Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi bộ trường Tiểu học Ea Bông

doc 20 trang skquanly 29/03/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi bộ trường Tiểu học Ea Bông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi bộ trường Tiểu học Ea Bông

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi bộ trường Tiểu học Ea Bông
 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi bộ trường Tiểu học Ea 
 Bông
 I. PHẦN MỞ ĐẦU 
 1. Lí do chọn đề tài
 Sinh hoạt chi bộ và chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhân tố quyết định vai 
trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, giúp đảng viên nâng cao nhận thức 
chính trị, tư tưởng và thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục của chi bộ. Nâng 
cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trực 
tiếp của tổ chức đảng, không ngừng củng cố đội ngũ đảng viên. Đây là một trong 
những biện pháp cơ bản để góp phần ổn định về tổ chức, chính trị, tư tưởng của 
tổ chức Đảng, đảng viên; đồng thời là cơ sở để giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, 
sàng lọc và phát triển đảng viên. 
 Thực tế cho thấy, ở các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên nhận thức 
vị trí, vai trò, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ thì ở cấp ủy, chi bộ đó tính 
đảng được phát huy. Vì vậy, cấp ủy phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình 
thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo hướng sát thực, hiệu quả theo 
đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa X) của Đảng về 
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ 
cán bộ, đảng viên, Chỉ thị số 10/CT-TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư về 
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. 
 Tổ chức sinh hoạt chi bộ thường kỳ nhằm nâng cao nhận thức của đảng 
viên về ý thức, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền và các 
đoàn thể ở đơn vị. Đẩy mạnh phong trào thi đua, xây dựng khối đoàn kết nội bộ, 
hạn chế, ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đảng 
viên và chi bộ.
 Tuy nhiên hiện nay chất lượng sinh hoạt của nhiều chi bộ nói chung, chi bộ 
trường tiểu học Ea Bông, xã EaBông, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk nói riêng 
còn gặp nhiều vấn đề. Tình trạng phổ biến là sinh hoạt chi bộ thất thường, nội 
dung sinh hoạt còn nghèo nàn, thiếu thiết thực, hình thức sinh họat còn đơn điệu, 
chưa thực sự trở thành nơi phát huy tính tự phê và phê bình của đảng viên, tìm 
giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị, giải quyết những vấn đề bức thiết nảy 
sinh tại cơ quan, đơn vị. Vai trò tác dụng của sinh hoạt chi bộ chưa được thể hiện 
rõ.
 Các chi bộ nơi cư trú tổ chức sinh hoạt chưa thường xuyên, nội dung sinh 
hoạt sơ sài, cách thức tổ chức chưa sâu sắc, một số đảng viên nhận thức về lý 
luận chính trị còn thấp, các lập luận chưa chặt chẽ, nghiên cứu văn bản chưa sâu 
sắc, chưa hiểu hết nội dung văn bản, truyền tải văn bản đến đảng viên còn vụng 
về, lúng túng dẫn đến hiểu sai nội dung văn bản.
 Đời sống vật chất của CBVC, đảng viên chưa cao nên kéo theo tinh thần 
không thoải mái làm ảnh hưởng đến chế độ cũng như chất lượng sinh hoạt chi 
bộ.
 Kế hoạch hoạt động chuyên môn có sự chồng chéo, trùng lặp làm ảnh 
hưởng đến thời gian sinh hoạt chi bộ.
 Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng 
cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi bộ trường tiểu học Ea Bông”, làm đề 
tài nghiên cứu cho mình.
Nguyễn Thị Xinh – Trường TH Ea Bông - 1 - Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi bộ trường Tiểu học Ea 
 Bông
chính trị ở cơ sở”. Tổ chức cơ sở Đảng là cấp tổ chức cuối cùng trong hệ thống 
tổ chức bốn cấp của Đảng, là cơ sở để xây dựng nên toàn bộ hệ thống tổ chức 
của Đảng, là cấp tổ chức sâu rộng nhất, bám sát các đơn vị cơ sở trên toàn lãnh 
thổ và các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo sự lãnh đạo của 
Đảng tới từng đảng viên, từng đơn vị cơ sở và từng người dân, là nơi trực tiếp 
thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đồng thời cũng là nơi 
kiểm nghiệm và góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển đường lối, 
chủ trương, chính sách của Đảng 
 Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung 
dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ 
trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các 
nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và 
điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ 
Hiến pháp và pháp luật.
 Tổ chức cơ sở Đảng là nơi tiến hành các họat động xây dựng nội bộ Đảng 
như: giáo dục, rèn luyện, phân công công việc, kiểm tra và quản lý, kết nạp, xem 
xét kỷ luật đảng viên và đưa người không đủ tư cách ra khỏi hàng ngũ của Đảng; 
là nơi đào tạo; rèn luyện cán bộ cho Đảng. Chi bộ, đảng bộ là nơi trực tiếp nắm 
tâm tư nguyện vọng của nhân dân phản ảnh với Đảng để Đảng đề ra đường lối, 
chính sách đúng đắn hợp lòng dân, định hướng hoạt động và uốn nắn lệch lạc 
của các tổ chức, đoàn thể ở cơ sở. Hoạt động của chi bộ, đảng bộ cơ sở ảnh 
hưởng không nhỏ đến uy tín, thanh danh của Đảng trong nhân dân. Tổ chức cơ 
sở đảng còn là nơi kiểm nghiệm, khẳng định sự đúng đắn của đường lối chính 
sách của Đảng, đóng góp cho Đảng những sáng kiến, những kinh nghiệm để 
Đảng bổ sung hoàn chỉnh đường lối chính sách và đề ra chủ trương chính sách 
đúng đắn. Phần lớn hoạt động của đảng bộ cơ sở được diễn ra ở chi bộ. Vì vậy 
chi bộ có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của Đảng bộ cơ sở. Chi bộ 
trong sạch vững mạnh thì Đảng bộ cơ sở vững mạnh và hoàn thành xuất sắc 
nhiệm vụ. Vì thế củng cố, nâng cao chất lượng các chi bộ là vấn đề thường 
xuyên, trọng yếu của các Đảng bộ cơ sở, trong đó nâng cao chất lượng sinh họat 
chi bộ là việc làm không thể thiếu.
 Sinh hoạt chi bộ là diễn đàn dân chủ phát huy tính sáng tạo của đảng viên 
để tìm chủ trương giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị. Qua sinh họat chi bộ, 
trình độ mọi mặt của đảng viên được nâng lên, từng đảng viên trưởng thành. Do 
vậy, chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố quyết định sức sống, 
sự tồn tại phát triển của chi bộ. Không tổ chức sinh họat chi bộ hoặc tổ chức sinh 
họat chi bộ nhưng chất lượng sinh hoạt thấp thì chi bộ không thể hoàn thành 
nhiệm vụ. 
 2. Thực trạng
 a. Đặc điểm tình hình
 - Tổng số Cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường là 32, Nữ: 27, Dân tộc 
thiểu số: 08, NDT: 07
 - Trong đó Giáo viên trực tiếp đứng lớp là 26 đ/c, cán bộ quản lý là 02 đ/c, 
nhân viên: 04 đ/c
Nguyễn Thị Xinh – Trường TH Ea Bông - 3 - Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi bộ trường Tiểu học Ea 
 Bông
 Một số đảng viên lập trường tư tưởng chưa vững vàng, còn nao núng ý chí, 
nghị lực, đôi lúc còn đổ lỗi cho cơ chế thị trường. Tinh thần đấu tranh tự phê và 
phê chưa cao, thiếu tính cương quyết, không mạnh dạn nói ra sự thật, hoặc chỉ 
biết thúc ép người khác nói, chưa gương mẫu trước nhân dân, chưa thực sự gần 
dân, sát dân, ít tham gia các hoạt động của địa phương nơi cư trú, nhất là trong 
công tác đóng nộp thuế và quỹ thôn buôn còn trì trễ. 
 Một số Giáo viên, nhân viên chưa thực sự nhiệt tình đối với công việc và 
nhiệm vụ được phân công.
 Đối tượng học sinh là con em người dân tộc thiểu số thường ít được cha 
mẹ quan tâm nên chất lượng học tập cũng như các phong trào hiệu quả chưa cao, 
công tác bồi dưỡng phụ đạo của nhà trường không được duy trì thường xuyên.
 Cơ sở vật chất còn thiếu nhiều phòng học, phòng chức năng nên ảnh 
hưởng không nhỏ trong việc phân công chuyên môn cũng như bố trí lớp học và 
quản lý đồ dùng dạy học của các lớp và tổ chức hội họp.
 Trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai việc thực hiện Chỉ thị, Nghị 
quyết còn lúng túng thiếu kiên quyết. Một số đảng viên chưa chủ động, tích cực 
trong công việc cũng như trong cuộc họp, ý kiến còn né tránh, nể nang, sợ va 
chạm hoặc ý kiến không đi vào trọng tâm của cuộc họp. Bên cạnh đó vẫn còn 
một vài đảng viên cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, bảo thủ, hiếu thắng làm ảnh 
hưởng không nhỏ đến tinh thần đoàn kết trong chi bộ cũng như cơ quan
 Chất lượng đội ngũ đảng viên không đồng đều, sự nhận thức về lý luận 
chính trị còn thấp,việc nghiên cứu, học tập chỉ thị, nghị quyết còn mang tính 
hình thức, chưa có chiều sâu, thiếu tính thuyết phục. 
 c. Các nguyên nhân, yếu tố tác động
 Được sự quan tâm của Đảng ủy, sự nỗ lực của cán bộ, đảng viên, giáo viên 
toàn trường, sự lãnh đạo và kiểm tra, giám sát của chi bộ đối với các đoàn thể. 
Chi bộ phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, triển khai Nghị quyết của Chi bộ phù 
hợp với tình hình đơn vị đã góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chính 
trị đạt kết quả trong nhiệm kỳ qua Chi bộ xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, 
kiện toàn củng cố bộ máy nhà trường, bố trí nhân lực các tổ chuyên môn. Tăng 
cường công tác đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới trong quản lý và hoạt 
động của các đoàn thể, huy động sức đóng góp của cha mẹ học sinh để tu sửa 
nhỏ trong nhà trường, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ các năm học.
 Đảng viên không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, 
thực hiện tốt chỉ tiêu trong công tác xây dựng Đảng. Chi bộ tổ chức tốt kế hoạch 
kiểm tra, giám sát hàng năm về đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, thực hiện 
Nghị quyết của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ được giao qua sinh hoạt Chi bộ 
định kỳ. Ngoài ra, Chi bộ còn tổ chức tốt các buổi sinh hoạt bất thường, đột xuất 
để giải quyết các vấn đề cấp bách xảy ra. Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của 
Đảng như: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25-
7-2016 của ban Chấp hành Trung ương thi hành Điều lệ Đảng; Quy định số 30-
QĐ/TW, ngày 26 – 7 – 2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương 
VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của 
Đảng Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức cho CBVC, đảng viên tiếp tục thực 
Nguyễn Thị Xinh – Trường TH Ea Bông - 5 - Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi bộ trường Tiểu học Ea 
 Bông
nhiệm vụ của chi bộ, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đảng viên và 
quần chúng.
 Trong sinh hoạt chi bộ phải thực sự mở rộng dân chủ, nhất là việc thảo 
luận, quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và trách 
nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của đảng viên, tạo được không khí cởi mở, chân 
thành để mọi cán bộ, đảng viên bày tỏ chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của 
mình; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao ý thức tổ chức kỷ 
luật đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình; Cần thực hiện tốt quy chế chất vấn 
trong Đảng theo quyết định 158 ngày 12 tháng 5 năm 2008 của Bộ Chính trị kết 
hợp với cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng Nghị quyết Trung ương IV 
khóa XI, XII của Đảng “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” 
và Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí 
Minh” tạo giải pháp đồng bộ có hiệu quả để xây dựng chi bộ thật sự trong sạch 
vững mạnh toàn diện. Thông qua sinh hoạt chi bộ hàng tháng, cấp ủy phải nắm 
được tình hình tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống và kết quả thực hiện nhiệm 
vụ đảng viên, kể cả đảng viên do cấp ủy cấp trên quản lý, kịp thời biểu dương, 
khen thưởng những đảng viên gương mẫu, có thành tích xuất sắc và giúp đỡ, 
giáo dục, xử lý những đảng viên có nhiều thiếu sót, khuyết điểm hoặc vi phạm 
nguyên tắc sinh hoạt Đảng và tiêu chuẩn đảng viên.
 Việc xác định nhiệm vụ của chi bộ trong thời gian tới cần tập trung vào các 
vấn đề trọng tâm, cụ thể, trước mắt, đồng thời phân công nhiệm vụ phù hợp với 
khả năng của từng đảng viên để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra.
 Đây là công việc của cấp uỷ Đảng mà chủ yếu là Bí thư chi bộ, phó bí thư 
chi bộ. Cộng với việc xác định rõ thời gian, địa điểm sinh hoạt, phải đầu tư 
chuẩn bị nội dung, bao gồm: Đánh giá kết quả hoạt động của chi bộ tháng trước, 
chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, so sánh với chỉ tiêu đã đề ra để xác 
định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đảng viên, chú ý phát hiện những nỗ lực 
mới, sáng tạo của đảng viên để biểu dương kịp thời và tổng kết kinh nghiệm; có 
thể đánh giá theo những công việc như: Công tác chuyên môn, công tác đảng, 
công tác đoàn thể và các công tác khácQuá trình đánh giá phải nêu được vai 
trò của cá nhân đảng viên, tổ đảng, tổ chức chuyên môn, tổ chức đoàn thể dự 
thảo đánh giá do bí thư chi bộ chuẩn bị được thông qua chi uỷ để thống nhất và 
phân công cấp uỷ triển khai trong cuộc họp cấp ủy trước khi họp chi bộ. Trong 
phần dự thảo kế hoạch công tác mới phải dựa vào các chủ trương của cấp trên, 
chức năng nhiệm vụ, tình hình cụ thể của đơn vị để hình thành các nội dung công 
tác nhằm đảm bảo tiến độ thời gian, các chỉ số cần đạt được tuỳ theo quy mô của 
đơn vị và khả năng của đảng viên.
 Ba là: Tổ chức sinh hoạt chi bộ
 Hội nghị chi bộ định kỳ thường do bí thư chi bộ chủ trì, điều hành, sinh 
hoạt chi bộ phải cử thư ký ghi chép nghị quyết, thủ tục khai mạc ngắn gọn, thông 
qua chương trình sinh hoạt trước khi vào cuộc họp. Thực hiện tốt nguyên tắc tập 
trung dân chủ, nâng cao chất lượng công tác tự phê bình và phê bình trong sinh 
hoạt. Tùy thuộc vào nội dung, hình thức sinh hoạt cụ thể để chi ủy lựa chọn 
phương pháp điều hành thích hợp, thông thường là quán triệt mục đích, yêu cầu 
Nguyễn Thị Xinh – Trường TH Ea Bông - 7 - 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc