Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy năng lực tự quản cho học sinh ở lớp chủ nhiệm
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy năng lực tự quản cho học sinh ở lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy năng lực tự quản cho học sinh ở lớp chủ nhiệm
Với một sáng kiến như thế này thì chưa thể làm nên điều gì trong sự phát triển chung của giáo dục mà đây chỉ là một chiếc “ốc vít” trong hành trong hành trình sản xuất chiếc xe. Nhưng đây cũng là một nụ cười mới của bản thân tôi vì đó là cả một sự nỗi lực của mình. Tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong trường Tiểu học Hoàng Ninh cũng như giáo viên các trường khác tham khảo, vận dụng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn biện pháp Điều 29, Khoản 2 - Luật Giáo dục năm 2019 đã xác định mục tiêu của giáo dục tiểu học là: “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.” Như vậy, bên cạnh giúp học sinh hình thành kiến thức và kĩ năng thì năng lực và phẩm chất của HS phải được hình thành đầy đủ, song song và chắc chắn. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016, sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học, ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TTDĐT 22 ngày 28 tháng 8 năm 2014 của bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo quy định thì năng lực tự quản là một trong những nội dung cần thiết trong đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh và là một trong những căn cứ xét hoàn thành chương trình lớp học. Thế kỷ XXI, hiện đại, văn minh cùng sự hòa nhập với cộng đồng thế giới, vì vậy không thể chấp nhận những người thụ động, ngoan ngoãn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà thực sự phải là người biết làm chủ được bản thân, ý thức được việc mình làm, làm việc chủ động, sáng tạo theo ý bản thân sao cho có hiệu quả, phù hợp nhất với lợi ích cộng đồng. Một lớp người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu thầy cô chúng ta không biết tạo ra cơ hội để học sinh được tập dược, rèn luyện tính tự giác tự quản, năng động, tự sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc rèn năng lực tự quản cho học sinh là một trong những việc làm cần thiết của bất cứ giáo viên chủ nhiệm nào. Nếu từng học sinh có năng lực tự quản sẽ xây dựng được tập thể tự quản tốt, xây dựng được một môi trường giáo dục có trật tự, kỷ cương, xứng đáng là nơi đào tạo những con người có văn hoá, có nếp sống văn minh. Một giáo viên chủ nhiệm ngoài quản lý, giáo dục học sinh lớp mình chúng tôi còn đảm nhận rất nhiều công việc... nên giáo viên không thể ôm lý ngại ngùng, còn rụt rè, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động Một số em tự tin tham gia các hoạt động, ban cán sự lớp rất có trách nhiệm và năng lực song còn lúng túng, không biết phải làm sao để lớp tự quản tốt. Về phía giáo viên: Giáo viên chủ nhiệm năm lớp 4 là giáo viên trẻ, kinh nghiệm chưa có nhiều, cô đã phải đầu tư cho công tác chủ nhiệm một quỹ thời gian rất lớn, hơn nhiều lần so với số tiết theo quy định (3tiết/tuần), tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Khi dự các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, tiết hoạt động tập thể, tôi thấy giáo viên chưa thực sự trao quyền tự chủ, tự quản cho HS, đôi khi còn làm thay, làm hộ học sinh. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5, tôi nhận thấy, việc phát huy năng lực tự quản cho các em là một điều vô cùng quan trọng. Học sinh ở mỗi lớp có những đặc điểm tâm lí, tính chất đặc thù khác nhau nên muốn phát huy năng lực tự quản cho học sinh cũng cần có những biện pháp riêng cho từng khối lớp, đặc biệt là học sinh lớp 5. (lớp lớn nhất trường, luôn là lớp để các lớp dưới noi theo và cũng là lớp tiền đề cho bậc học cao hơn) Chính vì những lý do trên, bản thân tôi luôn mong muốn chia sẻ, trao đổi và học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp về “Một số biện pháp phát huy năng lực tự quản cho học sinh ở lớp chủ nhiệm”. 2. Phạm vi và đối tượng thực hiện a) Phạm vi Học sinh lớp 5G (tổng số 27 học sinh), trường Tiểu học Hoàng Ninh - Nếnh - Việt Yên - Bắc Giang. Học kì 1 năm học 2021-2022. b) Đối tượng Nghiên cứu một số biện pháp phát huy năng lực tự quản cho học sinh. 3. Mục đích của biện pháp Giúp học sinh phát huy năng lực tự quản, từ đó góp phần phát triển toàn diện cho học sinh. Nắm được một số giải pháp nhằm phát huy năng lực tự quản cho học sinh ở lớp chủ nhiệm, cụ thể ở lớp 5. Làm tài liệu cho bản thân và đồng nghiệp về việc phát huy năng lực tự quản cho học sinh ở lớp chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Đối với cha mẹ học sinh: Đây là nơi tin cậy và nắm rõ được tính cách của con mình nhất, có những học sinh ra ngoài rất lễ phép và tự giác trong mọi hoạt động nhưng ở nhà thì hoàn toàn ngược lại. Dành nhiều thời gian khai thác và ghi chép cẩn thận những thông tin thu thập được trong lần tiếp xúc với phụ huynh trong buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm, các buổi đi thực tế tại gia đình các em, qua các buổi nói chuyện, liên hệ qua điện thoại - Đối với học sinh: Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở và chân thành, thân thiện hết mức có thể để tạo cho học sinh cảm giác tin tưởng, an toàn khi tiếp xúc. Sẵn sàng lắng nghe và chấp nhận quan điểm của học sinh một cách vô điều kiện, không phê phán, không lên án hay phản bác học sinh khi các em thể hiện quan điểm cá nhân của mình, hay bộc lộ những hành vi, suy nghĩ khác thường. Nhờ đó chúng ta mới có thể biết được nội dung các em muốn chia sẻ. Cảm thông, chia sẻ với học sinh, đặc biệt giáo viên cần tôn trọng cảm xúc của học sinh, xem các em có thật sự muốn chia sẻ với mình hay không? Nếu các em chưa đủ tin tưởng thì giáo viên hãy xem vấn đề đó thì cần làm tốt tâm lý cho các em, đặt bản thân mình vào chính hoàn cảnh của các em, xuất phát từ tình yêu thương, sự cảm thông chia sẻ thật sự. Một vài chia sẻ cá nhân thích hợp của giáo viên có thể tạo ra bầu không khí tin tưởng, đặc biết khi gặp đối tượng học sinh còn rụt rè, do dự. Tôi cũng dành nhiều thời gian để quan sát các em trong quá trình học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động vui chơi cùng các em. Dưới đây là phiếu tôi phát từ ngay khi nhận lớp để nắm rõ tình hình từng em: THÔNG TIN HỌC SINH Họ và tên: .. Ngày tháng năm sinh: ..... Địa chỉ: . Họ tên bố: .. Nghề nghiệp: ... SĐT: Họ tên mẹ: Nghề nghiệp: ..SĐT: Trong nhà có Người con. Em là con thứ mấy: Điểm mạnh của bản thân: Điểm yếu của bản thân: Em mong ước điều gì: + Lớp trưởng: Theo dõi chung mọi hoạt động của lớp, nếu có gì thay đổi báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm. Tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên của lớp trong các hoạt động, báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần cho giáo viên chủ nhiệm. Hàng ngày theo dõi sức khỏe các bạn, nhắc nhở các bạn thực hiện 5K phòng chống dịch... + Lớp phó phụ trách học tập: Tổ chức điều khiển các hoạt động học tập của lớp, điểm danh từ tổ trưởng, ghi chép sổ đầu bài, kịp thời và đầy đủ. Đề xuất ý tưởng thi đua giữa các tổ liên quan đến học tập như: đôi bạn cùng tiến, hoa điểm 10... tổ chức thi tìm hiểu, giải đáp các thắc mắc trong học tập, theo dõi kết quả học tập của lớp trong từng tuần và báo cáo với lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm. + Lớp phó phụ trách các hoạt động tập thể khác: Nhận nhiệm vụ, tổ chức, phân công, điều khiển các buổi lao động, trực nhật do trường, lớp đề ra. Sau mỗi buổi lao động có nhận xét, đánh giá đến cuối tuần sinh hoạt báo cáo cho lớp trưởng. Tổ chức theo dõi, khuyến khích các bạn tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động thư viện. Báo cáo chung cho lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm khi yêu cầu. + Cờ đỏ: Giám sát nhắc nhở việc thực hiện nội quy của lớp bạn cũng như của lớp mình, báo cáo kết quả cho liên đội, cho lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm về tình hình của lớp. + Tổ trưởng: Theo dõi, chấm điểm thi đua và điều khiển các hoạt động của tổ nắm bắt tình hình cụ thể về học tập và nền nếp của từng thành viên tổ mình. Nộp bảng nhận xét, đánh giá, chấm điểm thi đua báo cáo lại cho lớp trưởng. Ban cán sự lớp luân phiên nhau thực hiện và duy trì các tiết tự quản. + Những cá nhân khác: Theo dõi giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của Ban cán sự. Báo cáo với giáo viên chủ nhiệm nếu phát hiện làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, che dấu khuyết điểm của bạn. Ban cán sự lớp, các tổ trưởng, tổ phó theo dõi đánh giá xếp loại thi đua cuối tuần, cuối tháng, cuối năm dựa vào thang điểm cụ thể. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không thể tránh khỏi những khó khăn vi phạm của một số cá nhân trong lớp. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm gặp trực tiếp những học sinh đó trao đổi về lỗi vi phạm để tháo gỡ Sau đó nếu học sinh có sự tiến bộ giáo viên chủ nhiệm kịp thời khuyến khích, động viên sự cố gắng kịp thời. Đồng thời bảo vệ, xây dựng phát huy uy tín của ban cán sự lớp đối với tập thể. Tuyệt đối giáo viên không được tạo ra sự đối lập giữa ban cán sự lớp với các khéo léo, giúp đỡ các em nhìn ra lỗi sai và tìm cách khắc phục để hoạt động nhịp nhàng, tránh phê bình loại bỏ, sẽ gây ra tâm lý học sinh cảm thấy mình kém cỏi khi không hoàn thành nhiệm vụ. Tổ chức các hoạt động thực tế để học sinh được rèn luyện các kĩ năng tự quản. Đây là bước quan trọng mà trong đó mọi thành viên của lớp đều được tham gia vào việc xây dựng nề nếp tự quản, ban đầu giáo viên chủ nhiệm tham gia trực tiếp vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động, hướng dẫn học sinh chuẩn bị hoạt động, điều khiển học sinh tham gia hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động đó. Sau đó giáo viên chủ nhiệm giao dần cho đội ngũ cán sự lớp tự tổ chức và điều khiển các hoạt động của lớp. Giáo viên lúc này chỉ là người tư vấn, định hướng ban cán sự lớp theo dõi, làm việc. Chúng ta hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé nhất của học trò, hãy chia sẻ những thất bại của các em, vừa là thầy vừa là bạn để các em luôn cởi mở và gần gũi với giáo viên hơn. c) Xây dựng nội quy riêng của lớp Giáo viên chủ nhiệm nên cho học sinh tự xây dựng nội quy của học sinh khi đến trường bằng cách trả lời những câu hỏi như: Theo em những việc gì học sinh không được làm khi đang trong giờ học? Tác phong học sinh khi đến trường phải như thế nào?... Từ câu trả lời của học sinh, sau đó dưới sự định hướng của giáo viên chủ nhiệm, các bạn trong ban cán sự lớp sẽ tóm tắt lại thành nội quy của lớp. Nội quy này do các em tự viết lên và gắn trên tường để các em ghi nhớ thực hiện. (Lớp đã xây dựng được 5 điều nên làm và 5 điều không nên làm) Căn cứ vào phiếu điểm thi đua của nhà trường và các tiêu chí thi đua của trường, lớp tôi xây dựng phiếu điểm thi đua cho học sinh và đây cũng được coi là quy định riêng của lớp. Từ đó các tổ trưởng theo dõi đánh giá xếp loại thi đua cuối tuần, cuối tháng, cuối năm. Cuối mỗi tuần/tháng/học kì/năm đều có đánh giá thi đua để khen thưởng những cá nhân, nhóm, tổ thực hiện tốt, những bạn có tiến bộ và thảo luận hình thức phạt cho các cá nhân, nhóm, tổ vi phạm nhiều. Điều này vừa động viên khuyến khích, vừa mang tính răn đe các em. Phần thưởng là đồ dùng học tập như bút chì, tẩy, thước kẻ, vở, phấn, giấy A4 hay 1 cuốn sổ nhỏ, 1 bức tranh nhỏ, .... (Học sinh được thưởng sẽ lên bốc thăm phần thưởng của mình). Kinh phí trích từ quỹ lớp. Hình thức phạt do lớp thống nhất tùy theo tuần, có thể là vệ sinh lớp, chép lại nội quy lớp, cho các bạn nặn tượng, hát 1 bài hay đọc 1 bài thơ, nhay lò cò, chống đẩy, ... ý tưởng, khuyến khích các em lên kế hoạch cụ thể và tự tổ chức. Và mỗi giờ sinh hoạt lớp tôi đóng vai trò là một khách mời xem các học trò của mình biểu diễn. Chia sẻ với học sinh: Giáo viên chúng ta cần gần gũi, sẻ chia những khó khăn cùng các em khi gia đình gặp việc không may mắn như ốm đau, tai nạn... để thăm hỏi kịp thời, giáo dục các em lòng tương thân tương ái, giúp đỡ bạn bè trong mọi hoàn cảnh nếu có thể. Các em vui vẻ ủng hộ tết vì bạn nghèo * Tiết Sinh hoạt dưới cờ Vì năm nay dịch nên không tổ chức sinh hoạt dưới cờ trướ toàn trường, tôi chủ động cho lớp tự tổ chức sinh hoạt dưới cờ trong lớp. Tôi giao cho các em quyền tự chủ để soạn nội dung cũng như tập duyệt chương trình sinh hoạt. Cô chỉ là người dự giờ và góp ý để buổi sau tiến bộ hơn. Lớp trưởng cho lớp chào cờ. Các em chuẩn bị và biểu diễn văn nghệ. Học sinh tự tổ chức và chơi trò chơi. * Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Liên đội Ví dụ 1: Chủ đề tháng 11: “Tôn sư trong đạo” giáo viên và ban cán sự cùng nhau lên kế hoạch tổ chức cho các bạn tìm hiểu về truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, sưu tầm các bài thơ, về Thầy Cô, ca dao tục ngữ, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước (Tổ chức cuộc thi giữa các tổ). Ban giám khảo có thể là giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh, và giáo viên bộ môn văn, bộ môn mĩ thuật giảng dạy của lớp.... Ví dụ 2: Từng chi đội sẽ tham gia phong trào chăm sóc công trình măng non của liên đội đề ra, mỗi lớp sẽ trồng và bố trí các cây theo một kiểu riêng phù hợp với khuôn viên của lớp mình được phân công, lựa chọn loại cây để chăm sóc khác nhau. Lớp đã trồng được vườn cây lớp mình (do các em tự mang đi và chăm sóc)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_nang_luc_tu.docx