Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác tài chính kế toán tại trường học

docx 18 trang skquanly 01/06/2025 610
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác tài chính kế toán tại trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác tài chính kế toán tại trường học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác tài chính kế toán tại trường học
 1
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
 Qua thực tế làm công tác kế toán tại trường học nhiều năm tôi thấy công 
tác quản lý tài chính, sử dụng kinh phí, nguồn vốn ngân sách đúng mục đích, 
hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời với hoạt động thường xuyên 
của đơn vị, nó có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động 
các đơn vị sự nghiệp. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực trạng công tác 
quản lý tài chính trong một số đơn vị hiện nay vẫn còn một số hạn chế điều đó 
thể hiện qua các cuộc thanh tra, kiểm tra quyết toán hàng năm. 
 Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm thực 
hiện tốt công tác tài chính kế toán tại trường học” mục đích nghiên cứu là để 
củng cố, hoàn thiện những vấn đề mà các đơn vị thường tồn tại, vướng mắc 
trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính tại đơn vị mình, 
giúp cho công tác quản lý tài chính trong các trường ngày một tốt hơn
2 . Mục đích nghiên cứu
 - Nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng các biện pháp nhằm thực hiện 
tốt công tác tài chính kế toán tại trường Tiểu học Nam Trung Yên, Quận Cầu 
Giấy, Thành phố Hà Nội.
 - Đề xuất những biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác tài chính kế toán 
tại trường Tiểu học Nam Trung Yên, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác tài chính kế toán tại trường Tiểu 
học Nam Trung Yên, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
4 . Phương pháp nghiên cứu
 Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tài chính kế toán tôi đã hoàn 
thành SKKN và đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5. Phạm vi nghiên cứu 
Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi trường Tiểu học Nam Trung Yên.
6. Thời gian nghiên cứu:
 Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021.
 Địa bàn ứng dụng: Trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 3
 Là nguồn kinh phí được giao theo tiêu chuẩn định mức qui định để thực 
hiện chức năng, nhiệm vụ được giao cho từng đơn vị cụ thể. Với nguồn kinh phí 
thường xuyên được giao đơn vị có quyền tự chủ về sử dụng nguồn kinh phí này: 
 + Lương, các khoản phụ cấp lương, các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn 
(kể cả sửa chữa CSVC, mua sắm bổ sung TSCĐ, CCDC hàng năm và mua sắm 
khác phục vụ công tác dạy và học).
 .+ Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch nhiệm vụ năm học, nhà trường bố trí, xắp 
xếp thứ tự ưu tiên để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao và khả năng tài 
chính thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động 
nghiệp vụ nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan thẩm quyền của 
Nhà nước quy định.
 + Với nguồn kinh phí chi thường xuyên đơn vị được quyền Quyết định 
hoặc điều chỉnh các nội dung chi cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị 
phù hợp với qui định của nhà nước thông qua qui chế chi tiêu nội bộ. 
 - Điều cần lưu ý trong việc sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên:
 + Kinh phí tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền 
lương đơn vị không được phép sử dụng khi chưa có quyết định giao (10% này 
chỉ được sử dụng khi có quyết định giao bổ sung cho phép sử dụng). 
 + Chi thu nhập tăng thêm chỉ khi đã hoàn thành nhiệm vụ trong năm (đã 
giải quyết đầy đủ các chế độ chính sách trong đơn vị mà còn dư mới coi là tiết 
kiệm được để chi thu nhập tăng thêm). 
1.2 Nguồn kinh phí không thường xuyên
 Là các khoản chi được giao bổ sung theo nhiệm vụ chi phát sinh ngoài 
định mức để thực hiện nội dung, tính chất nhiệm vụ chi cụ thể. Phải thực hiện 
theo đúng tính chất, nội dung chi đã được phê duyệt nếu thừa kết dư dự toán 
hoặc đối chiếu chuyển năm sau sử dụng theo chế độ qui định. Đơn vị tuyệt đối 
không được tự ý thực hiện sai lệch so với tính chất nội dung chi khi chưa có ý 
kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý, cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng. 
Hiện tại trong nghành Giáo dục đang được hưởng một số nguồn kinh phí cấp 
theo theo hình thức không thường xuyên như sau: 
 - Kinh phí cấp bổ sung khi nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu 
 - Kinh phí giao thực hiện chi trả phụ cấp thâm niên nghề cho nhà giáo 
CBQL giáo dục theo NĐ 54/2011/NĐ-CP. 5
kế hoạch, ước thực hiện cả năm hiện tại và dự kiến xây dựng kế hoạch NS năm 
tới. (Hàng năm nếu có thay đổi về số lượng học sinh so với thời điểm cấp kinh 
phí, nhà trường làm công văn gửi UBND quận để điều chỉnh tăng giảm kinh phí 
theo quy định). 
1.4. Xây dựng quy chế CTNB
- Để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ các đơn vị căn cứ vào Nghị định của Bộ 
tài chính về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực 
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự 
nghiệp công lập; 
- Căn cứ vào các chế độ chính sách quy định của nhà nước để xây dựng quy chế 
đảm bảo không vượt quá chế độ quy định của nhà nước. 
- Đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt 
động (nhà trường hiện nay): Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi không vượt 
quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 
- Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị, trong 
phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm 
quyền chưa ban hành, thì Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng 
nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị. 
- Đối với một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp phải thực 
hiện đúng các quy định của nhà nước: 
 + Chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có); 
 + Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua 
sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được 
cấp có thẩm quyền phê duyệt; 
- Tại đơn vị khi chi hoạt động và mua sắm phục vụ hoạt động phải bảo đảm 
thanh toán theo đúng định mức quy định của nhà nước
- Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, 
tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ được 
giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; căn cứ kết quả 
tài chính trong năm, đơn vị được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong 
năm cho người lao động theo quy định của nhà nước. 
- Cách xác định chi thu nhập tăng thêm: Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho 
từng người lao động (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm 7
 + Tỷ lệ % lương làm thêm giờ: tiền lương giờ x 150%, 200%, 300% x số 
giờ thực tế làm thêm. Trong đó: Mức 150% giờ làm thêm vào ngày thường Mức 
200% giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần Mức 300% giờ làm thêm vào ngày 
lễ 
 ( Biểu mẫu gồm : Giấy báo làm thêm giờ: Mẫu C08-HD và bảng chấm 
công làm thêm giờ: Mẫu C09-HD; Bảng thanh toán làm thêm giờ: mẫu C10-HD 
trong thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ tài Chính)
- Chi thưởng: 
 + Quyết định chi thưởng của Hiệu trưởng
 + Bảng tổng hợp thi đua làm căn cứ xét thưởng
 + Danh sách nhận tiền thưởng có chữ ký của từng đối tượng được 
thưởng. 
- Chi phúc lợi tập thể: 
- Chi thanh toán cá nhân: 
 + Thông thường ở mục này các đơn vị hay phát sinh tiền trợ cấp khó khăn 
và chi thu nhập tăng thêm. (Cuối năm ngân sách sau khi đã chi trả đầy đủ chế 
độ cho cán bộ giáo viên, hoạt động cho cơ quan còn tiền đơn vị xác định việc 
chi trả lương tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị đã đề ra). 
 + Chứng từ gồm: Căn cứ vào tổng hợp kết quả thi đua cuối năm, nhà 
trường tính tiền thu nhập tăng thêm cho cán bộ giáo viên, nhân viên. Tiến hành 
họp và có biên bản họp xét với nội dung chi tiết, cụ thể có đầy đủ chữ ký của 
đại diện các đoàn thể; Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào biên bản họp xét ra Quyết 
định chi trả thu nhập tăng thêm cho CBGV; Danh sách nhận tiền có chữ ký đầy 
đủ của người nhận tiền. (Biên bản phải có đủ đại diện các tổ chức công đoàn, 
chính quyền tham gia họp xét; Số người đạt phân theo từng loại A,B,C ) 
- Chi dịch vụ công cộng: 
 + Chi điện nước: Hóa đơn của cơ quan cung cấp dịch vụ có đầy đủ chữ 
ký trên hóa đơn. 
 + Chi vệ sinh môi trường: Hợp đồng và biên bản TL HĐ, Hóa đơn tài 
chính của cơ quan cung cấp dịch vụ có đầy đủ chữ ký trên hóa đơn, chứng từ. 
- Chi vật tư văn phòng : 
 + Giấy đề nghị mua sắm có phê duyệt của thủ trưởng đơn vị trước khi 
mua + Hợp đồng và biên bản TL HĐ, Hóa đơn mua hàng kèm theo 9
 + Sửa chữa thường xuyên là các khoản chi sửa chữa nhỏ về, máy móc, 
đường điện, đường nước, dụng cụ văn phòng và phương tiện phục vụ cho công 
tác chuyên môn. Để quản lý chặt chẽ, đúng quy định của Nhà nước mọi khoản 
chi về sửa chữa phải có phiếu báo hỏng nêu rõ lý do hỏng được thủ trưởng và 
người có trách nhiệm duyệt mới được sửa chữa. 
 + Chứng từ gồm: Giấy báo hỏng có phê duyệt của thủ trưởng đơn vị + 3 
báo giá của 3 nhà cung cấp khác nhau
 + Hợp đồng + thanh lý hợp đồng + hóa đơn tài chính. 
- Sửa chữa lớn TSCĐ: 
 + Những tài sản có giá trị lớn, trước khi sửa chữa phải có phiếu báo hỏng 
nêu rõ lý do hỏng, thành lập hội đồng xác định phần hư hỏng cần sửa chữa và 
được thủ trưởng đơn vị phê duyệt trước khi thực hiện. Chứng từ gồm: Giấy báo 
hỏng, biên bản xác định hư hỏng, dự toán chi tiết, 3 báo giá của 3 nhà cung cấp 
khác nhau hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đề xuất báo cáo xét thầu, Quyết định phê 
duyệt (chỉ thầu), Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn tài chính và đã nằm 
trong dự toán được duyệt (KP không tự chủ)
 - Chi mua sắm TSCĐ: 
 + Căn cứ vào nhu cầu và khả năng kinh phí của đơn vị (Nguồn KP chi 
thường xuyên 
 + Phải thực hiện việc mua sắm theo quy trình mua sắm tập trung đã quy 
định của nhà nước ( Đối với các TSCĐ trong danh mục mua sắm tập trung)
- Chi khác: Là các khoản chi về phí, lệ phí, chi tiếp khách và hỗ trợ khác. Thủ 
trưởng đơn vị quyết định đối tượng khách và thành phần tiếp khách để chi cho 
phù hợp (Không chi cả đợt công tác). 
 Chứng từ gồm: Kế hoạch chi, danh sách chi tiết khách và bảng kê chi tiền 
cho người tham dự (Mẫu số C44-HD trong thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 
10/10/2017 của Bộ tài Chính), hóa đơn tài chính, quyết toán theo định mức quy 
định.
3. Kiểm tra, kiểm soát chứng từ trước khi thanh toán. 
 Để giải quyết mọi chế độ chính sách cho các đối tượng đảm bảo đúng, đủ 
chế độ chính sách của nhà nước, kế toán trước khi thanh toán cần phải nắm 
được những thông tin liên quan để kiểm tra, kiểm soát cần thực hiện qui trình 
như sau: 11
 Trước khi thực hiện các nghiệp vụ kinh tế, kế toán cần xác định nhóm 
chứng từ, phân loại chứng từ dựa vào bản chất của nghiệp vụ kinh tế để hạch 
toán: 
 1.1. Hạch toán chi lương và bảo hiểm: 
 1.1.1 Hạch toán chi lương: Khi thực hiện chi trả tiền lương, BHXH cho 
người lao động kế toán phải hạch toán như sau: 
 Vào Rút DT chuyển khoản lương, BHXH/nhập sau đó nhấn Cất/CK kho 
bạc vào TK tiền gửi: Nợ TK 1121(NH) - Có TK 5111/Cất/Chi tiền gửi trả 
lương: Nợ TK 3341- Có TK 1121(NH)/ Cất/Hạch toán chi phí lương: Nợ TK 
61111 – Có TK 3341
 1.2. Hạch toán bảo hiểm: 
 Cũng tương tự như TK 334, vào rút DT chuyển khoản lương, BHXH/Cất 
/Chuyển khoản thanh toán BH: Nợ TK 332 (Chi tiết)- Có TK 5111: 32% (lương 
& khoản phải nộp theo lương)/Hạch toán chi phí BH: 
 Nợ TK 6111- Có TK 3341: 10,5%
 Nợ TK 3341- Có TK 332: 10,5%
 Đồng thời Nợ TK 61111 – Có TK 332 (chi tiết): 21,5%
 * Lưu ý: - Trong trường hợp bảng lương của một tháng phải chi bằng 
nhiều nguồn khác nhau như NSNN cấp (tự chủ), 10% tiết kiệm để cải cách tiền 
lương, nguồn giao bổ sung thực hiện theo quy định của phát luật (không tự 
chủ)thì kế toán phải có bảng phân từng nguồn và hạch toán riêng biệt 
 - Khi thanh toán tiền lương cho người lao động nên chuyển hết các khoản 
phụ cấp lương và 1 phầm lương cơ bản còn lại 10,5% người lao động phải nộp 
các khoản theo lương khi thanh toán BHH, BHYT, BHTN thì thanh toán để 
thuận tiện trong việc theo dõi - (2% KPCĐ không khấu trừ qua lương hạch toán 
riêng) 
 1.3. Hạch toán tài sản:
- Trường hợp khi đơn vị được tiếp nhận tài sản do được cấp, viện trợ, biếu tặng 
còn mới, kế toán căn cứ vào biên bản giao nhận để ghi tăng tài sản theo chế độ 
quy định .
- Trường hợp mua sắm TS bằng tiền mặt, tiền gửi  của đơn vị 
- Trường hợp mua sắm TS bằng quỹ phúc lợi 
- Trường hợp mua sắm TS bằng quỹ PTHĐSN 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_thuc_hien_tot_co.docx