Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số đến thư viện

doc 14 trang skquanly 23/12/2024 20
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số đến thư viện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số đến thư viện

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số đến thư viện
 I. Phần mở đầu
 1. Lý do chọn đề tài
 Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh 
hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng 
giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây 
dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi 
phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư 
tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà 
trường.
 Sách báo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội, như Lê Nin đã 
nói: “ Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa 
cộng sản”. Với nhà trường, sách báo lại càng có ý nghĩa quan trọng vì nó là người 
bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách 
giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo...để học tập và rèn luyện. Giáo viên cần có 
sách giáo khoa, sách nghiệp vụ để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không 
ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí ở thư viện cũng là nguồn 
tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường.
 Chính vì vậy từ lâu thư viện trường học đã trở thành một bộ phận không thể 
thiếu được trong nhà trường.
 Là một trường đóng trên địa bàn khó khăn, có hơn 60% là học sinh dân tộc 
thiểu số.Vậy làm thế nào để thu hút được học sinh dân tộc thiểu số đến Thư viện? 
Đây là một công việc hết sức khó khăn đối với cán bộ thư viện đang công tác tại mỗi 
trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số. Thực tế cho thấy, những cán bộ thư viện 
được phân công phụ trách công tác thư viện ở mỗi trường có nhiều học sinh dân tộc 
thiểu số hết sức lo lắng, băn khoăn bởi vì họ đã bỏ ra khá nhiều công sức, thời gian 
mà hiệu quả vẫn chưa cao, học sinh dân tộc thiểu số đến thư viện đọc sách báo vẫn 
còn ít. 
 1 5. Phương pháp nghiên cứu
 a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
 Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu: Thu thập những thông tin về vai trò 
của cán bộ thư viện trong công tác hoạt động thư viện trên các tạp chí giáo dục, Luật 
giáo dục...
 b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp điều tra: Vào đầu năm học, cán bộ thư viện phát phiếu điều tra 
nhu cầu đọc sách đến các em học sinh.
 - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Áp dụng các giải pháp, biện pháp 
nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số đến thư viện tại trường THCS Tô Hiệu.
 c. Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu trên phần mềm Excel 2010
II. Phần nội dung
 1. Cơ sở lý luận
 Hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường là giảng dạy và 
học tập. Cả hai hoạt động này đều phải sử dụng công cụ sách, báo. Sách, báo chỉ có 
thể được quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức 
công tác thư viện. Vì vậy tổ chức thư viện trong nhà trường nhằm thỏa mãn nhu cầu 
về sách, báo cho giáo viên và học sinh, là một yêu cầu khách quan không thể thiếu 
được.
 Đối với nhà trường, thư viện chẳng những là cơ sở vật chất trọng yếu, “ đảm 
bảo số lượng và chất lượng sách giáo khoa, sách giáo viên và sách tham khảo” mà 
thư viện còn giúp các em xây dựng được phương pháp học tập và phong cách làm 
việc khoa học, biết sử dụng sách, báo trong thư viện.
 Trong đó bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành 
thư viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng. 
Phục vụ bạn đọc là khâu trọng tâm trong toàn bộ công tác tổ chức của thư viện, 
quyết định kết quả và chất lượng phục vụ của thư viện.
 3 Đa số các em đều trả lời rằng không thích đến thư viện, qua thực tế các em 
học sinh dân tộc thiểu số chưa ý thức được việc tự học, tự nghiên cứu.
 Từ những thực trạng trên, mà từ năm học 2013-2014 tôi đã áp dụng những 
biện pháp quan trọng nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số đến thư viện nhằm 
nâng cao chất lượng phong trào đọc sách của học sinh trong toàn trường.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Tìm ra những giải pháp, biện pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số đến 
với thư viện nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác tổ chức hoạt động thư viện của 
trường học. Qua đó chia sẻ những kinh nghiệm cho các bạn bè đồng nghiệp để công 
tác thư viện ngày một tốt hơn.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 Biện pháp 1: Giới thiệu cho các em làm quen với thư viện 
 Đối với các em học sinh dân tộc thiểu số, các em chưa ý thức được việc tự 
học, tự ngiên cứu, các em chưa biết đến Thư viện để đọc sách báo, khai thác thông 
tin để phục vụ cho việc học tập. Vì vậy chúng ta phải giới thiệu cho các em làm 
quen với thư viện để dần dần cho các em làm quen, tiếp xúc với thư viện, cho các 
em dần có thói quen xem thư viện là lớp học thứ 2 của mình thì có nghĩa là chúng ta 
đã dần dần đưa được sách đi vào cuộc sống của các em.
 Cách thức thực hiện: Vào đầu năm học, thư viện kết hợp với các đoàn thể, 
Đoàn Thanh niên, TPT Đội tổ chức giới thiệu cho các em làm quen với thư 
viện.Trong buổi gặp gỡ này cán bộ thư viện nên nói cho các em biết: Thư viện là gì? 
Phải nói được cho các em hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng sách báo trong 
thư viện, đó là những tư liệu cần thiết để giúp các em trong việc học sau này. 
 Biện pháp 2: Bổ sung vốn tài liệu song ngữ
 Đối với học sinh dân tộc thiểu số, chúng ta không thể hạn chế, cưỡng ép, xóa 
bỏ ngay thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ của các em trong học tập, bởi vì việc học tập 
bằng tiếng mẹ đẻ đã được quy định trong Luật giáo dục. Vì vậy, ngoài tiếng việt 
 5 Biện pháp 3: Phát động phong trào: “ Góp một cuốn sách nhỏ, đọc nghìn cuốn 
sách hay”
 Với một trường nằm trên địa bàn khó khăn, kinh phí đầu tư cho Thư viện còn 
hạn chế. Vì vậy để kho sách ngày một phong phú, đa dạng, đồng thời giáo dục cho 
học sinh dân tộc thiểu số có ý thức xây dựng thư viện, biết quý trọng sách báo, hòa 
nhập và tôn trọng bạn bè, tập thể...Nên cứ đầu năm học cán bộ thư viện phát động 
phong trào: “ Góp một cuốn sách nhỏ đọc nghìn cuốn sách hay” nhằm xây dựng 
được một tủ sách đọc chung cho học sinh với nhiều thể loại phong phú.
 Cách làm: Cán bộ thư viện lên kế hoạch phát động phong trào
 Kết hợp với TPT Đội để phát động phong trào
 Phong trào quyên góp diễn ra trong vòng 1 tuần. 
 Sau 1 tuần diễn ra, tại Thư viện trường THCS Tô Hiệu, cô Thư viện cùng 
TPT Đội tổng hợp kết quả phong trào. Năm học 2017-2018, học sinh nhà trường đã 
quyên góp được 222 cuốn sách. Và phong trào này được tiến hành xếp điểm thi đua 
đưa vào parem thi đua của chi Đội.
 Nhờ hoạt động này mà mặc dù kinh phí dành cho việc mua sách báo của 
trường còn rất hạn hẹp. Nhưng tủ sách của trường luôn được bổ sung phong phú, 
ngày một đầy đủ hơn. Với hình thức quyên góp này, các em học sinh dân tộc thiểu 
số rất phấn khởi vì tạo được không khí thi đua giữa các em học sinh, giữa các lớp. 
Có những em quyên góp nhiều, có những lớp đạt điểm cao được tuyên dương trước 
cờ. Và qua hình thức quyên góp này các em rất thích thú được đọc nhiều loại sách, 
báo, tạp chí khác nhau, phong phú và đa dạng.
 Biện pháp 4: Cán bộ thư viện nắm được tâm lý và nhu cầu sử dụng sách 
báo của học sinh dân tộc thiểu số
 Công tác thư viện tại một trường với hơn 60% là học sinh dân tộc thiểu số nên 
đòi hỏi cán bộ thư viện phải nắm được đặc điểm tâm lý và nhu cầu sử dụng sách báo 
của học sinh. Ở từng lứa tuổi, từng đối tượng cấp học bạn đọc có nhu cầu sử dụng , 
báo khác nhau. Nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc thì người cán bộ thư viện mới 
 7 tất cả các khâu từ giới thiệu thư viện, bổ sung vốn tài liệu, phát động các phong 
trào...
 Ngoài ra, để vận dụng tốt vào công tác thư viện của mình, người cán bộ thư 
viện phải kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Đội thiếu 
niên, Công đoàn...
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi 
và hiệu quả ứng dụng
 Bằng những biện pháp khả thi nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số đến Thư 
viện nên đã thu hút được đông đảo bạn đọc là học sinh dân tộc thiểu số đến thư viện 
đọc sách báo, các em học sinh đã tự đến thư viện để mượn sách, báo phục vụ cho 
quá trình tự học, tự nghiên cứu của mình. Nhờ đó, từ mấy năm trở lại đây phong 
trào đọc sách ở trường THCS Tô Hiệu được nâng lên rõ rệt.
 Bằng những biện pháp khả thi giúp cho học sinh đầu cấp làm quen với thư 
viện, nên những năm học sau đó các em học sinh đã tự đến thư viện để mượn sách, 
báo phục vụ cho quá trình tự học, tự nghiên cứu của mình. Nhờ đó, từ mấy năm trở 
lại đây phong trào đọc sách ở trường THCS Tô Hiệu được nâng lên rõ rệt.
 Sau 4 năm áp dụng những biện pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số 
đến thư viện thì số lượng học sinh dân tộc thiểu số đến Thư viện được tăng lên rõ 
rệt.
 Đối tượng Năm học Tổng số học sinh dân tộc Số lượng và tỷ lệ học 
 HS thiểu số sinh dân tộc thiểu số đến 
 thư viện
 HS dân tộc 2013-2014 356 120 (34%)
 thiểu số 2014-2015 400 240 (60%)
 2015-2016 407 290 (71%)
 2016-2017 396 297 (75%)
 9 Hình 2: Phong trào đọc sách, báo của các em học sinh Trường Tô Hiệu 
trong giờ ra chơi.
III. Phần kết luận, kiến nghị
 1. Kết luận
 Qua nghiên cứu lý luận và thực hiện các biện pháp nhằm thu hút học sinh dân 
tộc thiểu số đến thư viện ở trường THCS Tô Hiệu cho thấy, đây là một công tác 
quan trọng trong hoạt động của thư viện, nhằm tạo cho các em có thói quen đến thư 
viện, biết cách tìm sách, chọn sách theo nhu cầu của mình đồng thời thấy được giá 
trị của sách, biết quý trọng bảo quản và giữ gìn sách báo.
 Từ khi áp dụng các biện pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số đến thư 
viện thì tỉ lệ bạn đọc đến thư viện ngày càng cao, chất lượng hoạt động thư viện 
càng được nâng lên.
 2. Kiến nghị
 Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc trong thư viện trường THCS Tô 
Hiệu có hiệu quả, tôi có một số kiến nghị như sau:
 *Về phía nhà trường:
 - Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thư viện làm việc.
 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sổ tay công tác thư viện trường học/ Từ Văn Sơn (chủ biên).-.: Giáo dục, 
 2007.-223tr.;24cm.
2. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông/ Vũ Bá Hòa.- H.: 
 Giáo dục, 2009.-339tr.; 21cm.
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_thu_hut_hoc_sinh.doc