viên về xử lý ban đầu khi không may trẻ gặp TNTT, phải phối hợp và tuyên truyền phụ huynh như thế nào để từ đó họ giáo dục con em mình thêm những kỹ năng tự phòng tránh TNTT? Và tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau đây để các đồng nghiệp cùng tham khảo. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp: Trẻ có kiến thức đơn giản về TNTT từ đó biết tự mình tránh xa những mối nguy hiểm có nguy cơ gây mất an toàn cho chính mình và cho người khác. Giáo viên Mầm non có những kiến thức sâu hơn, biết những xử trí ban đầu khi 7 Đồ chơi cũ Đồ chơi mới Vì trẻ tuổi này rất hiếu động, hay chạy nhảy, do chúng ta cần sử bỏ đi hoặc sửa lại những đồ chơi khi phát hiện chúng bị hư hỏng. Ngoài ra khi hoạt động ngoài lớp học trẻ rất cần đến một sân chơi thoáng mát, sạch sẽ không bị trơn trượt. Vì vậy khi xây dựng sân chơi cho trẻ cần chú ý đến việc chọn vật liệu là ghạch lát sao cho phù hợp, không bị trơn trượt để tránh việc trẻ bị té, ngã, trầy xước khi hoạt động ngoài trời. Đây là một số mẫu gạch đảm bảo an toàn cho trẻ, không bị trơn khi trẻ chạy nhảy ở ngoài sân trường. Đối với trường học nói chung và đặc biệt là trường mầm non thì việc xây dựng cổng và tường rào bao quanh rất quan trọng. Vì ở lứa tuổi mầm non ý thức và sự nhận biết các mối nguy hiểm rất ít. Do vậy để đảm bảo an toàn cho tính mạng của trẻ thì việc cây dựng tường rào bao quanh trường là rất cần thiết. Tường rào phải cao, kín để những kẻ xấu không thể lợi dụng trèo vào trèo ra hay thậm chí bắt cóc trẻ. 9 nạn như: kéo cắt phải tay, bút chì đâm vào mặt, mắt bạn,., gây nên những chấn thương không mong muốn. Sắp xếp kệ an toàn Từ việc luôn bên cạnh trẻ và quan sát trẻ thì người giáo viên mầm non cần phải nhanh mắt nhanh tay loại bỏ những đồ dùng, đồ chơi đã cũ hoặc bị hư hỏng tạo thành những vật nguy hiểm, ví dụ như: đồ chơi lắp ghép cũ, bị bể hoặc sứt mẻ, tạo thành những vật nhọn trong quá trình trẻ chơi có thể đâm vào tay, chân trẻ... Ngoài ra như chúng ta đã biết với trẻ ở độ tuổi này rất tò mò, muốn được tự bản thân mình khám phá phá trải nghiệm. Vì vậy giáo viên chúng ta cần phải quan sát kỹ để loại bỏ những đồ chơi có kích thước nhỏ như: hạt vòng, hay nhẫn của trẻ có thẻ bị rơi ra và trẻ lấy đó làm đồ chơi để chơi mà các con không lường trước được nguy hiểm, có thể nuốt hay nhét vào mũi, tai... rất nguy hiểm cho tính mạng. Loại bỏ đồ chơi ngui hiểm mất an toàn Một vấn đề quan trọng không kém khi chúng ta xây dựng môi trường an toàn 11 Đồng thời với các lớp có nhiều cửa sổ cần có song chắn và chốt cài an toàn nếu không trẻ có thể bị dập tay, thậm chí đứt ngón tay, rất nguy hiểm. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải chú ý đến việc giáo dục trẻ tránh xa quạt, hay không tự ý đóng ở cửa ... để trẻ có thể tự bảo vệ mình và giảm thiểu TNTT xảy ra đối với trẻ. Một việc hết sức quan trọng đối với xây dựng môi trường trong lớp học đó là tủ thuốc của lớp. Đối với trường tôi tủ thuốc luôn được quan tâm chú ý và trang bị những loại thuốc thông dụng, những loại thuốc dùng để sơ cấp cứu ban đầu như: cồn, bông băng, thuốc diệt khuẩn... và mỗi năm thay thuốc 1 lần nhằm loại bỏ những thuốc đã hết hạn sử dụng, thay thế thuốc mới, đảm bảo tốt nhất những tình huống không mong muốn xảy ra. 13 Đồ chơi nhỏ gây nguy hiểm Đối với giờ thể dục sáng: Đây là giờ mà không ít trẻ đã bị chấn thương, trầy xước hoặc có những trẻ bị u đầu, rách da...Trong giờ tập thể dục nếu như giáo viên không phát hiện và quan sát kịp thời. Ví dụ: khi cho trẻ đi ra sân tập thể dục nếu cho trẻ đitự do không theo hàng lối thì các con sẽ chạy và xô đẩy nhau và té ngã, vì vậy các cô nên cho các con xếp hàng và nắm áo bạn đi từ từ đi. Đặc biệt cần chú ý hơn với những buổi tập có thêm dụng cụ như: vòng, gậy, hoa... trẻ có thể dùng những dụng cụ đó để chọc nhau, đánh nhau gây ra những chấn thương không đáng có. Đối với hoạt động học: Đây là hoạt động mà thường thì rất ít gây ra những tai nạn 15 nghịch không? Vì sao? Hay ở nhà các con có được láy dao,kéo để chơi không? Vì sao? - Đối với chủ đề “ thực vật”: nhắc nhở trẻ không ngắt hoa bẻ cành, và đặc biệt không leo trèo cây sẽ bị té ngã gây chấn thương cho cơ thể. Ví dụ như: khi cho trẻ tham quan vườn hoa, cô sẽ đặt tình huống 1 bạn hái hoa, bẻ cành để cho các bạn khác xử lý tình huống, từ đó trẻ sẽ nhớ lâu hơn, ngoài ra cô cũng nên đặt câu hỏi về việc có nên leo trèo cây cao không? Vì sao... - Đối với chủ đề “ động vật”: giúp trẻ hiểu và nhận ra được những con vật nào hiền, con vật nào giữ, ví dụ: các con hãy kể tên những con thú dữ? hãy kể tên những con thú hiền? vì sao chúng ta lại không nên lại gần những con thú dữ?...để trẻ biết cách tự phòng tránh nguy cơ nguy hiểm cho cơ thể. 17 + Đối với giờ ăn: trong giờ ăn nếu giáo viên bao quát không tốt, khồng cẩn thận thì rất dễ gây ra TNTT đối với trẻ. Trên thực tế qua truyền thông chúng ta cũng đã nghe về tai nạn như: bỏng do thức ăn nóng, sặc dị vật đường thở, học xương.. .vì vậy trước và trong giờ ăn giáo viên cần chú ý: - Chú ý đến giờ lấy thức ăn, khi lấy thức ăn lên phải có nắp đậy, và chú ý để thức ăn nguội mới cho các cháu ăn. Từ đó sẽ loại bỏ được nguy cơ trẻ bỏng do thức ăn quá nóng. - Không ép trẻ ăn hoặc uống khi trẻ đang khóc, vì nếu như trẻ khóc mà chúng ta đút thức ăn thì trẻ sẽ dễ bị sặc thức ăn, dẫn đến ngạt thở. - Chú ý hơn khâu sơ chế thức ăn, đặc biệt là món cá phải được loại bỏ xương thật kỹ, tránh việc trẻ bị hóc xương, đồng thời trước khi ăn giáo viên nên nhắc nhở trẻ chú ý nếu có xương khi ăn thì phải lè ra, không được nuốt. + Đối với giờ ngủ: Đây là thời gian trẻ nghỉ ngơi nhưng cũng là thời gian giáo viên phải thận chú ý, không được chủ quan vì trong giờ ngủ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây TNTT đối với trẻ như: sặc thức ăn do trẻ ngậm thức ăn trong miệng và ngủ, ngạt thở do trẻ nằm sai tư thế hoặc ngạt thở do hít phải khí độc. Vì vậy trong giờ ngủ giáo viên cần chú ý: - Trước khi vào giờ ngủ cần kiểm tra xem có cháu nào chưa nuốt hết đồ ăn trong miệng hay không, kiểm tra trong túi quần túi áo cháu có đồ chơi hay không, vì khi trẻ ngủ trẻ có thể thức dậy bất chợt là lấy đồ chơi ra chơi gay nguy hiểm khi nuốt phải. - cần tạo không gian ngủ thoáng mát, đảm bảo an toàn, trẻ không hít phải những khí độc hại gây ngạt thở khi ngủ. - Khi trẻ ngủ phải đi quan sát và sửa tư thế ngủ đúng cho trẻ, vì nếu trẻ nằm sai tư thế, hoặc nằm úp quá lâu sẽ dẫn đến khó thở, ngạt thở. - Khi chơi tự do trong lớp, trẻ có thể gặp các tai nạn như dị vật mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi (hạt cườm, con xúc sắc, các loại hạt quả, đất nặn...) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm hoặc chọc đồ chơi vào miệng gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn. Vì vậy cô không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ, tránh trường họp trẻ cho vào miệng mũi. + Trẻ chơi tự do trong nhóm, giáo viên không cho trẻ chạy, xô đẩy nhau tránh va vào 19
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phong_tranh_tai_nan_t.doc