Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1.Lời giới thiệu: Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Để đất nước giàu mạnh thì những chủ nhân tương lai phải được chuẩn bị một cách đầy đủ về thể chất, tâm lý, nhân cách và nhận thức. Trong các hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, song hoạt động học tập có chủ định trong các giờ hoạt động chung đó là hoạt động cung cấp chủ yếu có hệ thống cần trang bị cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Giáo dục mầm non của chúng ta đang từng bước hoàn thiện mình hơn cả về nội dung và phương pháp. Trong mỗi một lĩnh vực điều có sự thay đổi để phù hợp hơn với tâm sinh lý của trẻ theo từng thời kì, theo từng bước phát triển của trẻ. Đối với lĩnh vực phát triển nhận thức, là lĩnh vực được chú trọng nhất trong giáo dục trẻ, đặc biệt với trẻ 5 tuổi. Trong lĩnh vực nhận thức trẻ được lĩnh hội về tri thức để hoàn thiện mình. Nhưng trong thực tế cho thấy rằng, giáo dục mầm non chưa chú trọng dạy trẻ định hướng về thời gian và không gian, hoạt động định hướng trong không gian tuy là một nội dung nhỏ trong việc cho trẻ mầm non làm quen với toán nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Trong chương trình mới chú trọng dạy trẻ về số lượng, kích thước, hình dạng, còn riêng về thời gian và không gian thì đã được đề cập đến tuy nhiên chưa được quan tâm nhiều và đi sâu, trong kế hoạch có đưa nội dung dạy trẻ nhưng hình thức và phương pháp chưa được đổi mới, chưa có nhiều hoạt động đa dạng được đưa vào trong chương trình nên chưa thu hút được trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay việc dạy trẻ làm quen với toán đóng vai trò trong việc cung cấp kiến thức ban đầu cho trẻ. Làm quen với toán ngay từ tuổi mầm non là việc hoàn toàn đúng đắn và cần thiết giúp trẻ tìm tòi, quan sát, so sánh, khám phá, phân loại... Xuất phát từ nhận thức của trẻ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng quay trở về thực hiễn. Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ nhận thức tốt về thế giới xung quanh, hình thành hệ thống hóa kiến thức một cách chính xác, khoa học, hình thành các biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, bên cạnh đó thì việc xác định vị trí trong không gian giúp trẻ xác định đúng các vị trí trên - dưới, trước - sau, phải - trái của bản than mình và của đối tượng khác trong không 1 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Nội dung của sáng kiến: 7.1.1. Cơ sở lí luận Mọi sự vật xung quanh chúng ta đều có vị trí, hình thức kết cấu, có độ dài ngắn, cao thấp khác nhau. Tất cả những cái đó được gọi là không gian và khi ta quan sát không gian mang tính chất ba chiều: Chiều dài, chiều rộng và chiều sâu. Mọi sự vật, hiện tượng và bản thân đứa trẻ đều tồn tại trong không gian và thời gian. Trong không gian có những vật thể cố định với những vị trí và thuộc tính nhất định như: Có phía trên, có phía dưới, có phía trái, có phía phải, có phía trước, có phía sau, có chỗ gần, có chỗ xa. Như vậy không gian cũng là đối tượng của hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn của bản thân trẻ. Vì thế cần kịp thời phát triển khả năng định hướng trong không gian ở trẻ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ thực hiện có hiệu quả các hoạt động khác nhau trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy vấn đề dạy trẻ định hướng trong không gian đã được các nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Nhấn mạnh vai trò của định hướng trong không gian trong việc lĩnh hội tri thức, B.G. Ananhiep cũng khẳng định rằng: “Không có hình thức hoạt động nào của trẻ trong quá trình học tập mà trong đó sự định hướng trong không gian không là điều kiện quan trọng để lĩnh hội các tri thức cũng như hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ xảo”. Các tác giả như: A.A.Liublinxkaia, V.X.Mukhina nghiên cứu đặc điểm phát triển sự định hướng trong không gian của trẻ em lứa tuổi mầm non. Các tác giả đã vạch ra những đặc điểm phát triển biểu tượng về các hướng không gian và sự định hướng không gian của trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Họ khẳng định, ở giai đoạn đầu của lứa tuổi mẫu giáo trẻ định hướng được trong không gian trên cơ sở hệ thống cảm giác quy chiếu tức là trên chính cơ thể trẻ. Định hướng “trên chính mình” là nguồn gốc để trẻ nhỏ định hướng vị trí các vật khác so với trẻ. Dần dần trẻ biết sử dụng hệ toạ độ tự do với chuẩn là vật bất kì để định hướng trong không gian. Nhưng để định hướng “từ các vật” trẻ phải biết phân chia các hướng khác nhau (phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau, phía phải, phía trái) của vật, sử dụng nó làm vật quy chiếu để định hướng vị trí của các vật khác trong không gian. Tác giả A.M.Lêusia đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm phát triển các biểu tượng về không gian và sự định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo. Bà cho rằng các biểu tượng không gian xuất hiện ở trẻ rất sớm và sự hình thành, 3 Để việc dạy trẻ định hướng trong không gian đạt hiệu quả cao, giáo viên cũng cần xác định các phương pháp, biện pháp dạy học sao cho phù hợp với trẻ, phù hợp với sự đa dạng của nội dung chương trình giáo dục mầm non. - Trẻ 5-6 tuổi có thể hình dung không gian là một thể thống nhất. - Đã phân biệt được các vùng không gian khác nhau và các phần trong mỗi vùng đó, hiểu được tính tương đối khi định hướng trong không gian. - Trẻ thực hiện được định hướng trong không gian mà không phụ thuộc vào vị trí của bản thân, trẻ đã biết thay đổi vật chuyển trong quá trình định hướng. Trẻ xác định được mối quan hệ trong không gian giữa chúng khi chuẩn là các vật khác nhau và diễn đạt bằng lời các mói quan hệ đó. b) Lựa chọn nội dung phù hợp với khả năng Đối với trẻ 5-6 tuổi xác định vị trí của đồ vật (phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau, phía phỉa, phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một vật nào đó. Bên cạnh đó còn hướng dẫn trẻ định hướng di chuyển và định hướng trên mặt phẳng. Nội dung dạy trẻ MG 5-6 tuổi định hướng trong không gian. Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi đã có khả năng xác định các hướng không gian cơ bản như phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau, phía phải – phía trái của bản thân trẻ, không gian định hướng đã được mở rộng hơn. Tuy nhiên giáo viên cần tác động để tiếp tục phát triển cho trẻ khả năng xác định vị trí của những đối tượng xung quanh so với trẻ và vị trí của bản thân trẻ giữa những đối tượng xung quanh, mở rộng hơn nữa không gian định hướng cho trẻ. Trẻ 5 – 6 tuổi còn có khả năng xác định các hướng không gian cơ bản như phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của người khác. Một mặt giáo viên cần phát triển hơn nữa khả năng này của trẻ, khác cần dạy trẻ xác định phía phải – phía trái của người khác dựa trên sự xác định tay phải và tay trái của người đó. Đến cuối lớp mẫu giáo lớn giáo viên cần chú ý dạy trẻ học cách xác định vị trí đồ vật so với đồ vật khác nhằm hình thành cho trẻ kĩ năng xác định và diễn đạt bằng lời nói mối quan hệ không gian giữa các vật. Điều đó có tác dụng giúp trẻ dễ dàng thực hiện sự định hướng trong không gian với việc sử dụng hệ toạ độ tự do với chuẩn là vật bất kì. Trong thời gian trẻ học ở lớp mẫu giáo lớn, giáo viên cần tiếp tục phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trên mặt phẳng như: tờ giấy, tấm bảng, trang sách với việc xác định một cách chi tiết hơn các vị trí trên mặt phẳng như: góc trên bên phải, góc trên bên trái, góc dưới bên phải, góc dưới bên trái. Tiếp tục dạy trẻ định hướng và thay đổi hướng khi di chuyển. 5 Ngoài ra nhà trường được sở giáo dục đầu tư, xây dựng thêm hai dãy nhà lớp, học với diện tích rộng rãi thoáng mát ở cả khu trung tâm có 6 lớp và khu lẻ thôn Đình có 4 lớp đã đi vào sử dụng - Đối với đội ngũ giáo viên Nhà trường có tổng số 6 giáo viên 5 tuổi trong đó + Cao đẳng, đại học: 6/6 = 100 % Đội ngũ giáo viên trẻ tuổi, năng động nhiệt tình say mê yêu nghề mến trẻ, tích cực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Vào các dịp hè được tham gia học bồi dưỡng chuyên môn của Sở GD&ĐT, phòng giáo dục và đào tạo và của trường mở. Dự và dạy các hoạt động chuyên môn của phòng, chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện cho giáo viên được học tập nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân đã được bồi dưỡng về các nội dung giáo dục cho trẻ đặc biệt là lĩnh vực phát triển nhận thức – cho trẻ làm quen với định hướng trong không gian nên đã cơ bản có kiến thức để giáo dục trẻ. - Đối với phụ huynh Nhiều phụ huynh quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển nhận thức của cô và trẻ, chủ động phối hợp với giáo viên cùng giáo dục trẻ. Đã có nhiều phụ huynh nhiệt tình ủng hộ nguyên vật liệu để cô giáo cùng trẻ làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động trên lớp, chủ động trao đổi với cô giáo những nội dung cần dạy trẻ ở gia đình. - Đối với trẻ Trẻ được học cùng một độ tuổi, trẻ chăm chỉ đi học và biết vâng lời cô, ngoan ngoãn, chú ý học bài. b) Khó khăn Hoạt động định hướng trong không gian là một tiết học khó, đòi hỏi sự chính xác, khoa học đòi hỏi giáo viên phải nắm vững phương pháp môn học, linh hoạt sáng tạo khi tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với Toán. Khi làm đồ dùng đồ chơi giáo viên phải tính toán đến kinh phí, nguyên vật liệu khó tìm, số lượng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết học còn ít, đơn sơ và giá thành cao. - Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục phát triển nhận thức nội dung định hướng trong không gian cho trẻ 7 Biểu 1: Khảo sát đầu năm học trẻ trường MN Thanh Vân Số Xếp loại Tiêu chí trẻ Tốt % Khá % TB % Yếu % Hứng thú tham gia các hoạt động định hướng 37 22,4 46 28 53 32,1 29 17,5 trong không gian Nhận biết được phía phải, phía trái, phía trên, phía dưới, phía 165 41 24,7 54 32,8 56 34 14 8,5 trước, phía sau của bản thân Nhận biết được phía phải, phía trái, phía trên, phía dưới, phía 33 20 51 31 47 28,4 34 20,6 trước phía sau của đối tượng khác Kết quả trên cho thấy tỉ lệ trẻ đạt khá tốt trong tiêu chí hứng thú tham gia hoạt động định hướng trong không gian của trẻ chưa cao chỉ chiếm 22,4%. Tiêu chí nhận biết được phía phải, phía trái, phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân tốt chỉ đạt có 24,7%, trong khi tiêu chí nhận biết được phía phải, phía trái, phía trên, phía dưới, phía trước phía sau của đối tượng khác lại quá thấp 20%. Trong khi đó tỷ lệ trẻ trung bình và trẻ yếu ở các tiêu chí lại chiếm tỷ lệ khá cao lên đến 20,6% trẻ yếu. Những năm trước tôi đã nghiên cứu một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trong đó có nội dung định hướng trong không gian, tuy nhiên đề tài tôi làm rất rộng với nhiều nội dung, nội dung định hướng trong không gian cho trẻ chỉ là một nội dung rất nhỏ của đề tài. Nên trong quá trình thực hiện và áp dụng tại trường nội dung định hướng trong không gian và kết quả đạt được còn hạn chế. Do một số biện pháp đưa ra chủ yếu tập trung vào bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cho giáo viên 5 tuổi chưa chú ý nâng cao chất lượng hoạt động và chưa chú ý tới kết quả trên trẻ cũng như chưa phát huy được tính tích cực nhận thức từ hoạt động học định hướng trong không gian. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cu.doc