Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 4 - 5 TUỚI TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực/ Môn : Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tên tác giả: Đoàn Kim Nhung Đơn vị công tác : Trường Mầm non Tả Thanh Oai B Chức vụ : Giáo viên Năm học: 2022 - 2023 Trẻ lứa tuổi mầm non không có nhiều kiến thức, kỹ năng ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm xảy ra trong cuộc sống hàng ngày để lại những hậu quả thật thương tâm và đáng tiếc ngày càng nhiều trong xã hội. Theo thống kê gần đây trong bản báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Việt Nam của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy bỏng nước sôi, thức ăn nóng, ngã, ngộ độc, nuốt phải dị vật, tai nạn giao thông, đuối nước, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang... là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ. Vì vậy, bản thân là một giáo viên mầm non luôn yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tôi cho rằng để tránh được những nguy cơ này thì “Nhà trường và cha mẹ cần dạy trẻ, trang bị cho trẻ một số kỹ năng tự bảo vệ cần thiết ngay từ sớm là hết sức quan trọng” để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non giúp trẻ tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh những nguy hiểm ở mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoạt động ở lớp, ở nhà. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2022-2023. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng tình hình phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ của lớp, kinh nghiệm thực tế của bản thân để tìm ra các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân để phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hạnh phúc cho trẻ học tập, vui chơi lành mạnh, đảm bảo sức khoẻ, an toàn cả về thể chất, tinh thần tránh những rủi ro, những tai nạn, thương tích đáng tiếc xảy ra góp phần hình thành và phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi. Giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm và kĩ năng cần thiết trong việc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nội dung, biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi tại lớp B3, trường mầm non Tả Thanh Oai B. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp mô tả, giảng giải. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích (TNTT) cho trẻ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong các cơ sở giáo mầm non. Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Thông tư 13 đã chỉ rõ, tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là tổn thương cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp. Đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non là nhiệm vụ không phải của riêng ai mà là của tất cả chúng ta, của toàn xã hội và đặc biệt là của cha mẹ học sinh và của các nhà giáo dục. Đây cũng là mục tiêu đầu tiên, xuyên suốt trong kế hoạch năm học của các trường mầm non. Vậy chúng ta cần hiểu thế nào là tai nạn? Thế nào là thương tích? Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp. Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích, do vậy hiện nay trong các văn bản, tài liệu của Việt Nam người ta dùng chung thuật ngữ "Tai nạn thương tích". Vậy, giáo dục cho trẻ những kiến thức ban đầu về phòng chống tai nạn thương tích chính là dạy cho trẻ biết nhận ra những nguy cơ gây mất an toàn cho bản thân và tự biết tránh xa chúng để đảm bảo an toàn cho mình. Theo nghiên cứu về tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non, đặc biệt với trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi đang trong thời kỳ khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh diễn ra mạnh mẽ nhất. Chuyên gia tâm lý học Phạm Hiền (Nguồn Chuyengiaphamhien.edu.vn) đã có nghiên cứu và cho rằng “Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn đã ý thức rõ ràng về “quyền lợi” và “Thế mạnh” của mình. Vì thế trẻ có những biểu hiện hiếu động và nghịch ngợm hơn”. Theo thống kê của tôi trong việc hỏi Bản thân có trình độ chuyên môn trên chuẩn, luôn nhiệt tình, ham học hỏi, yên nghề mến trẻ, sáng tạo trong tổ chức hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục theo hướng hiện đại. Nhận thức của trẻ khá đồng đều, đa số trẻ khoẻ mạnh và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh. Đa số cha mẹ học sinh lớp tôi đều rất nhiệt tình, ủng hộ, phối hợp với giáo viên và tích cực tham gia các hoạt động tập thể của lớp. b. Khó khăn: Một số trẻ mới ra lớp lần đầu nên chưa có kỹ năng tự phục vụ bản thân, rụt rè nhút nhát khi tham gia hoạt động và chưa nhận biết dấu hiệu có nguy cơ không an toàn. Nhiều trẻ còn chưa có kỹ năng thực hành sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời và trong lớp một cách an toàn. Phụ huynh nhận thức khác nhau, chưa nhận rõ được tầm quan trọng của việc cung cấp cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ nên còn nuông chiều con, làm hộ con dẫn đến trẻ có tính ỉ lại, dựa dẫm vào cha mẹ, chưa chủ động trong mọi việc. 2. Thực trạng: Để đưa ra các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra, phỏng vấn trẻ về nhận biết nguy cơ không an toàn và kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, tự bảo vệ trong tình huống cụ thể kèm theo hình ảnh để trẻ nhận biết dễ hơn. Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế phiếu điều tra, phỏng vấn trẻ trên Powerpoint dưới hình thức trò chơi và thực hiện khảo sát trẻ ở lớp, tổng hợp kết quả. Phối hợp với phụ huynh xây dựng phiếu thăm dò kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống tai nạn thương tích của trẻ. (Phụ lục I) Khảo sát kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích của trẻ Tháng 9/2022 Đầu năm học STT Tổng Tháng 9/2O22 Nội dung khảo sát số trẻ Đạt % CĐ % Nhận biết được các vật, những nơi và hành vi gây nguy hiểm, 1 34 10 30% 24 70% yếu tố không an toàn Thực hiện các quy định ở 2 34 10 30% 24 70% trường lớp, nơi công cộng về an toàn mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Là yếu tố quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non. Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà trẻ được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần”. Môi trường giáo dục bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội: Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ, tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ được thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện các mặt thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ, tình cảm kĩ năng xã hội. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là mối quan hệ và tương tác giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Vậy, làm thế nào để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hạnh phúc cho trẻ để trẻ cảm thấy an toàn, thân thiện, hạnh phúc mỗi khi đến trường, đến lớp. Đó là nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên cần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hạnh phúc phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện để trẻ “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường mầm non nào cũng mong muốn đạt được. Để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hạnh phúc có yếu tố quyết định đến việc giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở lớp, tôi thiết nghĩ đó là môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, ở đó các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Nơi trẻ cảm nhận được tình yêu thương, sự tôn trọng, ân cần, niềm nở của cô giáo, nơi trẻ cảm thấy vui vẻ, hứng khởi, thích đi học để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, hạnh phúc. Tôi tiến hành xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho trẻ sinh hoạt và vui chơi góp phần phòng chống tai nạn thương tích ở lớp như sau: * Xây dựng môi trường lớp học an toàn phòng chống tai nạn thương tích loại bỏ những nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Theo nội dung của thông tư 13 về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích thì một môi trường trường học được gọi là an toàn khi ở đó các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Xây dựng môi trường giáo dục ở lớp mầm non không chỉ cần đảm bảo phù hợp để trẻ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm - kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo mà hơn hết môi trường ở lớp và ở trường cần đảm bảo an toàn hạn chế tối đa các nguy cơ gây tai nạn cho trẻ. Vì vậy, việc thiết kế môi trường giáo dục trong lớp tôi luôn đảm bảo các nguyên tắc sau: phối hợp với giáo viên trong lớp xây dựng mô hình “Nhà vệ sinh thân thiện” cũng được tôi và giáo viên trong lớp kết hợp sắp đặt lại đồ dùng, các khu vực khoa học, bổ sung trang trí hệ thống các chậu cây xanh trong nhà vệ sinh an toàn, chắc chắn. Tôi mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường trang bị hệ thống âm thanh tự động với những bản nhạc không lời có giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng tình cảm giúp trẻ có cảm giác thoải mái và dễ chịu mỗi khi đi vào nhà vệ sinh, bố trí các biển chỉ dẫn, nội quy hướng dẫn trẻ hành vi văn minh khi đi vệ sinh như xả nước, rửa tay bằng xà phòng, sấy khô tay, xếp dép lên giá gọn gàng, bỏ rác vào thùng rác có nắp đậy và rửa tay sạch sẽ,... góp phần giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, hành vi văn minh khi đi vệ sinh, đó là một trong những tiêu chí xây dựng mô hình “Nhà vệ sinh thân thiện” góp phần xây dựng lớp học an toàn, hạnh phúc hiệu quả. (Hình ảnh: Nhà vệ sinh xanh, thân thiện, an toàn cho trẻ) Ngoài ra, tôi còn phối hợp với giáo viên cùng lớp, cùng khối nhà xây dựng “Môi trường xung quanh an toàn, thân thiện” với các khu vui chơi tại các hiên, sảnh, hộc trong các dãy nhà cho trẻ hoạt động, tận dụng hiệu quả các khu vực sảnh, lan can giếng trời sẵn có bên ngoài của khu lớp để trưng bày sản phẩm của trẻ, xây dựng khu vui chơi sáng tạo STEAM, ký ức tuổi thơ, vườn cây sinh thái với đa dạng nguyên vật liệu tái chế, chậu cây, đồ dùng được sắp xếp an toàn, hợp lý tạo không gian chơi chung cho các lớp ở lớp tôi cũng như các lớp cùng khối nhà, từ đó tạo thêm môi trường giao tiếp thân thiện, ấm áp, an toàn cho cô và trẻ mỗi khi trẻ đến trường, đến lớp luôn được vui vẻ, hạnh phúc. (Hình ảnh: Trẻ hoạt động tại không gian bên ngoài được sắp đặt an toàn) Môi trường giáo dục an toàn cho trẻ không chỉ đảm bảo môi trường vật chất an toàn về các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, không gian hoạt động của trẻ mà tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng môi trường xã hội an toàn đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là mối quan hệ và tương tác giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Chính vì vậy, tôi phối hợp xây dựng môi trường giáo dục đầy tính mời gọi tạo được tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường, là nơi cô và trò đều có cảm giác muốn đến để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui’. Là nơi tạo cho trẻ cảm thấy được an tâm, tin tưởng thoải mái giống như ở nhà và cảm thấy được yêu thương, được cô thấu hiểu khi đến lớp như người mẹ thứ hai của mình. Trẻ được đắm mình trong môi trường an toàn, tràn ngập sự yêu thương giúp trẻ tự tin thể hiện hết khả năng của mình. Để tạo ra cảm giác an toàn về tâm lý cho trẻ, hàng ngày tôi đến lớp luôn vui vẻ và gần gũi trẻ, giao tiếp với trẻ ân cần, niềm nở, tạo cho trẻ cảm giác được yêu
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phong_chong_tai_nan_t.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong trư.pdf