Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-4 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-4 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-4 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ 3-4 TUỔI THEO HƯỚNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Lệ Thủy, tháng 9 năm 2018 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐƯA LÀN ĐIỆU DÂN CA - HÒ KHOAN LỆ THỦY ” VÀO TRƯỜNG HỌC Họ và tên: Lê Thị Tuyết Chức vụ: P. HT Đơn vị công tác: Trường Mầm non Ngân Thủy Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-4 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Với lứa tuổi mầm non, ngoài nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thì công tác giáo dục cũng là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục là: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Bởi vì: Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên, là nền tảng, là cơ sở ban đầu để hình thành nhân cách con người. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non có quyết định rất lớn đến chất lượng giáo dục ở những bậc học tiếp theo. Chính vì thế, trong những năm qua nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm nhiều hơn, thỏa mãn nhu cầu được vui chơi, học tập theo ý thích cá nhân góp phần hình thành nhân cách, kỹ năng sống cho mỗi đứa trẻ, các trường mầm non đã đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ và cụ thể Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư TT 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non. Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để làm được điều này, đòi hỏi nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để học, để làm, để trải nghiệm và khám phá, trẻ chủ động tư duy, chủ động suy nghĩ tìm tòi, tự khám phá sáng tạo theo khả năng nhận thức của mình. “Lấy trẻ làm trung tâm” là quan điểm thực hiện xuyên suốt, thống nhất trong mọi hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non nhằm đảm bảo việc thực hiện chương trình Giáo dục mầm non có hiệu quả, có chất lượng và tất cả trẻ được hưởng lợi từ chương trình này. Nhận thức sâu sắc được vấn đề này, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để làm tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Trên thực tiễn cho thấy trẻ lớp tôi phụ trách trẻ độ tuổi nhỏ, còn còn nhút nhát, chưa mạnh làm cơ sở, tôi còn phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của trường và lớp mình đang công tác để khai thác những cái hay, cái đẹp lồng ghép vào các nội dung giáo dục phù hợp. Để có phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, bản thân tôi cần phải biết đến vị trí, tầm quan trọng của trẻ, nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy đúng đắn và thiết kế những nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Với tầm quan trọng của đề tài và thực trạng của trường, bản thân tôi đã băn khoăn, suy nghĩ tìm ra các giải pháp phù hợp để tự bồi dưỡng cho bản thân tự tin, sáng tạo, linh hoạt hơn trong đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bản thân tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: 2.1.1 Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí phụ trách công tác chuyên môn đã góp ý, bồi dưỡng cho bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm. Nhà trường có bề dày thành tích, được nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, đồ chơi, môi trường xanh, sạch, đẹp vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc dạy trẻ 3-4 tuổi tích cực tham gia vào các hoạt động. Bản thân tôi được tham gia tập huấn do Sở, Phòng tổ chức, cập nhật đầy đủ và kịp thời các thông tin về đổi mới của cấp học mầm non, trong đó có giáo dục theo hướng “lấy trẻ làm trung tâm’. Đa số phụ huynh rất quan tâm đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đó cũng chính là những hạt nhân tốt trong công tác phối hợp với nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền thông qua các buổi họp phụ huynh. 2.1.2 Khó khăn: Trường nằm ở vùng miền núi thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, phần lớn trẻ là con em của dân tộc Vân Kiều, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, vất vả, lam lũ, việc chăm sóc, giáo dục trẻ chưa được coi trọng, nên không ít phụ huynh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo. Còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này, cho con nghỉ học tuỳ tiện, đi muộn về sớm, chưa chịu khó hướng dẫn thêm cho con ở nhà. Trẻ trong lớp tuy cùng một độ tuổi nhưng có cháu sinh đầu năm, có cháu sinh cuối năm nên trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, có trẻ được qua lớp Nhà trẻ thì hoạt động nhanh nhẹn, những cháu chưa được học qua nhà trẻ thì nhút nhát sợ sệt, chưa mạnh dạn thực hiện các nhiệm vụ cô giáo, chưa tự thực hiện các công việc đơn giản. Ví dụ: Ở lĩnh vực phát triển nhận thức, đa số bố mẹ trẻ làm nghề nông, nương rẩy, có phụ huynh không có công việc làm ăn.... Thì khi xây dựng kế hoạch tôi lựa chọn nội dung theo nghề nghiệp của bố mẹ trẻ để trẻ thích thú, dễ hiểu hơn. Khi cho trẻ làm quen với nghề nông, tôi cho trẻ kể về công việc của các cô bác nông dân để làm ra hạt lúa, củ khoai theo những gì mà trẻ biết. Sau đó, tôi cho trẻ quan sát trải nghiệm trên màn hình để trẻ tự suy nghĩ, tự khám phá. Giờ hoạt động ngoài trời, tôi cho trẻ chơi “gieo hạt” bắt chước động tác, công việc của bác nông dân Để trẻ thực sự trở thành trung tâm của việc xây dựng kế hoạch giáo dục, bản thân tôi luôn có một quan điểm xuyên suốt là hướng vào trẻ, căn cứ vào nhu cầu của trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tôi đã xây dựng kế hoạch bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và trước hết phải căn cứ vào khả năng nhu cầu học tập của trẻ. Trẻ sẽ làm được gì? Sẽ làm như thế nào? Thời gian trẻ hoàn thành công việc là bao lâu? Kế hoạch giúp trẻ đạt được những kết quả gì? Ví dụ: Mục tiêu giáo dục năm Mục tiêu tháng Mục tiêu giáo dục ngày Phát triển nhận thức Tháng 9 chủ đề Hoạt động ngoài trời “Quan “Trường Mầm non”. sát trường Mầm non của bé” Trẻ có khả năng quan Quan sát, nhận xét, kể - Kiến thức: Nhận ra tên sát, so sánh, phân loại, về một số khu vực trường, tên các khu vực trong phán đoán, chú ý ghi trong trường Mầm non khuôn viên nhà trường. nhớ có chủ định. (phòng học, vườn hoa, - Kỹ năng: Quan sát, nhận cây xanh...) xét, giới thiệu. - Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Biết chăm sóc, tưới nước, không ngắt lá, bẻ cành... 2.2. 2. Xây dựng môi trường vật chất và môi trường tinh thần thân thiện, an toàn, lành mạnh cho trẻ. Như chúng ta đã biết, việc học và việc dạy không tự nó diễn ra. Vì thế mà người giáo viên cần tạo ra các điều kiện để thực hiện. Người giáo viên cần phải suy nghĩ một cách cẩn trọng về môi trường xã hội là cách mà giáo viên tương tác với trẻ để hỗ trợ học tập. Điều này đòi hỏi phải được lập kế hoạch chi tiết, cụ thể. Thiết kế môi trường ảnh hưởng đến việc học, cách học của trẻ, cách mà giáo viên dạy. lấy trẻ làm trung tâm, tôi luôn chú ý đến việc tạo tình huống và sử dụng các câu hỏi mở để kích thích sự tò mò,tư duy của trẻ. Ví dụ: Thay bằng lối kể, trình bày giáo viên cần đặt câu hỏi, tạo tình huống như: Con nghĩ như thế nào? Làm sao con biết? Tại sao con lại nghĩ như vậy? Nếu thì sao? Theo con thì điều gì/ cái gì sẽ xảy ra nhằm gây sự kích thích, tò mò của trẻ vào giờ học. Khi tổ chức hoạt động học, bản thân tôi lựa chọn nội dung phù hợp với chủ đề, phù hợp với độ tuổi mà tôi đang phụ trách. Ví dụ: Đối với chủ đề : “Động vật sống trong gia đình” tôi lựa chọn nội dung để tổ chức hoạt động làm quen với môi trường xung quanh là: “Tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình”. Đồ dùng sinh động phù hợp với trẻ như: Hình ảnh slied động, có âm thanh, lô tô các con vật Lựa chọn câu hỏi: Đặt ít câu hỏi nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi tràn lan. Tôn trọng câu trả lời của trẻ, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Ví dụ: Con nghĩ thế nào? Làm sao con biết? Tại sao con lại nghĩ như vậy? Các góc phải được sắp xếp linh hoạt để có thể thay đổi, di dời khi cần thiết. Ví dụ: Để có thể thay đổi sự tập trung của góc phân vai nội dung hoạt động thay đổi từ trò chơi đóng vai sang trò chơi Bác sỹ khám bệnh. Công tác chuẩn bị đồ dùng phải chu đáo, màu sắc đẹp, nội dung chơi phải hấp dẫn, cô là người động viện, gợi mở cho trẻ, tạo những tình huống nảy sinh có vấn đề cho trẻ tự tìm ra cách giải quyết. Ví dụ: Ở góc chơi Bé làm nội trợ, cô giáo có thể cùng chơi và trong vai một người khách khó tính đến ăn, khách đòi hỏi món ăn ngoài dự tính của bà chủ quán. Như vậy giáo viên có thể quan sát xem thái độ, cách giải quyết của các bé ở góc này như thế nào Đối với hoạt động vui chơi ngoài trời, giáo viên cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu, giáo viên cần trò chuyện và chia sẻ ý tưởng của trẻ kích thích trẻ tư duy, trẻ có thể chủ động tích cực vui chơi, tìm tòi khám phá trải nghiệm thực hành sáng tạo. Vì thế giáo viên cần phải suy nghĩ cẩn thận về những gì họ muốn trẻ em để học và làm thế nào để điều này có thể xảy ra tốt nhất thông qua quá trình tham gia và động viên trẻ. Giáo viên cần có suy nghĩ về những kinh nghiệm và cơ hội cho trẻ tham gia khám phá và hoạt động. thụ kiến thức cho trẻ phải nắm bắt được khả năng của từng trẻ. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú ý đến từng cá nhân trẻ để có những hình thức và phương pháp phù hợp. Đối với trẻ yếu: Bản thân tôi luôn quan tâm đến trẻ như trong giờ học gọi trẻ trả lời, động viên trẻ, khen trẻ khi trẻ làm được. Với giải pháp này tôi đã thành công với cháu Hồ văn Nhất, Hồ Thị Lan, Hồ Minh Huy cháu rất rụt rè, nhút nhát tôi luôn gần gũi và tạo sự thoải mái đối với trẻ. Khi trẻ trả lời và làm được những yêu cầu đưa ra tôi kịp thời động viên trẻ, được khen ngợi trẻ rất hứng thú và thực hiện tốt mong muốn của cô. Đối với trẻ giỏi: Tôi luôn đặt những câu hỏi, những tình huống khó hơn để trẻ phát huy tối đa tính tích cực sáng tạo của bản thân. Khi trẻ thực hiện được bản thân tôi kịp thời khen trẻ như: trẻ Nguyễn Vân Anh; Hồ Thị Thắm; Trần Văn Khang.. Để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ và đáp ứng mục tiêu giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, trong quá trình trẻ ở trường mầm non, giáo viên cần phát huy cao độ tính tự lập tự chủ động tham gia trong mọi hoạt động mặc dầu qua hoạt động đó chưa đem lại kết quả cụ thể song ẩn trong đó là sự phát triển về tâm sinh lý của trẻ. 2.2.5 Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh. Thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ đạo của nhà trường, đầu năm học tôi triển khai họp phụ huynh để bàn và thống nhất với cha mẹ trẻ về nội dung và hình thức, biện pháp giáo dục trẻ trong từng giai đoạn và cả năm. Lập kế hoạch phối hợp với phụ huynh cụ thể ngay từ đầu năm học. Ví dụ: Vào đầu năm học, cô giáo thông báo với phụ huynh của lớp về nội quy như sau: Động viên con đi học đều, đưa đón con đúng giờ quy định. Ghi rõ tên con vào các đồ dùng riêng, ba lô, dày dép, mũ...quan tâm và dạy dỗ con những nề nếp, thói quen văn minh, lịch sự: Chào hỏi, biết cám ơn, xin lỗi, biết vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường. Đóng góp các khoản kinh phí theo quy định. Tổ chức hợp với cha mẹ của lớp theo định kỳ, Trong buổi họp giáo viên thông báo cụ thể về nội dung hoạt động của lớp, trao đổi với cha mẹ về kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, tuyên truyền kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ, giải đáp những thắc mắc cho cha mẹ trẻ khi cần thiết. Phối hợp trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ hàng ngày trong giờ đón và trả trẻ. Cô thông báo nhanh về tình hình của trẻ trong ngày, hỏi han về tình hình của trẻ ở nhà, nghe cha mẹ trao đổi những điều cần chú ý của mỗi trẻ. Trong lớp giáo viên chủ động xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với cha mẹ và các thành viên khác
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc