Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ trong thời gian nghỉ dịch ở nhà

docx 23 trang skquanly 04/07/2024 1230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ trong thời gian nghỉ dịch ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ trong thời gian nghỉ dịch ở nhà

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ trong thời gian nghỉ dịch ở nhà
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH CHĂM 
 SÓC TRẺ TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH
 Lĩnh vực/môn : Chăm sóc nuôi dưỡng
 Cấp học : Mầm non
 Tên Tác giả : Bùi Thị Huyền Phương
 Đơn vị công tác : Trường Mầm non Tả Thanh Oai B
 Chức vụ : Nhân viên nuôi dưỡng
 NĂM HỌC: 2021 - 2022 Biện pháp 2: Tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của việc 
chăm sóc trẻ khi nghỉ dịch ở nhà.
 Cách làm cũ:
 Để thực hiện tốt công tác này, cần phối hợp với các bậc phụ huynh ngay từ 
đầu, thông qua những buổi họp phụ huynh đầu năm học.
 Tuyên truyền với phụ huynh qua bảng biểu được gắn ở cửa lớp, tháp dinh 
dưỡng, thực đơn, bảng định lượng để phụ huynh tiện theo dõi thông tin.
 Cách làm mới:
 Tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về thực hiện 
một số biện pháp chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, hướng dẫn các bậc phụ huynh chế 
biến món ăn tại nhà. Thông qua các video tôi đã quay và đăng lên trang web của 
nhà trường.
 Tổ chức họp zoom, để tuyên truyền với phụ huynh về cách nuôi dạy trẻ 
khoa học và các món ăn, dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ.
 Việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh không chỉ giúp cha mẹ và giáo 
viên có thêm kiến thức nuôi dạy trẻ một cách khoa học mà còn giúp cho cha mẹ 
hiểu thêm được công việc của nhân viên nhà bếp.
 Có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, tôi nhận thấy việc này sẽ thu lại kết 
quả tốt, các con khỏe mạnh, phát triển toàn diện, phụ huynh luôn có sự gần gũi cởi 
mở khi trao đổi về tình hình con em mình.
 * Kết quả:
 Dinh dưỡng đối với trẻ đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều các bậc phụ 
huynh. Các cô giáo cũng rất ủng hộ và quan tâm phối hợp tuyên truyền tới các bậc 
phụ huynh. Tạo được mối liên hệ mật thiết giữa gia đình và nhà trường.
 Các đồng chí nhân viên nuôi dưỡng đã xây dựng được 21 bài tuyên truyền về 
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và đăng tải lên trang Website của nhà trường và gửi vào 
Zalo nhóm lớp được các bậc phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình.
 Các món ăn trong ngày khi trẻ ở nhà cũng được phụ huynh chế biến như ở 
trường tạo hứng thú, trẻ ăn ngon miệng, 100% trẻ tăng cân rõ rệt.
 Biện pháp 3: Tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh tăng cường sức đề 
kháng nâng cao sức khỏe phòng chống dịch bệnh.
 Cách làm cũ:
 Để có một cơ thể phát triển tốt tránh được bệnh tật trẻ cần có chế độ ăn uống 
sinh hoạt khoa học và hợp lý. Khi các con đến trường các đồng chí giáo viên chính 
là cầu nối trao đổi trực tiếp với phụ huynh về chế độ sinh hoạt, ăn uống ngủ nghỉ 
của trẻ khi ở trường. bệnh Covid-19 ra nếu các bậc phụ huynh không để ý đến các con thì trẻ có khả 
năng phải đối mặt với các dịch bệnh khác như: tiêu chảy, dịch tả, sốt xuất huyết, 
quai bị, thủy đậu, viêm đường hô hấp...
 * Kết quả:
 Các con đều khỏe mạnh, không có trẻ nào mắc bệnh, đảm bảo trẻ được phát 
triển khỏe mạnh và toàn diện.
 Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh học sinh để cho trẻ quay trở lại 
trường học
 Cách làm cũ:
 Năm học 2021-2022 là một năm học đặc biệt do dịch Covid-19 diễn biến 
phức tạp nên trẻ phải nghỉ học ở nhà. Nhà trường duy trì thường xuyên việc tổng 
vệ sinh dọn dẹp để đảm bảo môi trường lớp học và xung quanh như phun khử 
khuẩn, rửa đồ chơi.Sau khi có công văn cho trẻ đi học trở lại, nhà trường đã gửi 
thông báo vào zalo các lớp và trang wedside của trường về kế hoạch đi học trở lại 
để phụ huynh nắm được.
 Cách làm mới:
 Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, học sinh các cấp của Hà 
Nội đã quay trở lại trường học. Tại trường trẻ học tập, vui đùa và tiếp xúc với rất 
nhiều bạn bè trang lứa. Nếu chẳng may một trẻ nhiễm Covid-19 thì trẻ đó sẽ là 
nguồn lây cho những trẻ khác. Vì thế, các bậc phụ huynh cần trang bị cho trẻ đầy 
đủ những kiến thức, kĩ năng để bảo vệ sức khỏe, nhất là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo.
 Hơn nữa đây cũng là cơ sở để hình thành cho trẻ thói quen tốt, có thể tự bảo 
vệ bản thân và có kỹ năng sống ngay từ nhỏ để thích nghi an toàn.
 Để chuẩn bị cho học sinh quay lại trường học thì công tác bảo đảm an toàn 
phòng, chống dịch bệnh được đặt lên hàng đầu.
 Tiến hành tổng vệ sinh định kì, sạch sẽ trước khi học sinh quay trở lại trường. 
Nhà trường đã tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên về phương 
án phân 4 luồng đón trẻ để đảm bảo mật độ dãn cách phòng chống dịch được an 
toàn.
 Hướng dẫn các con duy trì thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày. Tuân 
thủ các khuyến cáo 5K do Bộ y tế đề ra đó là: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng 
cách - Không tập trung đông người - Khai báo y tế.
 * Kết quả:
 Trẻ rất thích được đến trường, và số trẻ đến lớp ngày một đông, tỷ lệ trẻ đi 
học chuyên cần đạt từ 90-95%. Cho đến nay không trẻ nào bị mắc covid-19 khi ở 
trường.
 Phụ huynh tin tưởng vào sự chỉ đạo của BGH nhà trường về môi trường học 
tập: Sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.
 4. Những thông tin cần được bảo mật: Không MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:.............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................2
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:....................................................................2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ.....................................................................3
I. Cơ sở lý luận: ...................................................................................................3
II. Cơ sở thực tiễn:...............................................................................................4
1. Đặc điểm chung ...............................................................................................4
2. Điều tra số liệu trẻ đầu năm:............................................................................5
III. Các biện pháp ................................................................................................5
1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất
lượng chế biến món ăn cho trẻ mầm non..............................................................5
2. Biện pháp 2: Tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của việc chăm
sóc trẻ khi nghỉ dịch ở nhà ....................................................................................6
3. Biện pháp 3: Tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh tăng cường sức_đề kháng
nâng cao sức khỏe phòng chống dịch bệnh...........................................................7
4. Biện pháp 4: Tuyên truyền với các bậc phụ huynh về cách phòng chống bệnh
về mùa hè ............................................................................................................10
5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh học sinh để cho trẻ quay trở lại trường
học.......................................................................................................................11
IV. Kết quả đạt được..........................................................................................12
PHẦN III. KẾTLUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................15
1. Kết luận..........................................................................................................15
2. Khuyến nghị ..................................................................................................15 chăm sóc trẻ trong thời gian nghỉ dịch” để làm sáng kiến kinh nghiệm của mình 
và đã áp dụng tại trường mầm non Tả Thanh Oai B, huyện Thanh Trì đạt kết quả 
tốt.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm tạo ra môi trường thuận lợi và thống nhất về nội dung, phương pháp 
giáo dục. Cách tổ chức chăm sóc trẻ ở lớp cũng như ở nhà tránh được sự trái ngược 
về cách thức tác động đến trẻ, nâng cao hiệu quả chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục 
trẻ.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh trường mầm non Tả Thanh Oai B.
 4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Phương pháp quan sát sư phạm.
 + Phương pháp thực hành.
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phụ huynh trường mầm non Tả Thanh Oai 
B.
 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2021 đến tháng 04/2022. II. Cơ sở thực tiễn:
 1. Đặc điểm chung:
 Trường mầm non Tả Thanh Oai B có đội ngũ quản lý, giáo viên và cô nuôi 
nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Chất lượng nuôi dưỡng trẻ tại trường được ghi nhận 
đánh giá cao của phòng giáo dục huyện Thanh Trì cũng như các bậc phụ huynh. 
Tổng số CB,GV,NV nhà trường có 68 đồng chí (3 đồng chí ban giám hiệu, 48 
đồng chí giáo viên, 11 đồng chí cô nuôi, 1 đồng chí kế toán và 5 đồng chí bảo vệ). 
Trường có 576 trẻ với 20 lớp học trong đó có 17 lớp mẫu giáo, 3 lớp nhà trẻ 24 - 
36 tháng.
 Ba khu bếp được nhà trường trang bị đầy đủ các loại đồ dùng, dụng cụ sơ 
chế, chế biến và thực hiện đúng theo quy trình bếp một chiều.
 Từ thực tế trên, khi đi vào thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã 
gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
 a. Thuận lợi:
 Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện, 
Phòng GD&ĐT, của Đảng ủy, UBND xã và sự nhất trí cao của các bậc phụ huynh 
học sinh.
 Ban giám hiệu chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể 
trong và ngoài trường về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng, công tác phòng chống 
dịch bệnh cho trẻ.
 20/20 lớp và 3 bếp ăn được trang bị đầy đủ các điều kiện phục vụ công tác 
chăm sóc và giáo dục trẻ đảm bảo khoa học vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Bên cạnh đó, ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các đồng chí nhân viên 
thực hiện kết nối với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng khoa học và vệ sinh an toàn 
thực phẩm thông qua Zalo, trang Website với các bài giảng điện tử và bài tuyên 
truyền,hướng dẫn cách chế biến món ăn cho trẻ nhỏ để phụ huynh làm cho trẻ ăn 
khi ở nhà nghỉ dịch.
 Tôi được nhà trường tạo điều kiện tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tôi luôn tìm tòi, học hỏi để 
đưa ra cách chế biến các món ăn sao có màu sắc, mùi vị, hình thức đẹp, hấp dẫn 
trẻ ăn ngon miệng.
 Các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển nên rất thuận lợi cho việc 
tuyên truyền tới các bậc phụ huynh.
 Phụ huynh thường xuyên trao đổi với các cô về tình hình ăn uống của con 
mình ở nhà để các cô có thể hiểu hơn về tâm lý và sở thích món ăn của các con, 
qua đó giúp cho mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường ngày càng khăng khít 
hơn. nào? Vì sao? Từ đó sẽ quyết định đến chất lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn 
của trẻ.
 Muốn trẻ có những bữa ăn ngon, tăng sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh 
chúng ta phải luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình được 
tốt hơn, đặc biệt là các cô nuôi là người trực tiếp chế biến ra các món ăn để chăm 
sóc sức khoẻ cho trẻ. Hơn nữa, ở trường mầm non thì vấn đề nâng cao khả năng 
chế biến món ăn và đảm bảo VSATTP càng quan trọng. Vì các cô có nhiều kinh 
nghiệm thì mới có thể làm tốt được công tác của mình. Bên cạnh đó các cô phải 
thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ và chế biến như thế nào để giúp trẻ ăn 
ngon miệng, hết suất. Bên cạnh đó, tôi không ngừng tìm tòi học hỏi đồng nghiệp 
và trên mọi kênh thông tin có liên quan đến vần đề chế biến các món ăn, vệ sinh 
an toàn thực phẩm. Tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu chuyên môn để có 
kiến thức, kinh nghiệm chế biến các món ăn cho trẻ sao cho đúng kỹ thuật, đảm 
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà giữ lại các chất dinh dưỡng giúp trẻ dễ ăn, ăn 
ngon miệng và ăn hết xuất. Đặc biệt trong thời gian nghỉ dịch ở nhà, tôi thường 
tìm hiểu sách báo, tài liệu trên mạng, khi có một món ăn mới tôi thường tìm hiểu 
kỹ để tìm hiểu các nguyên liệu, cách kết hợp các gia vị, chế biến. Ngoài ra tôi luôn 
sưu tầm các loại sách dạy chế biến các món ăn phù hợp cho trẻ nhỏ và món ăn dễ 
chế biến, sau đó lưu lại thành bộ sưu tập các món ăn, điều đó giúp tôi tự tin hơn 
trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bản thân tôi và đồng nghiệp thường xuyên 
thử nghiệm nấu những món ăn mới mà chúng tôi học hỏi sau đó quay video, hướng 
dẫn phụ huynh chế biến và nấu ăn tại nhà cho trẻ ví dụ như một số món: Tôm lớp 
thịt lợn xào ngũ sắc, bún riêu cua,... Qua đó, chất lượng chế biến các món ăn của 
chúng tôi ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
 Kết quả:
 Sau khi áp dụng biện pháp trên bản thân tôi đã được chọn 01 bài video về 
chế biến món ăn: tôm lớp, thịt lợn xào ngũ sắc gửi vào kho học liệu của huyện và 
04 bài video đăng lên Website của nhà trường. Tổ nuôi có 4 bài được gửi ra huyện 
và 21 bài đăng lên Website của nhà trường. Tôi đã tích lũy cho mình rất nhiều 
những kinh nghiệm trong quá trình chế biến món ăn ngon phù hợp với trẻ nhỏ.
 2. Biện pháp 2: Tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của việc 
chăm sóc trẻ khi nghỉ dịch ở nhà.
 Cách làm cũ:
 Để thực hiện tốt công tác này, cần phối hợp với các bậc phụ huynh ngay từ 
đầu, thông qua những buổi họp phụ huynh đầu năm học.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phoi_hop_voi_phu_huyn.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ trong thời gian nghỉ dịch.pdf