Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non

docx 23 trang skquanly 10/06/2024 910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non
 Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như cha ông ta xưa nay vẫn nói “ SỨC KHỎE LÀ VÀNG” đúng và cho đến bây 
giờ cũng vậy câu nói đó vẫn luôn luôn đúng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhất là 
trong thời kỳ hiện nay với tốc độ phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
hiện nay đã làm cho không khí, nguồn nước của chúng ta đang dần bị ô nhiễm 
bởi những hóa chất, rác thải công nghiệp càng nhiều lại càng đe dọa đến sức 
khỏe của con người càng cao, chính vì vậy mà trong những năm gần đây tỉ lệ 
mắc bệnh hiểm nghèo tăng cao. Trước đây tỉ lệ mắc bệnh thường là tuổi trung 
niên cao hơn so với trẻ em nhưng bây giờ thì ngược lại, do môi trường bị ô 
nhiễm đồng thời hóa chất sử dụng được đưa vào trong cuộc sống lại càng nhiều 
vì vậy đây cũng chính là yếu tố làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con 
người nói chung và sức khỏe trẻ em nói riêng. Hôm nay qua bài viết sang kiến 
kinh nghiệm tôi cũng xin được chia sẻ “Một số biện pháp phòng chống dịch 
bệnh cho trẻ mầm non” 
Khi nói đến sức khỏe chúng ta phải biết sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, 
đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội. Khoẻ về thể chất là liên 
quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Tinh thần thể hiện sự thoải 
mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Chúng ta 
cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ 
thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gửi các cháu để công tác. Trường học 
cần có một môi trường an toàn để trẻ học tập, vui chơi mà không có các nguy cơ 
xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh 
được mọi bệnh tật. Trong cuộc sống này, không có gì quan trọng cho chúng ta 
bằng chính con người chúng ta, một thân thể không bệnh tật, một tâm hồn thoải 
mái, yên tĩnh đó là hạnh phúc của con người. Nếu như chúng ta may mắn được 
sở hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang là chủ lắm vững 
những thành công về mọi lĩnh vực. Sức khỏe là vốn quý của con người, đặc biệt 
là đối với trẻ mầm non, vì nếu trẻ có sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể tham gia vào 
các hoạt động trong ngày một cách tích cực và thoải mái, mới có thể là tương lai 
của đất nước.
Trong những năm gần đây, nước ta đã mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, 
trú trọng đầu tư phát triển các ngành dịch vụ. Hơn nữa, do nước ta nằm trong 
vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm và mật độ dân cư đông đúc, sự nhận 
thức về dịch bệnh của mỗi người dân còn chưa cao. Tất cả những nguyên nhân 
trên, khiến cho các dịch bệnh ngày càng gia tăng. Năm 2016- 2017 này, có rất 
nhiều dịch bệnh xảy ra như: Bệnh thuỷ đậu, sởi, sốt xuất huyết, Tay – Chân – 
Miệng, bệnh cúm AH5N9 Đặc biệt là bệnh sởi đang bùng phát, lây lan rộng 
trên khắp địa bàn cả nước rất nguy hiểm. Nó đang có nguy cơ “Tấn công” vào 
các gia đình, trường học mầm non, nhà trẻ. Tính từ tháng 2 đến đầu tháng 5 năm 
2016, nước ta có 4.085 trường hợp mắc sởi xác định trong số 15.217 trường hợp 
sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố. Riêng tại Hà Nội, ghi nhận 1.500 
trường hợp mắc bệnh sởi, phân bố ở 538 xã phường ở 30 quận huyện, đến nay 
cả nước ghi nhận 135 trường hợp nặng xin về và tử vong liên quan đến sởi tại 
 1/24 Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non
đổi. Có những bệnh thường gặp nhiều vào mùa đông, trái lại có những bệnh gặp 
nhiều vào mùa hè. Cũng có những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi 
chuyển sang vùng khác thì diễn biến nhẹ hơn, Tất cả những điều đó liên quan 
tới việc cần phải phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
2. THỰC TRẠNG:
a. Đặc điểm tình hình:
 Năm học 2016-2017, tôi đã lên kế hoạch phòng chống dịch bệnh chi tiết cho 
từng tuần,từng tháng , kế hoạch năm.
 - Trường với tổng số học sinh của trường là 393 cháu được chia làm 11 lớp, 
tổng số giáo viên là 24 đồng chí, khối nhân viên gồm 14 đồng chí, ban giám 
hiệu có 3 đồng chí trong đó 01 đồng chí hiệu trưởng, 01 đồng chí hiệu phó 
chuyên môn, 01 đồng chí hiệu phó nuôi dưỡng.
 *Thuận lợi:
- Trường mới được xây dựng với cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp. 
- Có phòng y tế riêng biệt, rộng rãi, có đầy đủ trang thiết bị sơ cấp cứu ban đầu 
cho trẻ.
- Có nhân viên y tế học đường chuyên trách
- Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và đào tạo quận Long Biên và Ban 
giám hiệu trường Mầm non chỉ đạo sát sao về công tác chăm sóc sức khỏe ban 
đầu cho trẻ. Bản thân tôi là một nhân viên y tế chuyên trách tại trường đã được 
đi tập huấn chuyên đề: “Chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở 
trường mầm non” tôi nhận thấy mình cần phải cố gắng, nhiệt tình tâm huyết với 
nghề, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục theo yêu cầu 
đổi mới của ngành.
* Khó khăn:
- Do sự nhận thức về chăm sóc dinh dưỡng của các bậc phụ huynh còn chưa 
được dúng theo khoa học mà hầu hết phụ huynh chỉ nghĩ con chỉ cần béo tốt là 
được chưa trú trọng đến các chất, chính vì vậy tỉ lệ trẻ béo phì, suy dinh dưỡng, 
thấp còi cuối năm 2015 -2016 vẫn còn 2% . Đây là một yếu tố bất lợi lớn trong 
vấn đề về sức khỏe cho trẻ. 
- Hệ thống thoát nước ngầm đôi lúc vẫn bị ứ đọng nên không đảm bảo vệ sinh.
- Tình trạng thiếu nước sạch diễn ra thường xuyên ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng 
ngày của trẻ.
- Vốn kiến thức, kỹ năng của trẻ về việc vệ sinh cá nhân còn hạn chế, thêm vào 
đó trẻ chưa có kỹ năng trong việc vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe cho bản 
thân.
- Đa số các bậc phu huynh bận buôn bán, làm đồng ruộng nên ít có thời gian 
quan tâm chăm sóc con cái. Một số phụ huynh còn chủ quan, chưa tích cực quan 
tâm chăm sóc trẻ được chu đáo, chưa dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân 
thường xuyên. Có nhiều phụ huynh còn nhận thức sai lệch về các dịch bệnh, 
chưa có hiểu sâu về dịch bệnh, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công 
tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ.
- Phường là một phường mới được quy hoạch mở rộng tuyến đường 21 mét, các 
khu công nghiệp, khu thương mại mọc lên rất nhiều chính vì đặc thù như vậy 
 3/24 Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non
trình giáo dục trẻ và tuyên truyền với phụ huynh học sinh nội dung việc chăm 
sóc sức khoẻ, dinh dưỡng.Tư vấn cho phụ huynh về cách lựa chọn thực phẩm, 
lên thực đơn phù hợp với trẻ - đảm bảo cân đối, đủ chất, đủ lượng và an toàn vệ 
sinh thực phẩm (ATVSTP). 
Ví dụ: Lồng ghép các nội dung về chế độ dinh dưỡng cho trẻ giáo viên cần hỏi 
các con hôm nay các con ăn món gì? Ăn các loại rau củ nào? Các loại thực 
phẩm này có những lợi ích gì cho súc khỏe?.... Không những thế giáo viên và 
ban giám hiệu cần treo những hình ảnh tuyên truyền ở các góc phụ huynh nhóm 
lớp và ở bảng thông báo của trường nhằm giúp cho phụ huynh theo dõi các chế 
độ ăn và chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ để phụ huynh phối hợp với nhà 
trường chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo một thể thống nhất. 
- Bệnh dịch có ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người và cả cộng đồng, đặc 
biệt là trẻ em sức đề kháng còn rất yếu nên dễ mắc. Trong trường học số người 
tập trung đông, nhiều thành phần phức tạp do đó việc tuyên truyền giáo dục ý 
thức phòng bệnh là cần thiết. Đặc biệt là với phụ huynh học sinh: Có các bảng 
tuyên truyền ở lớp, ở những nơi mọi người hay qua lại trong trường, hoặc trao 
đổi trực tiếp với phụ huynh 
- In ấn tài liệu tuyên truyền về công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh phát cho 
mỗi học sinh và giáo viên. 
- Dán những thông tin liên quan về dịch: triệu chứng bệnh, các biện pháp phòng 
chống và phòng ngừa tại phòng y tế 
 - Tổ chức một buổi tuyên truyền tập trung về dịch bệnh hoặc tận dụng thời gian 
họp phụ huynh đầu năm và trong giờ đón trả trẻ. 
- Nhắc nhở giáo viên theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ ở lớp, không nhận trẻ 
bị ốm. Hướng dẫn giáo viên theo dõi sức khoẻ của trẻ như: sốt cao đột ngột liên 
tục, đau cơ, đau đầu, nổi ban trên da, xuất huyết, loét miệng, vết loét hay phỏng 
nước, lòng bàn tay, lòng bàn chân,thì phải thông báo ngay với phụ huynh và y 
tế trong nhà trường. 
- Hướng dẫn các cháu tăng cường sức khỏe của bản thân và công tác vệ sinh cá 
nhân hằng ngày, thói quen mắc màng khi ngủ kể cả ban ngày, rửa tay bằng xà 
phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh... 
- Phổ biến cho giáo viên và học sinh toàn trường biết và thực hiện các quyết 
định của ban chỉ đạo phòng chống dịch của nhà trường 
 - In ấn và dán: 6 bước của quy trình rửa tay cơ bản trên mỗi chậu rửa tay của 
giáo viên và của trẻ. 
3.2 Biện pháp2: Công tác chăm sóc sức khoẻ của trẻ :
 *.Hàng ngày giáo viên có trách nhiệm theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến 
lớp đến khi trả trẻ. Khi chuyển mùa, khí hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp 
phòng ngừa cho trẻ như: ( thời tiết lạnh thì phải chú ý cho các con mặc thêm 
quần áo đủ ấm, uống nước ấm), nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi khác thường phải 
mang trẻ ngay xuống phòng y tế để theo dõi và xử trí kịp thờivà gọi điện báo 
cho gia đình biết tình hình của con để đón con về đi khám và điều trị tiếp.
Nhân viên y tế phải trực tại trường để xử trí khi có trường hợp xấu xảy ra và 
nhận thuốc phụ huynh gửi cho trẻ uống. Có sổ nhật ký được ghi rõ tên trẻ, lớp, 
 5/24 Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non
 Các y bác sĩ đang thực hiện khám sức khỏe cho các con
Đợt khám sức khỏe lần 2 này, nhà trường cũng đã lên kế hoạch, thông báo lịch 
khám tới phụ huynh, chủ động phối hợp cùng trạm y tế để đạt tỉ lệ khám 100%. 
Các y bác sĩ của Trung tâm y tế kết hợp cùng trạm y tế phường đã khám và kiểm 
tra với các nội dung kiểm tra: Cân nặng, chiều cao, khám tai, mắt, mũi, họng, 
kiểm tra tim phổi và một số bệnh liên quan đến đường hô hấp, da liễu ... Kết quả 
kiểm tra sức khoẻ của các con đã được cán bộ y tế của trung tâm y tế Quận, cán 
bộ y tế phường, nhân viên y tế nhà trường ghi chép cụ thể trong sổ theo dõi sức 
khỏe, chấm biểu đồ phân loại sức khỏe trẻ và được giáo viên nhà trường thông 
báo đến phụ huynh. Đặc biệt một số trẻ mắc bệnh đã được thông báo đến từng 
phụ huynh để có biện pháp điều trị kịp thời, tốt nhất. 
 7/24 Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non
 Các đồng chí CB, GV, NV của trường tập huấn sử dụng, nhập dữ liệu phần 
 mềm hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân.
Khám sức khoẻ định kỳ cho các cháu là việc làm hết sức cần thiết. Thông qua 
việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc phát hiện 
sớm một số bệnh thường gặp ở trẻ, nâng cao nhận thức cho phụ huynh về phòng 
chống các bệnh thường gặp ở lứa tuổi mầm non. Qua hồ sơ quản lý sức khỏe cá 
nhân điện tử, qua trang Web của trường, từ đây phụ huynh học sinh cũng như 
toàn thể CBGVNV nhà trường có cơ hội khám, theo dõi sức khỏe tiện ích 
nhất. Hoạt động này đã đem lại sự phấn khởi, tin tưởng của các bậc phụ huynh 
về một môi trường giáo dục an toàn và thân thiện, góp phần khẳng định, nâng 
cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường.
 *.Theo quy định chung của sở sổ sách y tế gồm có: 
+ Sổ nhật ký sức khoẻ toàn trường : Ghi rõ từng ngày, nếu có gì đặc biệt phải 
ghi ngày, giờ, tên trẻ, lớp, diễn biến, chẩn đoán, xử trí, đến khi trả trẻ về và kết 
quả.. + Sổ sức khoẻ của từng cháu : Biểu đồ sức khoẻ theo dõi cân nặng và 
chiều cao định kỳ (tháng 8,12,4). Lên lịch cân đo cho từng lớp, nếu cháu nào 
nghỉ học sẽ cân bù vào ngày sau khi cháu đi học,theo dõi sự cân đo của từng 
lớp.. + Sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ toàn trường : số cháu 
kênh bình thường, tỉ lệ suy dinh dưỡng, béo phì , tỉ lệ bệnh tật và tăng cân, giảm 
cân + Sổ theo dõi trẻ suy dinh dưỡng , béo phì , trẻ dưới 24 
tháng tuổi và trẻ mắc các bệnh mạn tính: tim, hen, động kinh, tự kỷ... 
 9/24

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phong_chong_dich_benh.docx