Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học

docx 17 trang skquanly 31/01/2025 972
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học
 ** Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học **
 MỤC LỤC
 Trang
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề.
II. Mục đích nghiên cứu. 
II. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề .... 4
II. Thực trạng của vấn đề. ......6
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
IV. Tính mới của giải pháp
V. Hiệu quả SKKN
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
I. Kết luận 
II. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 ---Người viết SKKN: Đinh Văn Cường – Trường TH Hoàng Văn Thụ--- 1 ** Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học **
hiệu trưởng đến giáo viên và gia đình các lực lượng xã hội khác thì khó mà các 
em có được sự tiến bộ thay đổi nhận thức và hành vi trong việc ứng xử với moị 
người xung quanh được.
 Để hình thành thói quen có hành vi phẩm chất tốt ở các em, có thói quen 
ứng xử đúng mực với ông bà, cha mẹ những người xung quanh đặc biệt là với 
những người cùng trang lứa, nhằm giúp các em không ngừng phấn đấu tu dưỡng 
nâng cao lòng yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội có phẩm chất 
năng động sáng tạo, có vốn hiểu biết sâu rộng đáp ứng yêu cầu của công cuộc 
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
 Đây cũng là nền tảng quan trọng đối với công tác quản lý giáo dục đạo đức 
của những nhà quản lý. Đối tượng giáo dục đạo đức học sinh là những nhân cách 
đang vươn lên để trở thành người công dân có ích, các em mang đặc thù lứa tuổi 
và chủ thể của giáo dục đạo đức, các em học sinh tiểu học chưa có đủ điều kiện 
về nhận thức tình cảm, ý chí quyết định kết quả phát triển tài và đức.
 Thực tế hiện nay trong khi cơ chế thị trường đang bộc lộ nhũng mặt tích 
cực và tiêu cực khi quá trình đô thị hoá ở địa phương đang diễn ra với tốc độ 
nhanh chóng, thông tin bùng nổ, quá trình hội nhậpdo đó nhu cầu giao tiếp trở 
nên vô cùng bức xúc nó đòi hỏi giáo dục nói chung, đặc biệt là giáo dục đạo đức 
càng trở nên phức tạp khó khăn. Số các em chưa ngoan ngày càng tăng đặc biệt 
hiện nay tình trạng sử dụng bạo lực để giải quyết mối quan hệ giữa các học sinh 
với nhau ngày càng gia tăng. Do đó việc làm trước tiên của các nhà quản lý, 
chăm lo bồi dưỡng giáo dục đạo đức cho người học, ngăn chặn tình trạng bạo lực 
học đường, hình thành lối ứng xử có văn hoá coi đó là việc làm trước tiên và là 
cái gốc cho sự phát triển nhân cách.
 Như Bác Hồ đã dạy “Bây giờ phải học, học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, 
yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức” học để có đạo đức “để hành động có 
đạo đức”, nhằm góp phần nâng cao hiểu biết và trang bị những kỹ năng cần thiết 
trong phòng tránh và ngăn ngừa hành vi bạo lực cũng như các tệ nạn xã hội trong 
cộng đồng xã hội nói chung và nhà trường nói riêng vì lẽ đó tôi đã đi sâu vào tìm 
hiểu và giải quyết thực trạng bạo lực học đường ở trường tiểu học Hoàng Văn 
Thụ thông qua các hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp. 
 II. Mục tiêu đích nghiên cứu
 ---Người viết SKKN: Đinh Văn Cường – Trường TH Hoàng Văn Thụ--- 3 ** Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học **
yếu của việc vun đắp cho cái gốc nhân cách là vấn đề đạo đức “Học ăn học nói” 
nếu chúng ta chủ trương gắn giáo dục đạo đức phải tiến hành trong suốt cuộc đời. 
Đạo đức tồn tại trong một dạng ý thức hoạt động và giao lưu trong toàn bộ hoạt 
động, đời sống của con người, chúng ta khẳng định rằng đạo đức nảy sinh từ 
cuộc sống hiện thực, cái thiện cái ác nảy sinh từ quan hệ kinh tế, xã hội và liên 
quan đến việc phát triển văn hoá giáo dục thông qua các hoạt động mà đạo đức 
con người luôn luôn phát triển và hoàn thiện.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Việc xây dựng con người trong sự 
nghiệp giáo dục ngày nay là rất quan trọng”.
 Với tầm chiến lược có mục tiêu phương pháp như Bác đã từng dặn “Ta xây 
dựng con người cũng phải có định hướng rõ ràng”
 Nếu như nhân cách là cái làm người này khác người kia thì đạo lý làm 
người là yếu tố để dân tộc ta trở thành chính mình. Sự phá vỡ đạo lý là một nguy 
cơ đối với sự tồn vong của dân tộc, của một nền văn hoá.
 Vậy giáo dục học sinh có thói quen sử dụng vũ lực không phải một sớm 
một chiều mà phải trải qua một quá trình nhận thức đạo đức không phải sẵn có 
mà phải được rèn luyện.
 “ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
 ( Hồ Chủ Tịch)
 Nhà trường là nơi có điều kiện giáo dục thế hệ trẻ nên thầy cô phải được 
trang bị đầy đủ tri thức về giáo dục đạo đức, giảng dạy có chất lượng, mặt khác 
phải cảm hoá được thế hệ trẻ. Thầy cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 Xuất phát từ những vấn đề trên nên việc xây dựng kế hoạc quản lý giáo dục 
học sinh nói chung và phòng chống, ngăn ngừa bạo lực học đường nói riêng 
trong nhà trường là một yêu cầu của người hiệu trưởng.
 Nhiệm vụ của quản lý giáo dục học sinh giúp học sinh lĩnh hội được tư 
tưởng, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Giáo dục các em về tình cảm, 
lòng yêu thương con người, biết coi trọng mối quan hệ tình cảm, tôn trọng thầy cô, 
quan hệ mật thiết với người xung quanh. Từ đó giúp các em có ý thức được việc 
rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức của bản thân qua lời nói việc làm
 ---Người viết SKKN: Đinh Văn Cường – Trường TH Hoàng Văn Thụ--- 5 ** Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học **
 Tác động trực tiếp từ lối sống của một bộ phận thanh niên hư từ nơi khác 
đến, cùng với cách giải quyết mâu thuẫn giữa các thanh niên giữa các địa phương 
trong thời gian qua bằng vũ lực đã tác động tiêu cực đến suy nghĩ và hành động 
của các em. 
 Công tác quản lý trong nhà trường hiện nay dường như vẫn còn thiên về 
hành chính và nặng thành tích. Những hoạt động giáo dục ngoại khóa chưa được 
quan tâm đúng mức, chưa đầu tư thỏa đáng. Phong trào “xây dựng trường học 
thân thiện, học sinh tích cực” tuy đã có tác động làm tốt dần môi trường giáo dục 
nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu.
 Hình thức xử lý học sinh vi phạm hiện nay chưa thực sự hiệu quả. Việc 
“Nghiêm trị” là cần thiết, nhưng phải xem xét hình thức kỷ luật sao cho vừa có 
tác dụng răn đe, vừa khiến cho các em cảm thấy được quan tâm thực sự.
 Mối quan hệ thầy – trò ngày nay dường như đang có những khoảng cách. 
Đôi khi, thầy cô không còn là “tấm gương sáng” cho học sinh noi theo. Thêm 
vào đó, sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình và xã hội còn lỏng lẽo, thiếu chặt 
chẽ.
 Cách cư xử nội tâm hay sự biểu lộ: Cách cư xử nội tâm phản ánh sự rút lui, 
ức chế, lo lắng hay chán nản. Do ít bộc lộ ra bên ngoài, những học sinh này 
thường không được các thầy, cô giáo trong trường chú ý tới.
 Các yếu tố tâm lý cá nhân: Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số yếu tố tâm 
lý cá nhân gắn liền với những mức độ gây hấn cao, và đây là dấu hiệu của các 
nguy cơ về bạo lực.
 Yếu tố môi trường gia đình: Môi trường gia đình được cho là có ảnh hưởng 
nhiều nhất tới hành vi ở học sinh. Hành vi bạo lực của cha mẹ, tính hung hãn và 
hiếu chiến của họ đều được trẻ em quan sát và ghi dấu ấn khi chúng sống trong 
môi trường gia đình.
 Việc tiếp xúc với bạo lực trên vô tuyến truyền hình và trò chơi game trực 
tuyến, ở một mức độ nào đó làm gia tăng tính hung hãn ở trẻ em, và sự hung hãn 
này lại có thể được đưa vào trường học.
 Như vậy, môi trường gia đình, tính cách, hành vi của cha mẹ là yếu tố chủ 
yếu tác động và có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi, nhân cách của trẻ ngay từ rất 
sớm, lúc mới sinh ra cho đến tuổi trưởng thành. 
 ---Người viết SKKN: Đinh Văn Cường – Trường TH Hoàng Văn Thụ--- 7 ** Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học **
định hướng, điều chỉnh các hành vi của những em có xu hướng bạo lực vào các 
hoạt động tích cực của tập thể.
 - Tạo điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực vào các hoạt động 
trường, lớp, đặc biệt các hoạt động như giáo dục về sự bình đẳng, tư vấn, hòa giải 
cho học sinh...Đây là biện pháp quan trọng ngăn chặn bạo lực xảy ra trong nhà 
trường.
 - Tổ chức các hoạt động nhằm tạo cho các em cơ hội thể hiện lòng yêu 
thương và tôn trọng người khác. Khi tham gia các hoạt động xã hội, mối quan hệ 
xã hội rộng mở, các em sẽ học hỏi và thiết lập các mối quan hệ tích cực cho sự 
phát triển tâm lý của các em.
 - Giáo viên cần nâng cao khả năng nhận biết các dấu hiệu của bạo lực. 
Trước khi có hành động bạo lực, ở các học sinh sẽ có những biểu hiện nhất định 
và giáo viên nên nắm bắt những dấu hiệu này. Những dấu hiệu cảnh báo trước về 
bạo lực gồm: Đột nhiên có biểu hiện thiếu quan tâm, thờ ơ với xung quanh; Ám 
ảnh với các trò chơi bạo lực; Trầm cảm và tính khí thất thường, không ổn định; 
Không kiềm chế cảm xúc, sự tức giận của bản thân...
 - Giáo viên tổ chức các buổi giáo dục về phòng chống bạo lực cho học 
sinh. Nếu có một vụ bạo lực học đường đang là tin tức được dư luận quan tâm, 
giáo viên nên tận dụng điều này để đưa nó vào lớp học của mình. Giáo viên có 
thể tham lận với học sinh về những dấu hiệu cảnh báo của bạo lực, những việc 
nên làm khi phát hiện ra những dấu hiệu đó.
 - Khuyến khích học sinh chia sẻ với bạn về những thông tin bạo lực. Hãy 
thể hiện cho học sinh biết bạn luôn sẵn sàng lắng nghe và là chỗ dựa tin cậy để 
các em có thể chia sẻ những mối quan tâm hoặc lo ngại về những hành vi bạo lực 
có thể xảy ra. Cởi mở với học sinh và luôn sẵn sàng lắng nghe các em là cơ sở để 
có thể phòng tránh bạo lực xảy ra.
 - Giáo viên cần dạy cho học sinh cách thức giải quyết xung đột và kỹ năng 
làm chủ cảm xúc của mình. Nếu làm chủ được cảm xúc của mình chỉ sau một vài 
phút tức giận, học sinh sẽ không tiếp tục có hành vi bạo lực.
 - Giáo viên cần lôi kéo sự tham gia của cha mẹ học sinh vào giải quyết vấn 
đề. Cũng như với các học sinh, giáo viên nên có sự liên hệ, tạo kênh thông tin để 
liên hệ, trao đổi một cách cởi mở với cha mẹ học sinh về vấn đề bạo lực với con 
 ---Người viết SKKN: Đinh Văn Cường – Trường TH Hoàng Văn Thụ--- 9 ** Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học **
 - Nhà trường cần trao trách nhiệm và đặt niềm tin nơi học sinh. Ngay từ 
đầu năm học nên đưa ra các nội quy cụ thể để xây dựng nền nếp trường lớp và 
môi trường học tập thân thiện, tích cực. Giáo viên phối hợp với học sinh trong 
lớp phân công trách nhiệm cho các thành viên trong lớp để các em thấy rõ mình 
có trách nhiệm xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh.
 - Nhà trường tổ chức các buổi giao lưu rộng rãi giữa các lớp, các trường, 
các tổ chức, đoàn thể. Trong lớp, tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, đi tham 
quan, dã ngoại để giáo dục tinh thần tập thể cho mỗi học sinh. Tổ chức các buổi 
giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao giữa các lớp trong toàn khối, toàn trường để 
các em hiểu và gần gũi nhau hơn.
 - Nhà trường cần phối hợp với chính quyền, cộng đồng dân cư, các ban 
ngành, đoàn thể tạo nhiều sân chơi nhằm giúp các em thư giãn và có điều kiện 
giao lưu, gần gũi, thân thiện với nhau qua các hoạt động phong trào, các chương 
trình ngoại khóa như: thành lập các câu lạc bộ theo sở thích; tổ chức các buổi 
sinh hoạt chủ điểm nhân cacsc ngày lễ; tổ chức các hội thi...Chính những hoạt 
động trên đã giảm bớt những căng thẳng trong học tập, gắn kết các em lại với 
nhau, tạo sự thân thiện, gần gũi.
 - Giáo dục học sinh không có những cái nhìn định kiến, nói với các em hãy 
bỏ tất cả những định kiến bên ngoài lớp học và tạo cho lớp học là nơi an toàn để 
các em bày tỏ suy nghĩ và có các cuộc thảo luận.
 - Bồi dưỡng cho các lực lượng làm công tác giáo dục nhận biết được những 
dấu hiệu cảnh báo ở học sinh trước những bạo lực có thể xảy ra.
 - Hãy lắng nghe học sinh nói về bạo lực học đường, hãy cởi mở để đón nhận các 
em
 - Hãy dân chủ thảo luận việc ngăn chặn bạo lực với học sinh, hãy sử dụng 
học sinh là lực lượng chính ngăn ngừa bạo lực, tổ chức để học sinh được tham 
gia và giáo viên hãy tham gia vào tổ chức của các em để giúp đỡ các em trong 
công tác.
 - Tổ chức các buổi nói chuyện hướng dẫn những giải pháp và kỹ năng kiểm 
soát những cơn tức giận, hướng dẫn các em cách xử lý xung đột, cách giải quyết 
những bất đồng không cần đến bạo lực.
 ---Người viết SKKN: Đinh Văn Cường – Trường TH Hoàng Văn Thụ--- 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phong_chong_bao_luc_h.docx