Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS Quyết Thắng

docx 24 trang skquanly 01/08/2024 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS Quyết Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS Quyết Thắng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS Quyết Thắng
 PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài 
 Trong xu thế quốc tế hoá ngày càng cao, cuộc cách mạng khoa học và công 
nghệ trên thế giới và khu vực đang diễn ra mạnh mẽ và phát triển với tốc độ cao. 
Trình độ dân trí, tiềm lực khoa học, công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định 
thế và lực của mỗi quốc gia trên thế giới (văn kiện Nghị quyết TW lần thứ 2 khoá 
VIII của Đảng cộng sản Việt Nam).
 Nghị Quyết TW 2 khoá VIII của Đảng đã khẳng định: “Nhiệm vụ và mục 
tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ tha thiết 
gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, 
có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. 
 Trong những năm qua kể từ khi thành lập trường (30/8/2005), chất lượng 
giáo dục của nhà trường còn thấp so với mặt bằng chung của toàn ngành, chưa có 
nhiều học sinh giỏi cấp thị, cấp tỉnh.
 Từ những lý do trên cùng với sự nhận thức của bản thân và những việc làm 
cụ thể tại trường trong quá trình làm công tác quản lý. Tôi mạnh dạn chọn đề tài: 
“Một số biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục 
trong trường THCS Quyết Thắng - Thị xã Lai Châu - Tỉnh Lai Châu” làm 
đề tài nghiên cứu của mình. 
 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu thực trạng công tác quản lý và giáo dục 
học sinh nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Quyết 
Thắng nói riêng và ở trường THCS nói chung ở địa phương Lai Châu.
 * Thời gian nghiên cứu: Từ 9/2009 đến 3/2010 
 * Phương pháp nghiên cứu thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin:
 Theo Mác: “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Con người là 
sản phẩm của tất cả các mối quan hệ xã hội nói chung, trong đó có nhà trường là 
phương tiện, là môi trường chủ yếu hình thành nhân cách và trang bị cho thế hệ 
trẻ những tri thức, phát triển trí tuệ để trở thành năng lực của bản thân và có năng 
lực phát triển sáng tạo ra những tri thức mới về, tự nhiên - xã hội. 
 Phê phán nền giáo dục của các chế độ xã hội từ Phong kiến đến Tư bản, từ 
nhận thức vị trí vai trò quan trọng của giáo dục, các nhà Kinh điển Mác Xít đã 
chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ của nền giáo dục mới là phải đào tạo ra những 
con người mới, phát triển toàn diện có trí tuệ, hoàn thiện nhân cách phục vụ cho 
chế độ xã hội mới. 
 1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì mục tiêu cao nhất của giáo 
dục là đào tạo “ Những công dân tốt và cán bộ tốt, những người làm chủ tương 
lai tốt của nước nhà”, “ Phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ 
XHCN, văn hoá, kỹ thuật, lãnh đạo và sản xuất”.
 Người đặt ra động cơ, mục tiêu học tập là “Học để làm việc, làm người, làm 
cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại”. 
Theo Bác: “Thầy giáo, cô giáo phải chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân mình 
thành người công dân tốt, người lao động giỏi, người cộng sản tốt, người cán bộ 
tốt của nhà nước”. 
 1.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam.
 Từ văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VII, hội nghị TW 4 khoá VII, Hội 
nghị TW 2 khoá VIII, Hội nghị TW 6 khoá IX, văn kiện đại hội X. Đảng ta khẳng 
định một cách nhất quán là: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ 
là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực, thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện 
đại hoá đất nước” (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X trang 94; 95) và Trong hệ thống giáo dục và đào tạo, giáo dục phổ thông đóng vai trò đặc 
biệt quan trọng, nó đặt nền móng cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi 
dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức, văn hoá lao động tự chủ, 
sáng tạo có kỹ thuật, giàu lòng nhân ái, yêu CNXH, sống lành mạnh, đáp ứng nhu 
cầu phát triển của đất nước, giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá của đất nước, 
là sức mạnh tương lai của dân tộc.
 Trong giáo dục phổ thông, THCS là một điểm chiến lược phát triển giáo dục 
và đào tạo. Giáo dục THCS có mục tiêu “Giúp cho học sinh củng cố và phát triển 
những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và 
những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, Trung 
cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động (Điều 27 Luật giáo dục 2005).
 Yêu cầu về phương pháp giáo dục: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, 
chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn 
học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ 
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, 
hứng thú học tập cho học sinh” (khoản 2 điều 28, luật GD 2005)
 Vì vậy, công tác đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục THCS là vô cùng 
quan trọng, cần thiết, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho 
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG GD THCS
 1. Khái quát đặc điểm tình hình.
 Lai Châu là tỉnh mới thành lập ngày 1/1/2004. Nguồn nhân lực của địa 
phương vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu 
cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì mới, lao động được đào tạo chiếm tỷ lệ 
thấp. 
 Thị xã Lai Châu thành lập ngày 10/10/2004, hiện nay toàn thị xã có 24 
trường (trong đó mầm non: 11; Tiểu học: 7; THCS: 6). Đến nay mới có 9 trường Tổng số HS 112 125 122
 Tổng số lớp 5 5 5
 Tổng số nữ 54 60 53
 HS dân tộc 91 91 88
 Đạo đức tốt 46 59 65
 Đạo đức khá 46 42 34
 Đạo đức TB 20 25 24
 Đạo đức yếu 0 0 0
 Học lực giỏi 5 9 14
 Học lực khá 30 36 36
 Học lực TB 69 71 58
 Học lực yếu 10 9 15
 Học lực kém 0 0 0
 HSG Cấp 28 34 35
trường 3 4 7
 HSG Cấp thị 0 0 1
 HSG Cấp tỉnh
 Tốt nghiệp lớp 37/37 24/24 31/31
9: =100% =100% =100%
 Biểu 2: Thống kê đội ngũ CBGVNV
 Năm 2008 -2009 2009 - 2010 - 2011
học 2010
 Tổng số 22 27 26
 Nữ 19 21 21
 Dân tộc 5 6 6
 Quản lý 2 2 2
 Văn 1 5 5
 Toán 3 4 4 Tổng số 22 27 26
 CBGV
 Trình độ 
Đ.Tạo
 Đại học 3 6 12
 Cao đẳng 15 16 8
 Trung cấp 2 3 3
 Chưa qua ĐT 2 2 2
 Chất lượng 
 GV
 GV giỏi 11/15 12/18 12/17
 Cấp tỉnh 2 2 2
 Cấp thị 2 3 3
 Cấp trường 7 7 7
 GV dạy khá 4 4 3
 GV đạt yêu 3 1 2
cầu
 GVchưa đạt 1 1 0
YC
 Chủ nhiệm 
giỏi
 + Cấp tỉnh 0 0 0
 + Cấp thị 2 2 2
 + Cấp trường 3 3 4
 Quản lý giỏi 
 + Cấp tỉnh 0 0 0
 + Cấp thị 1 1 1 - Tuy nhiên cũng còn một số cán bộ giáo viên đôi lúc tinh thần phấn đấu 
vươn lên còn chưa cao, còn tự ti, mặc cảm, sợ khó, chưa thật sâu sát hết mình với 
các hoạt động giáo dục trong nhà trường. 
 - Còn một bộ phận học sinh chưa chuyên cần trong học tập, chưa nhận thức 
đúng đắn về nhiệm vụ học tập của chính bản thân mình, chưa nhận được sự quan 
tâm sâu sát của gia đình.
 Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ NÂNG CAO 
 CHẤT LƯỢNG GD THCS TẠI TRƯỜNG
 1. Xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh đảm bảo năng lực lãnh đạo 
và sức chiến đấu của Đảng trong nhà trường.
 Để thực hiện chức năng hạt nhân chính trị của mình, chi bộ Đảng trong 
trường đã đề ra các chủ trương và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. 
 Nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện đối với Hiệu trưởng, với tổ chức công 
đoàn, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí 
minh... Tập hợp các tổ chức trên thành một khối đoàn kết nhất trí thực hiện Nghị 
quyết của chi bộ, làm tốt nhiệm vụ chính trị trong nhà trường và điều lệ của mỗi 
tổ chức.
 Chi bộ lãnh đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương của Đảng, nhiệm vụ 
công tác chuyên môn của ngành, thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà 
nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ giáo viên, đảm bảo trật tự 
an ninh trong trường học. 
 Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch và vững mạnh, đặc biệt là công tác tư 
tưởng, công tác cán bộ và tổ chức.
 2. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, đạo đức tác phong, lối sống, 
thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo 
đức Hồ Chí Minh”, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong nhà trường. - Tăng cường các hoạt động chuyên môn như: dự giờ, thăm lớp rút kinh 
nghiệm kịp thời để từng bước cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng phát 
huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tiết thực hành bảo đảm có hiệu quả.
 - Cải tiến việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề, nội dung phù hợp 
như: ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào công 
tác quản lý và dạy học, thi làm đồ dùng.
 - Đầu tư và vận động cán bộ giáo viên, học sinh cùng xây dựng tủ sách 
chuyên môn, người tốt, việc tốt.
 - Tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên tham gia các đợt hội giảng, hội thi 
giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi các cấp, nhằm phát hiện và nhân rộng các cá 
nhân điển hình, xây dựng đội ngũ cốt cán cho việc triển khai đổi mới chương 
trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng 
phù hợp với đối tượng vùng miền.
 - Tổ chức cho giáo viên chủ động đăng ký những nội dung cần thiết, quan 
trọng để tự học, tự bồi dưỡng. Đồng thời giáo viên cũng tiến hành đăng ký các 
chỉ tiêu về chất lượng giảng dạy và giáo dục của mình, căn cứ để đánh giá chất 
lượng là chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng môn học, cấp học do Bộ giáo 
dục và đào tạo quy định. 
 4. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 - Dạy đúng, dạy đủ theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, tăng cường các tiết thực 
hành tìm hiểu thực tế các nghề nghiệp, dịch vụ ở địa phương. 
 - Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, giúp 
học sinh nắm lấy tri thức, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, 
hình thành nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa 
 - Đảm bảo gắn các kiến thức học ở trên lớp với thực tiễn lao động sản xuất 
ở địa phương và xã hội. Phải rèn cho học sinh thói quen tự học, tự rút ra kết luận 
dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_tiep_tuc_doi_moi.docx