Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở huyện Tân Uyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở huyện Tân Uyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở huyện Tân Uyên
PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học - kĩ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Có thể khẳng định rằng: Không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong những năm gần đây sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Đảng, Nhà nước ta đưa giáo dục cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu. Hội nghị TW 4 khoá VII đã khẳng định "Giáo dục - Đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai". Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã tiếp tục khẳng định "Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo". Ngày 15/6/2004, Ban Bí thư TW Đảng ra Chỉ thị số 40 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Chỉ thị nêu rõ: "Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng". Trong Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: “Đoi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới phương pháp dạy học thực hiện chuẩn hóa - hiện đại hóa - xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”. Đội ngũ giáo viên là một trong các yếu tố quyết định thực hiện được các mục tiêu đó. Nói về vai trò của người thầy, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa ”. Để xứng đáng với vai trò ấy, yêu cầu đặt ra là cần thiết phải xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Muốn xây dựng được đội ngũ có chất lượng cao, công tác bồi dưỡng giáo viên là một hoạt động hết sức quan trọng. Bồi dưỡng giáo viên tức là nâng cao tư tưởng, chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Tạo ra được đội ngũ vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. Tại Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Uyên, các đơn vị trường học - đơn vị quản lý trực tiếp và sử dụng đội ngũ giáo viên thì công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được lãnh đạo Phòng, Ban giám hiệu nhận thức sâu sắc và có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, phù hợp để công tác này đạt được hiệu quả cao nhất. Bản thân tôi được giao phụ trách công tác bồi dưỡng giáo viên bậc Trung học cơ sở và toàn ngành Giáo dục Tân Uyên. Tôi nhận thấy đội ngũ giáo viên của các đơn vị trường học cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên còn có “sức ì” rất lớn, tự bằng lòng với bản thân, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Trước thực tiễn đó và yêu cầu của thực tế công tác giáo dục của địa phương, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở về điều này. Tìm ra câu trả lời làm thế nào để nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên, làm sao để mỗi giáo viên thấy được vị trí của mình trong xã hội, bản thân họ còn "thiếu - yếu - cần" ở vấn đề gì để từ đó tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, và to chức thực hiện tốt. Chúng ta đặc biệt chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng của nhà trường, vì vai trò và ý nghĩa lớn lao của công tác này. Việc bồi dưỡng giáo viên mang tính chiến lược, rất cấp bách trước yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của các đơn vị trường học. Mặt khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên còn mang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện ngay những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của Ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học. Trước yêu cầu đổi mới đối với người giáo viên, nội dung bồi dưỡng giáo viên rất đa dạng, phong phú. Nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau cần được trang bị để nâng cao trình độ giáo viên về mọi mặt. Những nội dung cần chú ý trong công tác bồi dưỡng giáo viên là: - Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, đạo đức lối sống; - Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: Bồi dưỡng theo chu kỳ thường xuyên, chuẩn hóa, trên chuẩn, bồi dưỡng thay sách, đổi mới phương pháp dạy học; - Bồi dưỡng về văn hóa, ngoại ngữ, tin học; - Bồi dưỡng thể dục, thể thao, văn nghệ; Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi chỉ đề cập đến công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và giáo viên các đơn vị trường học; Phương pháp bồi dưỡng giáo viên gồm: - Phương pháp tìm hiểu một chủ đề, nội dung ngắn. - Phương pháp bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn. + Dự giờ, thao giảng. + Thảo luận + Tham quan học tập kinh nghiệm ở đơn vị bạn. + Tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp. + Tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. - Phương pháp bồi dưỡng thông qua các thông tin đại chúng . + Qua đài phát thanh, truyền hình. + Qua phim ảnh, băng hình, đĩa CD, VCD. + Qua báo chí, mạng internet. - Phương pháp tự học. Hình thức bồi dưỡng giáo viên: - Bồi dưỡng tập trung theo các đợt, các lớp do Sở, Phòng Giáo dục và Giáo dục tổ chức. - Bồi dưỡng tại chỗ theo từng đơn vị trường. - Tự học của mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên. Đối với giáo viên việc bồi dưỡng giáo viên còn là quyền lợi, nghĩa vụ và nhu cầu của giáo viên. Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Tham gia hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực, thích ứng với những thay đổi nhanh và thách thức của thời đại. Hoạt động bồi dưỡng được thực hiện bằng nhiều hình thức tại cơ sở, tại trường góp phần xây dựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong nhà trường. Khi 1. Đặc điểm tình hình bậc Trung học cơ sở huyện Tân Uyên năm học 2012- 2013 Quy mô trường, lớp học: Bậc Trung học cơ sở có 10 trường/111 lớp/3096 HS. Cụ thể: + Tổng số trường: 10 trường, trong đó: 06 trường công lập Trung học cơ sở, 04 trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở. + Tổng số HS/lớp: 3096 học sinh/111 lớp, tăng so với năm 2011-2012 07 lớp, 108 học sinh. + Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt 95,5%. + Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bậc Trung học cơ sở là 328, trong đó: CBQL: 23, giáo viên: 236 đồng chí, nhân viên: 69 đồng chí. + GV chia theo trình độ đào tạo: Trên chuẩn: 86/236 đạt 36,4%, đạt chuẩn: 142/236 = 60,2%, chưa đạt chuẩn: 8/236 = 3,4%. + Số lượng, tỷ lệ giáo viên/lớp: 236 GV/111 lớp, tỷ lệ GV/lớp là 2,1. 2. Thực trạng công tác bồi dưỡng giáo viên bậc Trung học cơ sở huyện Tân Uyên 2.1. Nhận thức tư tưởng về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Thực tiễn giáo dục của các trường Trung học cơ sở và Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở trong thời gian qua đã khẳng định nhận thức đúng đắn về công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trường nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, coi hiệu quả của công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên có tác động quyết định kết quả dạy học và giáo dục. Trên cơ sở đó, ngành Giáo dục và các đơn vị trường xác định công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ là một phần kế hoạch tong thể của Ngành, của trường. * Đánh giá: - Ưu điêm: Thực tế hoạt động của công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên cho thấy cán bộ, giáo viên các đơn vị trường rất tích cực, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm tham gia vào các hoạt động học tập bồi dưỡng chuyên môn. Mọi giáo viên luôn ủng hộ các hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường. Kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường đã được Ban giám hiệu đánh giá cao. - Hạn chế và nguyên nhân: Nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của các đơn vị trường, của bản thân giáo viên về công tác bồi dưỡng chưa đầy đủ. Giáo viên chưa thực sự phấn khích tham gia hoạt động chuyên môn, chưa thấy rõ vai trò của bồi dưỡng chuyên môn đối với công tác của mình. Các đơn vị trường chưa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dài hạn cho giáo viên. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Hiệu trưởng thể hiện khá đầy đủ nội dung các hoạt động giáo dục, song vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa được đề cập một cách đúng mức, mang tính hình thức, chưa đề ra các biện pháp - hình thức bồi dưỡng cụ thể trong năm học. Chính vì vậy chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên đối với công tác chuyên môn. 2.2. Bồi dưỡng thông qua các lớp tập trung Các lớp bồi dưỡng này là nơi tạo cơ hội cho Cán bộ quản lý, giáo viên các đơn điều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hành việc tự học, tự bồi dưỡng. Nhiều giáo viên sưu tầm những kiến thức, hình ảnh trên mạng Internet, sách báo. đưa vào bài giảng làm cho bài giảng thêm sinh động, cuốn hút học sinh. Trên thực tế công tác bồi dưỡng giáo viên thông qua dự giờ đã thu được nhiều kết quả tốt. Các tiết dự giờ, trừ một số trường hợp đặc biệt, còn lại hầu hết đều có kế hoạch trước. Ban giám hiệu, to khối, giáo viên trước khi dự giờ đều xem trước nội dung bài dạy; trong giờ dự ghi chép cụ thể; cuối tiết dạy có sự trao đổi, góp ý trân thành, những lời nhận xét xác đáng để cả người dự và người được dự đều “Tâm phục, khẩu phục’”, rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp cũng là rút ra bài học cho mình, từ đó cùng tiến bộ. - Hạn chế và nguyên nhân: Tuy nhiên một số giáo viên có nhận thức chưa thực sự đúng về tác dụng của hình thức này. Đội ngũ bậc Trung học cơ sở huyện Tân Uyên hiện nay còn một số không nhỏ cán bộ, giáo viên có "sức ì" lớn; đang tự bằng lòng với trình độ chuyên môn, tay nghề hiện có của bản thân. Đối với những cá nhân này việc tự học, tự bồi dưỡng chỉ mang tính chất đối phó, hình thức, không có tác dụng trong việc thúc đẩy, phát triển chuyên môn. Trong năm học 2012-2013, qua việc thanh tra toàn diện 07 giáo viên của 02 đơn vị trường học: Trường Trung học cơ sở Thị trấn Tân Uyên và trường Trung học cơ sở xã Trung Đồng, tôi nhận thấy còn 5/7 giáo viên đi dự giờ mang tính hình thức, đối phó có đủ định mức dự giờ; ghi chép, nhận xét tiến trình bài dạy chưa cụ thể, nhận xét về giờ dạy còn chung chung, không tìm hiểu bài nên không tham gia góp ý được tích cực, không đáp ứng được yêu cầu trao đoi nâng cao chuyên môn cho đồng nghiệp. Việc đánh giá giờ dạy sơ sài, mang tính cả nể, chưa mạnh dạn, gây tâm lý tự thoả mãn cho người dạy không có ý chí phấn đấu ở mức cao hơn. Việc tự học qua tài liệu tham khảo, các phương tiện nghe nhìn, internet... trong sổ bồi dưỡng chuyên môn chưa bài bản. Còn 04/07 giáo viên chưa xây dựng được mục tiêu, kế hoạch, nội dung tự bồi dưỡng cho mình. Sổ bồi dưỡng chuyên môn của một số giáo viên nội dung bồi dưỡng còn sơ sài, chỉ đơn thuần là sưu tầm kiến thức, chưa tập trung vào giải các bài tập, nội dung khó, cách thức tổ chức tiết học phù hợp. Cá biệt còn có những trường hợp chưa xác định được mình đang "thiếu, yếu " chỗ nào để bồi dưỡng, còn chạy theo phong trào, đối phó cho đủ định mức, chuyên đề mà tổ chuyên môn, Ban giám hiệu đề ra. Nội dung bồi dưỡng còn sao chép từ năm này qua năm khác, chưa cập nhật những nội dung, kiến thức mới của bộ môn. Toàn bậc Trung học cơ sở hiện nay còn 08 giáo viên trình độ chưa đạt chuẩn chiếm 2,4%. Các giáo viên này đều trên 45 tuổi nên việc tự học thông qua các lớp nâng chuẩn là một trở ngại lớn cho các thầy cô. Đây cũng là một khó khăn trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ nói chung. 2.4. Sinh hoạt tổ chuyên môn Trong nhà trường, tổ chuyên môn là nơi giáo viên có thể trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chuyên môn; là môi trường để giáo viên học tập, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trình độ nhận thức. Qua sinh hoạt chuyên môn giáo viên nhận ra ngay những thiếu sót vừa qua của mình và tìm cách khắc phục hiệu quả nhất. Các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn 2 tuần/1 lần. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là triển khai kế hoạch của tổ trong tháng, bàn bạc thống nhất các vấn đề liên quan như: thống nhất nội dung chương trình theo chuẩn
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên Trung học.pdf