Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác tham mưu về cơ sở vật chất để phục vụ, chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác tham mưu về cơ sở vật chất để phục vụ, chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác tham mưu về cơ sở vật chất để phục vụ, chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm non
BÁO CÁO KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Đặt vấn đề Con người là vốn quý nhất, chăm lo xây dựng con người phát triển toàn diện là mục tiêu, là động lực trực tiếp, lâu dài của sự phát triển đất nước. Vai trò quan trọng đó của con người đã đặt ra cho toàn xã hội, đối với những người làm công tác Giáo dục và Đào tạo nói chung, giáo dục mầm non nói riêng và đòi hỏi phải nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là mục tiêu phấn đấu của mỗi cấp học. Giáo dục mầm non được Đảng và Nhà nước ta xác định đó là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước. Ngành giáo dục mầm non đã có những đổi mới và những thành tựu nhất định. Mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào trường tiểu học. Để thực hiện mục tiêu đó liên quan đến vấn đề như: Chương trình giáo dục; sự quan tâm của toàn xã hội; các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Nguyễn Thiện nhân đã nói “Giáo dục mầm non, đặc biệt là giáo dục mẫu giáo là cái gốc của giáo dục” vì vậy mà ngành học mầm non đã và đang được chú trọng như Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế” đã được hội nghị trung ương 8 khoá XI thông qua. Cơ sở vật chất trường học là điều kiện vô cùng quan trọng mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Là một trong những điều kiện tiên quyết để nhà trường phát triển và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của mỗi nhà trường, mỗi địa phương nói chung và trường mầm non Hoàng Đan nói riêng. Nếu trẻ được sống trong môi trường có các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt hơn thì trẻ phát triển một cách toàn diện. Đối với trẻ mầm non khi trẻ đang học nói, học ăn mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào cô giáo. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nếu thiếu thiết bị, đồ dùng, đồ chơi không thể mang lại hiệu quả và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giáo dục. Giáo dục mầm non đang thực hiện phương pháp dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”. Chính vì vậy trong quá trình dạy học thiết bị đồ dùng, đồ chơi không thể thiếu được. Trẻ mầm non khi mà quá trình tự tư duy chủ yếu tư duy trực quan và hành động, thì việc giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh nhất, dễ hiểu nhất đồng thời khắc sâu kiến thức không gì bằng sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường hiện nay. Đồng thời lứa tuổi này trẻ rất hiếu động, thích tìm tòi khám phá và thích cái đẹp, tự mình làm những công việc khi ăn song, ngủ dậyNhững phòng học được trang trí đẹp, sân chơi có nhiều đồ chơi phong phú sẽ có sức thu hút trẻ giúp trẻ hứng thú, chăm chỉ đến trường học. Vậy cơ sở vật chất là một trong những điều kiện rất cần thiết cho sự phát triển phong trào giáo dục mầm non. Thực trạng hiện nay của bậc học mầm non về cơ sở vật chất nói chung còn khó khăn rất nhiều, một số trường còn thiếu nhiều về phòng học, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cô và trẻ, khi thực hiện cho công tác giảng dạy cũng như công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại các nhà trường nói chung và mầm non Hoàng Đan nói riêng. Nhận thức Đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú trước kia vẫn phải nấu cơm bằng xoong gang bếp củi số trẻ bán trú chỉ có từ 80 -> 100 trẻ được sự quan tâm của các cấp hiện nay số trẻ tăng từ 485 đến 511 trẻ ăn bán trú. Nhà trường đã có đồ dùng cho cô và trẻ để phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bán trú tại trường. Đồ dùng cho nuôi dưỡng: BẢNG 1 Tổng số Năm học: 2015-2016 Năm học: 2016-2017 - Bộ bàn bếp ga inox 2 2 - Tủ cơm 1 1 - Bàn chia ăn inox 1 4 - Tủ lạnh 2 2 - Tủ xấy bát inox 0 2 -Tủ kệ để xoong inox 1 1 - Bình pha sữa 0 18 - Bộ bát thìa cho trẻ inox 485 511 -Giá để dụng cụ sống 0 1 Mặc rù trường mới được xây dựng và đi vào hoạt động được 9 năm nhưng nhà trường đã có sự phát triển nhanh về cơ sở vật chất khang trang, điều đó khẳng định lãnh đạo các cấp quan tâm và các bậc phụ huynh học sinh ủng hộ cơ sở vật chất có hiệu quả, chất lượng của nhà trường cũng như uy tín của nhà trường cùng các bậc phụ huynh yên tâm gửi con bán trú ngày một đông hơn. Về cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay khu trường B và phòng chức năng khu trung tâm đầu năm học 2016 -2017 đã được đưa vào sử dụng và đảm bảo về phòng học cho học sinh và các phòng cho cán bộ quản lý. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, bởi họ là lực lượng chính trong nhà trường hàng ngày họ trực tiếp quản lý cơ sở vật chất và việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong các lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo để chuẩn bị sẵn sàng tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Từ đó giáo viên mầm non phải có những cơ sở lý luận khoa học, phương pháp tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ có khoa học, có kiến thức kỹ năng sư phạm, có chuyên môn vững trắc đáp ứng được nhu cầu của trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ từng lứa tuổi, yêu nghề mếm trẻ có tâm huyết với nghề, coi trẻ như con đẻ của mình đúng với câu nói: “Cô giáo như mẹ hiền”. Từ câu nói đó đã đánh thức cho mỗi nhà giáo thấy được giáo viên là đối tượng chủ yếu quyết định lên sự nghiệp giáo dục, bất cứ Cán bộ quản lý nào từ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải vận dụng chăm no xây dựng, đổi mới tư duy quản lý đội ngũ giáo dạn đưa ra “Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác tham mưu về cơ sở vật chất để phục vụ, chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm non Hoàng Đan - Huyện Tam Dương – Tỉnh vĩnh phúc”. Nhằm đảm bảo cơ sở vật chất cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong năm học 2016-2017 và những năm tiếp theo. 7.4. Về quy mô trường lớp Trường mầm non Hoàng Đan nằm trong địa bàn hẹp, có 02 điểm trường trung tâm cách cách điểm lẻ 2km. Hai điểm trường đều nằm trong khu dân cư thuận tiện cho phụ huynh đưa đón trẻ đến lớp. Mạng lưới trường lớp ngày càng được phát triển mở rộng cả về số trẻ và số nhóm lớp . Cụ thể như sau: BẢNG 2 Nhà trẻ Mẫu giáo Số nhóm Số trẻ Số lớp Số trẻ Năm học 2015-2016 2 53 12 432 2016-2017 3 61 15 450 7.5. Về cơ sở vật chất Được sự quan tâm của các cấp, các ban ngành đoàn thể và sự lãnh đạo địa phương trường được xây dựng kiên cố, các phòng học sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Song các trang thiết bị phục vụ cho công tác bán trú còn nhiều vì phòng cho trẻ ăn, ngủ vẫn chung với phòng hoạt động chung còn có khó khăn chưa có phòng riêng, khu trường B chưa có nhà bếp, việc chuyển cơm còn gặp khó khăn khi nắng, mưa, cơ sở vật chất phục vụ cho trẻ bán trú tại trường còn nhiều hạn chế. BẢNG 3 Bảng biểu tuyên Năm học Phòng kiên Bếp một Nhà vệ Sân chơi truyền cố, có đồ chiều sinh có đồ chơi ngoài sân, đầy đủ đồ nhà bếp dùng phục vụ bán trú 2015-2016 6 1 9 1 20 2016-2017 18 1 18 2 40 2015- 14 14 14 14 14 14 0 0 2016 2016- 18 18 18 18 18 18 2 1 2017 7.6.Về đội ngũ giáo viên Nhà trường còn thiếu giáo viên theo quy định, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên trình độ đào tạo chưa đồng đều, đa số giáo viên trong độ tuổi sinh con, nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy cũng như làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trẻ. Đội ngũ Cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn và có uy tín với nhân dân, có trình độ trên chuẩn có lý luận chính trị, trình độ quản lý giáo dục tốt. BẢNG 7 Năm học Số lượng Trình độ Trình Trìn độ Trình độ Trình độ đại học độ cao trung TCLLCT QLGD đẳng cấp 2015-2016 3 3 0 0 3 3 2016-2017 3 3 0 0 3 3 BẢNG 8 Năm học Số lượng Trình độ đại Trình độ cao Trình độ trung học đẳng cấp 2015-2016 20 16 0 4 2016-2017 20 19 0 1 7.8. Các giải pháp thực hiện a. Công tác xây dựng kế hoạch tham mưu Xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường tham mưu với hiệu trưởng về cơ sở vật chất cho công tác bán trú, để trang bị những đồ dùng tối thiểu để phục vụ trẻ hàng ngày cho trẻ có chất lượng và hiệu quả. Công việc tiếp theo tham mưu hiệu trưởng tổ chức các cuộc họp để xin ý kiến dự thảo để chốt và công khai kế hoạch được liêm iết tại bảng thông báo nhà trường 7 ngày. - Họp ban đại diện cha mẹ học sinh - Họp phụ huynh học sinh - Xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên * Tham mưu hiệu trưởng triển khai thực hiện kế hoạch Sau khi được sự nhất trí của lãnh đạo cấp trên trong các cuộc họp hội phụ huynh học sinh, giờ đón và trả trẻ tôi cùng giáo viên các lớp tập trung tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia ủng hộ nàh trường để bếp ăn có đầy đủ đồ dùng, phục vụ trẻ ngày càng tốt hơn. Đưa nhiệm vụ tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh tham gia ủng hộ mua bổ sung đồ dùng nhà bếp vào nghị quyết họp hội đồng nhà trường, sinh hoạt tổ chuyên môn. Có đánh giá, biểu dương các lớp thực hiện tốt. * Công tác tham mưu đạt kết quả thực hiện kế hoạch như sau Hai năm học ngần đây phụ huynh học sinh đã ủng hộ nhà trường được số tiền là: 250.000.000 đ để mua bổ sung đồ dùng bán trú như: Tủ cơm, tủ xấy bát, bàn chia ăn, lán chế biến, bảng biểu, kệ treo để đồ dùng sống, máy xay thịt, xe trở cơm khu B và các đồ dùng tối tiểu khác. Đây là kết quả thực hiện theo kế hoạch đã đề ra có hiệu quả cao. b. Để làm tốt công tác tham mưu cho hiệu trưởng tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương xây thêm hoàn thiện phòng học khu B và lán chế biến, nhà chức năng khu trung tâm. Thực tế đối với nhiều trường mầm non trên địa bàn huyện Tam Dương còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay để tranh thủ sự lãnh đạo của địa phương và các ban ngành đoàn thể điều đầu tiên người phó hiệu trưởng phải xác định được đối tượng cần tham mưu, để tham mưu cho hiệu trưởng. Từ nhận thức đúng đắn về bản chất của việc tham mưu cho hiệu trưởng về công tác xã hội hoá giáo dục được xác định trong nghị quyết số 04/PQ-HN-TW ngày 14/01/1993 của ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo; Đặc biệt Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 14/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ở đâu có xã hội hoá giáo dục tốt thì ở đó có nền giáo dục phát triển tốt. Chính vì vậy chi bộ nhà trường đã tranh thủ vai trò lãnh đạo và uy tín của các đồng chí ở các địa phương, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội cùng cộng tác, hỗ trợ nhà trường trong công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nhằm tăng cường sự hỗ trợ cộng đồng trách nhiệm của mọi người dân đến việc chăm no xây dựng nhà trường. Bên cạnh đó nhà trường quán triệt tinh thần: Cán bộ, Đảng viên, giáo viên, nhân viên nâng cao nhận thức tuyên truyền tới các bậc cha mẹ trẻ, nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động phong trào do nhà trường phát động. Công tác tham mưu về xây dựng cơ sở vật chất và huy động nguồn vốn phải thật sự dân chủ hoá trong nhân dân. Thực hiện tốt việc “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Được sự ủng hộ và tin tưởng của hội cha mẹ trẻ, hàng năm lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch đưa ra bàn bạc trong cuộc họp ban đại diện cha mẹ học sinh và cuộc họp cha mẹ học sinh các nhóm, lớp được hội nghị đã thống nhất quyết định ủng hộ, dóng góp kinh phí để mua sắm bổ sung các đồ dùng, trang thiết bị cho nhà trường. Đồng thời hội nghị cũng cử ra các ông bà trực tiếp tham gia công việc mua sắm và bàn giao cho nhà trường. Các khoản thu đều được tập thể lãnh đạo và bàn bạc thống nhất công khai lên bảng thông báo nhà trường đúng thời gian liêm iết, không có ai phản đối tập thể mới bắt đầu thực hiện nhiệm vụ thu và mua bổ sung đồ dùng như: Lán chế biến, tủ cơm, máy xay thịt. bàn chia ăn cho nhà bếp. Tham mưu cho hiệu trưởng về phối kết hợp trạm y tế xã về công tác chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, hàng năm trạm y tế hỗ trợ tranh ảnh tuyên truyền cho nhà trường. Tham mưu hiệu trưởng xin cấp trên hỗ trợ đồ dùng cho các phòng học như đồ dùng cá nhân cho trẻ và đồ dùng cho nhà bếp. Kết hợp cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường ủng hộ cây xanh để trồng ngoài khuân viên nhà trường tại khu B. d. Tham mưu hiệu trưởng phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo Ngoài việc huy động nguồn vốn của cha mẹ trẻ để mua đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ nhà trường còn khai thác hết khả năng sẵn có của giáo viên như: Phát động
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_cong_ta.docx